Nội dung xây dựng dự toán tổng thể của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng hệ thống kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (Trang 25)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2.3 Nội dung xây dựng dự toán tổng thể của Doanh nghiệp

Dự toán tổng thể là tổ hợp của nhiều dự toán của mọi hoạt động của DN, có liên hệ với nhau trong một thời kỳ nào đó. Dự toán tổng thể có thể lập cho nhiều chu kỳ như tháng, quý, năm. Hình thức và số lượng các dự toán thuộc dự toán tổng thể tùy thuộc vào từng loại hình DN.

Dự toán tổng thể bao gồm hai phần chính: Dự toán hoạt động và dự toán tài chính. Dự toán hoạt động là dự toán phản ánh mức độ thu nhập và chi phí đòi hỏi mục tiêu lợi nhuận. Dự toán tài chính là dự toán phản ánh tình hình tài chính theo dự kiến và cách thức tài trợ cần thiết cho các hoạt động đã lập dự toán. Mỗi loại dự toán bao gồm nhiều dự toán bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau.

Dự toán hoạt động bao gồm:

- Dự toán tiêu thụ: Là dự toán được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toán còn lại. Tiêu thụ được đánh giá là khâu thể hiện chất lượng hoạt động của DN.

Dự toán

Doanh thu =

Dự toán sản

phẩm tiêu thụ × Đơn giá bán theo dự toán - Dự toán sản xuất: Căn cứ vào dự toán tiêu thụ, lập dự toán sản xuất.

động SXKD của DN.

- Dự toán chi phí NVLTT: Là toàn bộ chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, công cụ, … (gọi chung là chi phí vật tư) sử dụng thực tế cho hoạt động SXKD của DN. Chi phí vật tư được xác đinh trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và giá vật tư. Để lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định:

+ Mức tiêu hao vật tư.

+ Giá vật tư: Giá vật tư dùng để hạch toán và xác định chi phí vật tư là giá thực tế bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có vật tư ở địa điểm và trạng thái sẳn sàng sử dụng.

- Dự toán chi phí NCTT: Căn cứ trên dự toán sản xuất. Nhu cầu lao động trực tiếp phải được tính đúng và đủ đối với nhu cầu sản xuất. Mục tiêu cơ bản của dự toán chi phí NCTT là duy trì lực lượng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất tránh lãng phí sử dụng lao động. Dự toán lao động còn là cơ sở DN lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong quá trình hoạt động sản xuất.

Để lập dự toán này DN phải dựa vào số lượng công nhân, quỹ lương, cách phân phối lương và nhiệm vụ của DN. Khi lập dự toán chi phí NCTT DN cần xây dựng: Đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở bảo đảm các khoản chi phí, các khoản nộp ngân sách và có lợi nhuận. Định mức lao động để sản xuất sản phẩm, tiền công cho từng giờ lao động hoặc từng sản phẩm nếu DN trả lương cho từng sản phẩm.

- Dự toán chi phí SXC: Chi phí SXC là chi phí sản xuất liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất, phát sinh trong DN, chi phí này bao gồm cả yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định. Do vậy khi xây dựng dự toán phải dựa trên hai yếu tố biến phí và định phí SXC, căn cứ trên đơn giá phân bổ kế hoạch chi phí SXC và mức hoạt động kế hoạch.

Dự toán chi phí SXC = Dự toán định phí SXC + Dự toán biến phí SXC

- Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN: Bao gồm những khoản chi phí ước tính sẽ phát sinh trong kỳ dự toán ở khâu bán hàng và quản lý DN.

Dự toán chi phí bán hàng = Dự toán định phí bán hàng + Dự toán biến phí bán hàng

Dự toán chi phí QLDN = Dự toán định phí

QLDN +

Dự toán biến phí QLDN - Dự toán tài chính bao gồm:

+ Dự toán tiền mặt: Là bản dự toán chi tiết các dòng thu và dòng chi trong mối quan hệ doanh thu và khoản mục vốn.

+ Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày các khoản doanh thu và chi phí dự kiến trong kỳ dự toán.

+ Dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cung cấp các thông tin các nguồn tạo ra tiền và nguồn sử dụng tiền dự kiến của hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong kỳ dự toán.

+ Dự toán bảng cân đối kế toán: Trình bày các số dư cuối kỳ của tài sản, công nợ và vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng hệ thống kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)