HỆ THỐNG PHÒNG BAN TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO: PHÒNG

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex (2) (Trang 56 - 66)

3. Theo loại tiền

HỆ THỐNG PHÒNG BAN TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO: PHÒNG

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG, PHÒNG QLRR THỊ TRƯỜNG, PHÒNG QLRR TÁC NGHIỆP, PHÒNG GIÁM SÁT VÀ THU HỒI NỢ, PHÒNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG CÁC CẤP KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ TẠI CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH CÙNG CÁC CHỐT KIỂM SOÁT TẠI TỪNG QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP

Khối quản lý rủi ro:

Là đơn vị độc lập về chức năng và cơ cấu hoạt động trong Ngân hàng, thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về quản lý và kiểm soát rủi ro, báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc. Khối quản lý Rủi ro chịu trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc những vấn đề liên quan đến công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của PG Bank, xây dựng các chính sách quản lý và kiểm soát rủi ro, hỗ trợ việc xác định rủi ro và đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro trong quá trình xây dựng các quy trình, quy chế, phát triển sản phẩm mới của các khối phòng ban kinh doanh, triển khai, thực hiện và duy trì cơ cấu quản lý rủi ro một cách toàn diện và thống nhất để xác định, đo lường, tổng hợp, quản lý, giám sát, kiểm soát và báo cáo về rủi ro.

Các cấp quản lý, kiểm soát trực thuộc các đơn vị kinh doanh trực tiếp:

Thực hiện kiểm soát, rà soát và báo cáo về rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ở phạm vi chi nhánh: Bộ phận Khối QHKH Khối quản lý Chức năng bán hàng Chức năng quản lý tín dụng

(1) – Khối quan hệ khách hàng: Phòng quan hệ khách hàng

Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ…); chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.

Công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, TSĐB nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý; phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện XHTDNB cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng RRTD; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định; tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.

(2) – Khối quản lý tín dụng:

Là bộ phận cấp giới hạn tín dụng khách hàng, mức tại chi nhánh là thấp nhất thường chỉ được giải quyết trực tiếp đối với khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dùng. Vượt mức chi nhánh, quản lý rủi ro chi nhánh trình lên quản lý rủi ro khu vực và cuối cùng vượt mức khu vực, quản lý rủi ro khu vực sẽ đệ trình lên quản lý rủi ro hội sở chính.

Công tác quản lý RRTD: Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý RRTD; trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng; phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh.

2.2.2.2. Chính sách và quy trình tín dụng

a. Chính sách tín dụng:

Từ những rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh những năm qua, hiện nay, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đang thực hiện: tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế, với một số định hướng cơ bản sau:

− Tiếp tục tăng cường quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng an toàn, tập trung vào các dự án thật sự khả thi và hiệu quả, đồng thời với việc tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn.

− Tiếp tục đầu tư, cấp tín dụng cho các doanh nghiệp thuộc các cổ đông lớn và truyền thống như… các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi ngành kinh tế, chú trọng tới các doanh nghiệp xây dựng công nghiệp và dân dụng. Chú trọng công tác thẩm định tín dụng và nâng tỷ lệ cho vay có đảm bảo để tăng trách nhiệm của khách hàng cũng như hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Phối kết hợp các dịch vụ ngân hàng đồng bộ để nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời tăng cường khả năng thu hồi nợ.

− Tăng cường các giải pháp marketing, phát triển thương hiệu.

− Để đạt được những định hướng đề ra, Ngân hàng đã xây dựng chính sách tín dụng bao gồm: quy định về giới hạn tín dụng, tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, thẩm quyền phán quyết bao gồm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quyền ra quyết định tín dụng, thẩm quyền kí kết hợp đồng tín dụng, các thẩm quyền này được phân theo từng cấp bậc trong Ngân hàng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy chế bảo lãnh, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng, các quy định cho vay, quy định đảm bảo tiền vay, quy định miễn, giảm lãi..

b. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng tại ngân hàng được diễn ra gồm những bước sau: 1. Thẩm định và xét duyệt tín dụng

− Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khách hàng: Do các chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện.

− Thẩm định tín dụng: Chuyên viên quan hệ khách hàng sau khi tiếp nhận hồ sơ khách hàng và xem xét thấy phù hợp với chính sách và quy định của PG Bank thì sẽ tiến hành thu thập thông tin, đánh giá chung về khách hàng, thẩm định tín dụng và chấm điểm tín dụng khách hàng.

Thẩm định tín dụng bao gồm:

+ Thẩm định khách hàng vay vốn

+ Thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng

+ Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng

Bộ phận quản lý tín dụng phối hợp với chuyên viên QHKH cùng định giá tài sản đảm bảo trong quá trình thực hiện thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo để việc đánh giá được chính xác, khách quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thẩm định tín dụng của CV QHKH phải được lập thành Báo cáo thẩm định.

Sau khi lập xong Báo cáo thẩm định, CV QHKH chuyển Báo cáo thẩm định và hồ sơ vay vốn kèm theo cho lãnh đạo phòng kinh doanh thực hiện kiểm soát nội dung thẩm định tín dụng.

− Kiểm soát việc thẩm định tín dụng: Lãnh đạo Phòng kinh doanh thực hiện kiểm soát lại nội dung phân tích tín dụng của CV QHKH. Sau khi kiểm soát, tùy theo khoản vay thuộc điều kiện nào mà sẽ có bước thực hiện tiếp:

+ Điều kiện 01: Khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của Giám đốc, PGĐ chi nhánh mà không phải có ý kiến thẩm định rủi ro độc lập thì sau khi Lãnh

đạo Phòng kinh doanh kiểm soát xong sẽ chuyển Báo cáo thẩm định cho Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh phê duyệt

+ Điều kiện 02: Khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của Giám đốc, PGĐ chi nhánh phải có ý kiến thẩm định rủi ro độc lập, thì Lãnh đạo phòng kinh doanh sau khi kiểm soát nội dung thẩm định tín dụng của CV QHKH, chuyển sang Phòng QLRRTD, Phòng QLRRTD kiểm soát lại nội dung thẩm định, có ý kiến thẩm định rủi ro độc lập và chuyển lại hồ sơ vay vốn của khách hàng cho Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh phê duyệt.

+ Điều kiện 03: Khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, thì lãnh đạo Phòng kinh doanh chuyển cho Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh tiếp tục thực hiện việc kiểm soát nội dung thẩm định tín dụng của CVQHKH, ký đề xuất tín dụng sau đó chuyển sang phòng QLRRTD. Phòng QLRRTD kiểm soát lại nội dung thẩm định, có ý kiến thẩm định rủi ro độc lập và chuyển tiếp hồ sơ vay của khách hàng cho cấp lãnh đạo phê duyệt.

− Thẩm định rủi ro độc lập: Chức năng thẩm định rủi ro độc lập thuộc Phòng QLRRTD. CV QLRRTD thực hiện việc thẩm định rủi ro độc lập, đưa ra ý kiến về khoản vay sau đó trình lên Giám đốc, phó giám đốc chi nhánh, hoặc Toongt giám đốc, phó tổng giám đốc, HĐTD HO, tùy theo khoản vay thuộc điều kiện nào.

− Phê duyệt:

 Giám đốc chi nhánh: Phê duyệt các khoản tín dụng có giá trị cao nhất là 2 tỷ.

 Các phó tổng giám đốc: Phê duyệt các khoản tín dụng từ 2 tỷ - 4 tỷ  Các khoản tín dụng có giá trị > 4 tỷ phải trình Tổng giám đốc xem

2. Thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng − Lập thông báo tín dụng

− Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ khoản vay − Soạn thảo các hợp đồng, văn bản

− Hoàn thiện hồ sơ, chuyển hồ sơ, tài liệu cho khách hàng − Cấp CIF, mở tài khoản cho khách hàng

− Ký kết các hợp đồng, văn bản:

 Phòng quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục, ký kết các hợp đồng và giấy tờ khác có liên quan.

 Đối với các hợp đồng thế chấp, cầm cố, sau khi được ký kết và nhận các hồ sơ từ khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ quản lý tín dụng chịu trách nhiệm đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên.

3. Giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng

− Hoàn thiện hồ sơ giải ngân, lập tờ trình giải ngân − Kiểm soát hồ sơ giải ngân

− Ký duyệt tờ trình giải ngân, giấy nhận nợ − Kiểm soát và hạch toán giải ngân

− Chuyển tiền giải ngân cho khách hàng − Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay:

 Kiểm tra về việc: Khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích, có thực hiện đúng và nghiêm túc, đầy đủ các quy định/ cam kết nêu tại hợp đồng tín dụng, các dấu hiệu bất thường khác liên quan tới tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng, các ý kiến đề xuất…

 Trong trường hợp phát hiện có dầu hiệu rủi ro, cán bộ quan hệ khách hàng chủ động đề xuất các biện pháp thực hiện và trình cấp trên xem xét.

 Tất cả các cán bộ tham gia trong quy trình tín dụng đều có nhiệm vụ và trách nhiệm hỗ trợ bộ phận quan hệ khách hàng trong việc phát hiện dấu hiệu rủi ro.

 Xử lý khi có dấu hiệu rủi ro: Ngay khi phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, cán bộ có liên quan cần phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi của khoản vay để từ đó đề xuất hoặc bổ sung các biện pháp xử lý sao cho phù hợp.

4. Thu hồi nợ gốc, lãi vay và thanh lý hợp đồng tín dụng

− Thu hồi nợ gốc, lãi vay: Bộ phận Quan hệ khách hàng sẽ thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí đúng hạn và đầy đủ. Việc thu nợ có thể tiến hành theo 2 cách: tự động hoặc thủ công. Nếu là thu nợ thủ công thì sẽ có sự tham gia thêm của bộ phận hỗ trợ tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Thanh lý hợp đồng và giái chấp TSĐB.

2.2.2.3. Các mô hình đo lường rủi ro đang được sử dụng

PG Bank thực hiện triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường RRTD. Chương trình đã đem lại nhiều lợi ích trong việc ra quyết định phê duyệt tín dung, quản lý rủi ro của PG Bank. Hệ thống XHTDNB được coi là yếu tố cốt lõi trong chính sách quản lý RRTD.

Hệ thống này giúp Ngân hàng có thể kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối quan hệ với quy mô khách hàng. Nó chính là cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định tín dụng, định giá khoản vay.

Theo hệ thống này, Ngân hàng thực hiện xếp hạng với mỗi khách hàng thông qua việc chấm điểm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính có tính đến các yếu tố ảnh hưởng như: quy mô hoạt động; ngành nghề hoạt động; loại hình sở hữu của khách hàng....

14 chỉ tiêu tài chính trong hệ thống XHTDNB tại PG Bank:

+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: (1) Khả năng thanh toán hiện hành, (2) Khả năng thanh toán nhanh, (3) Khả năng thanh toán tức thì.

+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động: (4) Vòng quay vốn lưu động, (5) Vòng quay hàng tồn kho, (6) Vòng quay khoản phải thu, (7) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

+ Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn: (8) Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản, (9) Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu.

+ Nhóm chỉ tiêu thu nhập: (10) Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần, (11) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần, (12) ROE, (13) ROA, (14) EBIT/ Chi phí lãi vay. Một số chỉ tiêu phi tài chính như là: uy tín trong quan hệ tín dụng, mức độ đảm bảo bằng tài sản, mức độ quan hệ với PG Bank, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh,… Các chỉ tiêu phi tài chính này sẽ được Chi nhánh theo dõi để chấm điểm trong một thời kỳ dài.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo từng nhóm dưới đây:

Bảng 6: Điểm tổng hợp dùng để phân loại khách hàng

Tổng điểm cuối cùng Xếp loại

> 92,3 AAA 84,8 - 92,3 AA 77,2 - 84,7 A 69,6 - 77,1 BBB 62,0 - 69,5 BB 54,4 - 61,9 B 46,8 - 54,3 CCC 39,2 - 46,7 CC 31,6 - 39,1 C <31,6 D

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex (2) (Trang 56 - 66)