Tình hình sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng hệ thống kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (Trang 42)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh

Nhìn vào Bảng 2.1 ở dưới đây, chúng ta thấy được kết quả đạt được của Công ty trong 3 năm gần đây năm 2011, 2012, 2013 là khá tốt.

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Công ty năm 2011, 2012, 2013 Tỷ lệ chênh lệch (%)

STT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

2012/2011 2013/2012

1 Vốn điều lệ tỷ đồng 415,51 415,51 415,51 0 0 2 Kinh doanh điện tỷ đồng 15,22 57,37 40,58 276,94 -29,26 3 Kinh doanh khác tỷ đồng 74,56 61,24 56,58 -17,86 -7,61 4 Tổng LN trước thuế tỷ đồng 89,78 137,42 97,54 53,06 -29,02 5 Thuế TNDN tỷ đồng 23,75 37,93 23,27 59,70 -38,65 6 LN sau thuế tỷ đồng 66,03 99,50 72,04 50,69 -27,59

7 Cổ tức % 12 14 14 16,67 0

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013 của KHP).

Năm 2012 có kết quả khả quan hơn năm 2011 khi lợi nhuận trước thuế đạt 137,42 tỷ đồng, năm 2011 đạt 89,78 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước thuế của năm 2012 tăng 47,64 tỷ đồng tương đương tăng 53,06 % so với năm 2011 mặc dù lợi nhuận từ hoạt động sản xuất khác giảm do Công ty thiếu vốn. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty tăng nhiều là do: giá bán điện bình quân năm 2012 thực hiện 1.444,11 đồng/kwh tăng 58,11 đồng so với kế hoạch và tăng 143,839 đồng/kwh (tăng 11,06%) so với năm 2011.

Năm 2013 có kết quả lợi nhuận trước thuế đạt 97,54 tỷ đồng, năm 2012 đạt 137,42 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước thuế của năm 2013 giảm 39,88 tỷ đồng tương đương giảm 29,02 % so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty giảm là do lợi nhuận từ hoạt động SXKD điện giảm 16,79 tỷ đồng tương đương giảm 29,26% xuất phát từ việc giá mua điện tăng 166,05 đồng/kwh so với năm 2012, tương đương tăng 11,84% nhưng giá điện đầu ra chỉ tăng 10,71%. Nhìn chung lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 27,46 tỷ đồng so với năm 2012 tương đương giảm 27,59% nhưng Công ty vẫn thực hiện tốt việc giảm tỷ lệ tổn thất điện, các biện pháp áp giá bán điện, thay thế công tơ điện tử ba giá, tạo thuận lợi cho các phụ tải sớm đi vào hoạt động… đồng thời kết hợp công tác thay công tơ, biến dòng (TI), biến áp (TU) định kỳ cùng với việc đẩy mạnh công tác kiểm tra áp giá điện đã làm tăng giá bán điện lên 154,75 đồng/kwh tương đương tăng 10,71%, góp phần làm Công ty làm ăn có lợi nhuận sau thuế là 72,04 tỷ đồng.

2.1.5 Đặc thù quản lý

Đặc thù quản lý đề cập tới quan điểm khác nhau trong điều hành hoạt động Công ty của các nhà quản lý. Các quan điểm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, các quy định và các quyết định của lãnh đạo.

KHP có đặc điểm là một Công ty Cổ phần nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ 51,53% vốn điều lệ Công ty. Chính vì vậy, hiện nay Công ty vẫn chịu sự chi phối về giá mua, giá bán, các chiến lược phát triển cũng như một số mặt hoạt động khác của EVN và EVNCPC. Do đó, các hoạt động của Công ty đều có sự giám sát, đánh giá, định hướng phát triển theo chủ trương của EVNCPC.

Trong Công ty, tất cả các hoạt động nghiệp vụ phát sinh đều có các quy định, quy trình thủ tục rõ ràng. Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008. Vì vậy, quá trình điều hành của ban lãnh đạo Công ty được thực hiện một cách thông suốt từ trên xuống: Tổng giám đốc Công ty phân công chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho Giám đốc các đơn vị Điện lực trực thuộc, trưởng các phòng ban chức năng Công ty. Để thực hiện các chủ trương, chính sách của Công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc, trưởng các phòng ban chức năng Công ty lại trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các nhân viên cấp dưới và cứ như vậy toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty đều phải đáp ứng yêu cầu của công việc và dưới sự điều hành của cấp quản lý cao hơn.

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra và thực thi nghiêm túc các nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện nhằm tạo ra không khí làm việc lành mạnh, nghiêm túc, khẩn trương, làm gia tăng hiệu quả công việc cũng như tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý.

Với các đặc điểm trên của Công ty đã thể hiện việc cung cấp thông tin thích hợp của cán bộ công nhân viên để ban lãnh đạo Công ty kịp thời ra quyết định điều hành Công ty đạt được mục tiêu đề ra là rất quan trọng.

2.1.6 Tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy tổ chức của Công ty được xây dựng một cách hợp lý sẽ góp phần vào việc điều hành Công ty của Ban lãnh đạo hiệu quả. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các nội qui, quyết định và triển khai, kiểm tra giám sát việc thực hiện một cách có hệ thống.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG KẾ TOÁN TRƯỞNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ KINH DOANH KHỐI PHÒNG BAN CHỨC NĂNG ĐIỆN LỰC VĨNH HẢI PHÓ TGĐ ĐẦU TƯ PHÓ TGĐ KỸ THUẬT – SX KHỐI ĐIỆN LỰC KHỐI CÁC ĐƠN VỊ PHỤ TRỢ ĐIỆN LỰC TRUNG TÂM NHA TRANG ĐIỆN LỰC VĨNH NGUYÊN ĐIỆN LỰC NINH HÒA ĐIỆN LỰC CAM RANH – KHÁNH SƠN ĐIỆN LỰC DIÊN KHÁNH – KHÁNH VĨNH ĐIỆN LỰC CAM LÂM P3. PHÒNG TỔ CHỨC – LAO ĐỘNG P1. VĂN PHÒNG CÔNG TY P2. PHÒNG KẾ HOẠCH P4. PHÒNG KỸ THUẬT-AT-BHLĐ P5. PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P6. PHÒNG VẬT TƯ – VẬN TẢI P7. PHÒNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG P8. PHÒNG ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN–THÍ NGHIỆM TRUNG TÂM TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN P10. PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN P9. PHÒNG KINH

DOANH ĐIỆN NĂNG

P11. PHÒNG KIỂM TRA – GS MBĐ ĐIỆN LỰC

VẠN NINH

BAN KIỂM SOÁT

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức KHP

Nguồn: http://khpc.com.vn Hiện nay, cơ cấu tổ chức Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc điều hành, 03 Phó Tổng Giám đốc, 08 Điện lực trực thuộc, 11 phòng ban chức năng, 03 xí nghiệp, 01 Trung tâm Tư vấn xây dựng điện.

Đại hội đồng cổ đông:

Theo điều 13, điều lệ Công ty, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định định hướng phát triển ngắn, dài hạn, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông họp mỗi năm một lần, thông qua các báo cáo tài chính năm và dự toán cho năm tài chính kế tiếp.

Theo điều 14 của điều lệ Công ty Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông: - Đại hội đồng cổ đông thường niên có quyền thảo luận và thông qua: Báo cáo tài chính năm được kiểm toán; báo cáo của Hội đồng quản trị; báo cáo của Ban kiểm soát; kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty.

- Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường thông qua quyết định về các vấn đề sau: Thông qua các báo cáo tài chính năm; mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật DN và các quyền gắn liền với loại cổ phần đó.

Hội đồng quản trị:

Theo điều 24 của Điều lệ Công ty, tổng số thành viên HĐQT độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba (1/3) tổng số thành viên HĐQT. Như vậy, hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng Quản trị. Hội đồng Quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại, HĐQT của Công ty gồm 5 thành viên: 01 Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty, 04 Ủy viên.

Theo điều 25 của điều lệ Công ty, các vấn đề sau đây phải được Hội đồng quản trị phê chuẩn:

- Thành lập chi nhánh hoặc các văn phòng đại diện của Công ty; - Thành lập các Công ty con của Công ty;

- Trong phạm vi quy định tại Khoản 2 Điều 108 của Luật DN và trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 120 Luật DN phải do Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn, Hội đồng quản trị tùy từng thời điểm quyết định việc thực hiện, sửa đổi và huỷ bỏ các hợp đồng lớn của Công ty (bao gồm các hợp đồng mua, bán, sáp nhập, thâu tóm Công ty và liên doanh);

- Chỉ định và bãi nhiệm những người được Công ty uỷ nhiệm là đại diện thương mại và Luật sư của Công ty;

- Việc vay nợ và việc thực hiện các khoản thế chấp, bảo đảm, bảo lãnh và bồi thường của Công ty;

- Các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông và/hoặc Hội đồng quản trị thông qua, hoặc nằm trong kế hoạch nhưng vượt quá 10% giá trị kế hoạch;

- Việc mua hoặc bán cổ phần của những Công ty khác được thành lập ở Việt Nam hay nước ngoài;

- Việc định giá các tài sản góp vào Công ty không phải bằng tiền liên quan đến việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu của Công ty, bao gồm vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và bí quyết công nghệ;

- Việc Công ty mua hoặc thu hồi không quá 10% mỗi loại cổ phần;

- Các vấn đề kinh doanh hoặc giao dịch mà Hội đồng quyết định cần phải có sự chấp thuận trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình;

- Quyết định mức giá mua hoặc thu hồi cổ phần của Công ty.

Với bộ máy hội đồng quản trị có năng lực chuyên môn cao và trong số đó chỉ có 1 người là thành viên kiêm nhiệm vừa là Tổng giám đốc Công ty, vừa là thành viên hội đồng quản trị, chiếm 1/5 tổng số thành viên, còn lại các thành viên độc lập chiếm 4/5 tổng số thành viên

Ban kiểm soát:

Theo điều 35 của điều lệ Công ty, số lượng thành viên Ban kiểm soát của Công ty là ba (03) thành viên. Các thành viên Ban kiểm soát không phải là người trong bộ phận kế toán, tài chính của Công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của Công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát phải có ít nhất một (01) thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Các thành viên Ban kiểm soát không phải là người có liên quan với các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác của Công ty. Ban kiểm soát phải họp tối thiểu hai (02) lần một năm. Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.

Ban Tổng giám đốc:

Gồm 04 thành viên: 1 Tổng giám đốc và 3 Phó Tổng giám đốc. Theo điều 30 của điều lệ Công ty, Tổng giám đốc là người điều hành toàn bộ hoạt động SXKD của

Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao:

- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua;

- Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động SXKD thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;

- Kiến nghị số lượng và các loại cán bộ quản lý mà Công ty cần tuyển dụng để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm nhằm thực hiện các hoạt động quản lý tốt theo đề xuất của Hội đồng quản trị, và tư vấn để Hội đồng quản trị quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý;

- Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ;

- Vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, Tổng giám đốc điều hành phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính năm (05) năm;

- Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua;

- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty;

- Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng quý của Công ty (sau đây gọi là bản dự toán) phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng quý của Công ty theo kế hoạch kinh doanh.

- Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Tổng giám đốc điều hành theo pháp luật.

Phó Tổng giám đốc: Công ty có 03 (ba) Phó Tổng giám đốc

theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nhiệm vụ được phân công và giao quyền. Phó Tổng giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo đề nghị của Tổng Giám đốc Công ty.

Kế toán trưởng Công ty:

Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám Đốc, giúp Tổng Giám Đốc Công ty chỉ đạo thực hiện công tác tài chính – kế toán trong toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc và trước pháp luật về các nghiệp vụ kế toán theo qui định của pháp luật.

Các phòng ban chức năng Công ty:

- Nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chương trình công tác cụ thể để thực hiện tốt nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Hội đồng quản trị Công ty đề ra.

- Quản lý và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các bộ phận, các đơn vị trực thuộc Công ty các nội dung công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ do Phòng phụ trách.

- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh ở các đơn vị thuộc Công ty, kịp thời phát hiện những sai sót (nếu có) để đề ra biện pháp khắc phục.

- Định kỳ tham mưu cho Công ty tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về lĩnh vực công tác của Phòng phụ trách nhằm phát huy những đơn vị, cá nhân làm tốt và chỉ ra biện pháp khắc phục đối với những đơn vị, cá nhân làm chưa tốt.

- Tham gia vào các Hội đồng, Ban, Tổ công tác, Tổ chuyên gia do Lãnh đạo Công ty quyết định thành lập. Các Phòng của Công ty có quan hệ bình đẳng, hợp tác chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung của Công ty. Những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ chính của Phòng nào thì Phòng đó chủ động tổ chức thực hiện. Khi cần có sự phối hợp với các Phòng khác thì đề xuất yêu cầu, bàn bạc trao đổi với các Phòng khác để có sự tham gia phối hợp, nhằm tránh trường hợp giải quyết công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng hệ thống kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)