Nội dụng kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng hệ thống kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (Trang 33)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.4.2 Nội dụng kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin

Việc ra quyết định là một trong các chức năng cơ bản của nhà quản lý, nhà quản lý nào có được thông tin nhanh và khoa học thì sẽ chiếm được lợi thế.

Sau khi đã xử lý và phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan đến các chỉ tiêu quản lý, KTQT phải đảm bảo cung cấp thông tin cho nhà quản lý theo từng tình huống cụ thể, nhận xét, đánh giá nguyên nhân và trình bày kiến nghị cho từng phương án giúp nhà quản lý có cơ sở tin cậy cho việc ra các quyết định kinh tế.

Việc quyết định phương án tối ưu thuộc thẩm quyền của người lãnh đạo cao nhất trong DN. Tuy nhiên, họ phải tham khảo các ý kiến khác nhau đã được trình bày trong báo cáo KTQT và các tờ trình phương án kinh doanh của các bộ phận quản lý, tư vấn Công ty. Vì vậy, lựa chọn phương án đúng hay sai phụ thuộc nhiều vào quá trình thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin của KTQT.

1.2.4.3 Nội dung kế toán quản trị trong phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (C-V-P) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng tiêu thụ, chi phí khả biến và chi phí bất biến và kết cấu sản phẩm, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó tới lợi nhuận của Công ty, là cơ sở đưa ra các quyết định như: thay đổi mức sản lượng tiêu thụ để đạt mức lãi như mong muốn, giảm tổn thất, tiết kiệm chi phí …

Nội dung phân tích C-V-P gồm: - Phân tích điểm hòa vốn.

- Phân tích mức sản lượng cần thiết để đạt mức lợi nhuận mong muốn. - Xác định giá bán sản phẩm với mức sản lượng, chi phí và lợi nhuận mong muốn. - Phân tích ảnh hưởng của giá bán đối với lợi nhuận theo các thay đổi dự tính về biến phí và định phí.

Để phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận, kế toán thường sử dụng các công cụ sau:

- Số dư đảm phí: là phần chênh lệch giữa doanh thu với biến phí SXKD. Chỉ tiêu số dư đảm phí có ý nghĩa trong việc vận dụng phân tích mối quan hệ C-V-P. Số dư đảm phí trước hết dùng để trang trải định phí phần còn lại là lợi nhuận thuần của DN. Nó thể hiện phần đóng góp của bộ phận sản phẩm tạo nên lợi nhuận. Bộ phận nào có số dư đảm phí lớn sẽ có khả năng đóng góp nhiều hơn vào việc gia tăng lợi nhuận.

- Tỉ số dư đảm phí: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ bằng số tương đối quan hệ tỷ lệ số dư đảm phí với doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán. Khi đạt mức sản lượng trên điểm hòa vốn, doanh thu tăng lên, lợi nhuận sẽ tăng lên một mức bằng tỷ lệ số dư đảm phí với doanh thu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng hệ thống kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)