7. Kết cấu của đề tài
3.3 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận để phục vụ cho việc ra
việc ra quyết định.
Tại Công ty việc tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định mới chỉ dừng lại ở việc phân tích báo cáo tài chính dựa trên các thông tin do kế toán tài chính cung cấp nhưng chưa giúp được doanh nghiệp trong việc hỗ trợ cho các nhà quản trị ra các quyết định về mức sản lượng cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn, mức sản lượng hòa vốn, xác định giá bán sản phẩm nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn… Để cung cấp được thông tin này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng công cụ phân tích CPV để đánh giá sự ảnh hưởng tới lợi nhuận của các nhân tố chi phí, giá bán, sản lượng. Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại KHP luận văn đề xuất nội dung phân tích CPV như sau:
Phân tích điểm hòa vốn: nhằm chỉ ra cho nhà quản trị thấy được mức sản lượng tiêu thụ mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí, nghĩa là Công ty không có lỗ và lãi. Tại điểm hòa vốn doanh thu đủ bù đắp chi phí biến đổi và chi phí cố định.
Tại KHP đủ điều kiện để tiến hành phân tích điểm hòa vốn: - TSCĐ dùng lâu dài, có tính ổn định
- Định phí các quý ít thay đổi và khi thay đổi thì dễ dàng tính được
- Giá bán thường ổn định theo giá quy định chung của chính phủ, ít thay đổi, nếu có thay đổi cũng theo giá chung của nhà nước
- Sản lượng điện thương phẩm theo thành phần kinh tế cũng tương đối ổn định qua từng tháng.
Để phân tích điểm hòa vốn thì KTQT cần xác định được tỷ lệ số dư đảm phí bình quân, sau đó tính doanh thu hòa vốn theo công thức sau:
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân Bảng 3.13: Sản lượng và doanh thu hòa vốn kế hoạch SXKD điện năm 2014
Stt Nội dung Đvt Số tiền
1 Doanh thu SXKD điện Tỷ đồng 2.348,06
2 Chi phí biến đổi Tỷ đồng 1.882,91
3 Chi phí cố định Tỷ đồng 426,96
4 Lợi nhuận Tỷ đồng 38,19
5 Sản lượng điện thương phẩm Triệu kWh 1.430,00
6 Đơn giá bán đ/kWh 1.642,00
7 Chi phí biến đổi đơn vị đ/kWh 1.316,72
8 Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân 325,28
9 Sản lượng hòa vốn Triệu kWh 1.312,59
10 Doanh thu hòa vốn Tỷ đồng 2.155,27
Vậy tại mức sản lượng điện thương phẩm Công ty bán đạt 1.312,59 triệu kWh thì Công ty đã đạt được mức doanh thu hòa vốn là 2.155,27 tỷ đồng.
Thu nhập và phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh và cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì việc chớp thời cơ kinh doanh phụ thuộc vào tốc độ đưa ra các quyết định và điều đó quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh.
Việc đưa ra các quyết định nhanh chóng và phù hợp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SXKD của Công ty. Trong khi đó thông tin kinh tế đa dạng, phong phú và phức tạp, có những thông tin gắn liền với việc ra quyết định, có những thông tin chỉ mang tính tham khảo khi lựa chọn, có thông tin đòi hỏi tập trung phân tích. Các nhà quản lý thực hiện thu thập thông tin KTQT, thông tin liên quan đến tương lai thì phải hiểu rõ đặc thù của nó để nhận biết thông tin cần thiết với chi phí chấp nhận được. Nếu không có thể xảy ra tình trạng thu thập thông tin không cần thiết với chi phí lớn và giải thích sai lệch các khoản nhận được. Việc thu thập, xử lý, phân tích thông tin KTQT có thể tiến hành theo trình tự sau:
- Bước 1: Phát hiện vấn đề và xác định mục tiêu - Bước 2: Lựa chọn nguồn thông tin
- Bước 3: Thu thập thông tin KTQT
- Bước 5: Báo cáo kết quả và tư vấn ra quyết định.
Theo trình tự này bước 1, KTQT phải phát hiện vấn đề và xác định mục tiêu: Nhà quản lý muốn có thông tin mang lại lợi ích thì thông tin phải có quan hệ trực tiếp với vấn đề đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết. Sau đó KTQT phải xác định được mục tiêu thu thập thông tin. Mục tiêu đó có thể là thăm dò, tức là dự kiến thu thập số liệu sơ bộ nhằm làm sáng tỏ vấn đề giúp cho việc đưa ra các giả thiết hay mục tiêu cũng có thể mô tả những hiện tượng nhất định.
Bước 2, lựa chọn nguồn thông tin, đây là giai đoạn KTQT thực hiện để thu thập thông tin. Trong giai đoạn này KTQT phải xác định thông tin mà nhà quản lý quan tâm và phương pháp thu thập thông tin một cách có hiệu quả nhất. Tùy theo nội dung thông tin cần thu thập, KTQT sử dụng những phương pháp thu thập và trình bày khác nhau. Các phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin ban đầu là quan sát, thực nghiệm và thăm dò dư luận, … các kỹ thuật được sử dụng trong việc thu thập thông tin có thể là phân tích chọn mẫu, tổng hợp, ước tính.
Từ các nguồn thông tin thu được, KTQT tiến hành phân tích xử lý và cung cấp thông tin, tư vấn cho nhà quản lý ra các quyết định phù hợp.