Bảng 7: Các mức xếp hạng khách hàng theo hệ thống XHTDNB
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
− Tính tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế sẽ làm cho nợ xấu gia tăng. Hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng cao, buộc ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, khiến chon guy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên.
− Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập
Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. CIC của NHNN đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về hoạt động tín dụng nhưng chưa phải cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp độc lập. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng.
− Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém thiếu minh bạch
Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so vối vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, rõ rang, chính xác các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, các văn bản mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng còn mang nặng tính hình thức, các báo cáo phân tích của các cán bộ ngân hàng từ các số liệu đó sẽ thiếu tính xác thực.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
− Quy trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng chủ yếu vẫn thực hiện thủ công. − Tình trạng hình thức hóa TSĐB còn phổ biến. Trong quá trình thẩm định dự án/ phương án đầu tư đôi khi cán bộ tín dụng còn quá quan trọng vai trò của TSĐB khi xem xét cho vay.
− Đội ngũ cán bộ Ngân hàng còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tín dụng, chưa nắm bắt tất cả các nội dung quy trình tín dụng mới, điều này có thể dẫn tới nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.
CHƯƠNG 3