7. Kết cấu của đề tài
1.3.6 Áp dụng kinh nghiệm xây dựng kế toán quản trị vào Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán DN phải bao gồm KTQT và KTTC. Sự tồn tại hai bộ phận chuyên môn kế toán này hoàn toàn không mâu thuẫn mà tạo nên sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo cho chức năng phản ảnh và cung cấp thông tin kế toán. Sự cạnh tranh càng gia tăng, KTQT càng bức thiết, càng nổi bật vai trò.
KTQT trên thế giới nổi lên hai khuynh hướng đặc trưng:
- Khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích cho quyết định quản lý ở những nước đề cao đến vai trò cá nhân và ít có sự can thiệp gián tiếp của nhà nước.
- Khuynh hướng cung cấp thông tin tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm soát định hướng ở những nước đề cao tính an toàn, tính tập thể và thường có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước bằng luật pháp. Tuy hai khuynh hướng khác nhau nhưng nhận thức, chức năng, đặc điểm, nội dung, phương pháp kỹ thuật của KTQT không khác biệt đáng kể.
Ngày nay, nội dung KTQT được ứng dụng rộng rãi trong các DN nhất là ở các nước mới phát triển kinh tế thị trường, là hệ thống KTQT hỗn hợp với nhiều nội dung, trình độ khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là những nội dung KTQT liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định, kiểm soát tài chính, thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế trong hoạt động SXKD và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong quy trình tạo ra giá trị.
Với các nước đề cao vai trò nhà quản lý DN, ít có sự can thiệp hoặc can thiệp gián tiếp bằng luật pháp của nhà nước vào chính sách kế toán như Anh, Mỹ, KTQT có xu hướng được xây dựng thành bộ phận thuộc Ban giám đốc, là công cụ riêng của nhà quản lý; ngược lại, với những DN sản xuất ở các nước đề cao tính an toàn, tính tập thể, có sự can thiệp của Nhà nước trực tiếp bằng luật pháp vào chính sách kế toán như các nước Đông Âu, Nhật, KTQT có xu hướng được xây dựng thành bộ phận kế toán, là một chuyên ngành khoa học kinh tế độc lập.
KTQT có hệ thống và định hướng phát triển tốt khi định hình mô hình KTQT, nghĩa là định hình khái niệm, giả thiết, nguyên lý, phương pháp của tiến trình thiết lập
nền tảng kế toán, từ đó quyết định ghi chép, tính toán, báo cáo một thực thể hoạt động. Xây dựng KTQT là công việc riêng của mỗi DN, được quyết định bởi chính DN và Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho DN.
Thực tiễn KTQT một số nước trên thế giới phản ánh những nguyên tắc chung cần tuân thủ và đặc thù riêng cần được xem xét lựa chọn thích hợp khi xây dựng KTQT.
Kết luận chương 1:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, các DN không ngừng thay đổi cách quản lý của mình để DN có thể đứng vững trên thị trường. Để đáp ứng tốt yêu cầu trên, các DN phải vận dụng KTQT tại DN của mình. Chính vì vậy KTQT sẽ là công cụ giúp cho các nhà quản trị có những quyết định quản lý đúng đắn nhất.
Ở chương này, tác giả đã nêu lên những khái niệm, bản chất KTQT, vai trò và chức năng của KTQT. Tác giả đã nêu lên sự cần thiết của KTQT, nêu rõ các nội dung của KTQT như phân loại chi phí, lập dự toán, kiểm tra, kiểm soát đánh giá tình hình thực hiện dự toán, ứng dụng phân tích mối quan hệ C-V-P để ra các quyết định quản lý có thể vận dụng vào DN, từ các kinh nghiệm vận dụng KTQT của các DN sản xuất trên thế giới đến áp dụng vào Việt Nam là cơ sở cho việc xem xét thực trạng của KHP ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA