0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Kế toán quản trị ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA (Trang 37 -37 )

7. Kết cấu của đề tài

1.3.4 Kế toán quản trị ở Trung Quốc

KTQT ở Trung Quốc còn non trẻ và chưa có khuynh hướng riêng gắn liền quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường.

Năm 1980, KTQT xuất hiện với nội dung cơ bản như KTQT ở Anh, Mỹ những năm 1965. Sau đó, KTQT được cải tiến, nâng cao nhưng với mức độ không đồng đều, thường tập trung vào những chủ đề sau: xây dựng hệ thống dự toán ngân sách, dự toán vốn đầu tư dài hạn, nhận diện và phân tích chi phí sản xuất, bán hàng, quản lý, phân tích doanh thu, phân tích triển vọng thị trường, phân tích nợ phải thu, phân tích lợi nhuận, hệ thống khoán chi phí bộ phận, phân tích điểm hoà vốn, phân tích báo cáo tài chính.

Tuy mới bước ra từ tư duy quản lý kinh tế tập trung, bao cấp; tuy nhiên, KTQT đã nhanh chóng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán, trong DN. KTQT luôn được xem là một bộ phận chuyên môn, phân hệ của kế toán nhưng khuynh hướng, tổ chức thực hiện rất đa dạng. Đây cũng chính là đặc điểm chung tổ chức KTQT trong những nước mới phát triển ở Châu Á.

1.3.5 Kế toán quản trị ở một số nước khu vực Đông Nam Á

Kế toán quản trị ở một số nước khu vực Đông Nam Á còn non trẻ, manh mún, lệ thuộc và hỗn hợp các khuynh hướng khác nhau.

Các nước khu vực Đông Nam Á hầu như có nền kinh tế thị trường mới phát triển. DN ở các nước này có thể chia làm hai loại: một là những DN nhỏ bé, manh mún trong nước; hai là những chi nhánh của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia từ nước ngoài. Từ đó, hoạt động và tổ chức, quản lý hoạt động SXKD cũng đa sắc thái nên KTQT rất đa dạng; một phần được chuyển giao, chịu ảnh hưởng từ mô hình KTQT của các Công

ty mẹ ở nước ngoài rất hiện đại; một phần được các DN trong nước xây dựng, cập nhật theo nền tảng hoạt động quản lý của họ như khá lạc hậu và có những DN hoàn toàn không quan tâm đến KTQT. Thực trạng đó dẫn đến KTQT trong DN sản xuất ở các nước khu vực Đông Nam Á tồn tại đa dạng về khuynh hướng, nội dung, trình độ.

1.3.6 Áp dụng kinh nghiệm xây dựng kế toán quản trị vào Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán DN phải bao gồm KTQT và KTTC. Sự tồn tại hai bộ phận chuyên môn kế toán này hoàn toàn không mâu thuẫn mà tạo nên sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo cho chức năng phản ảnh và cung cấp thông tin kế toán. Sự cạnh tranh càng gia tăng, KTQT càng bức thiết, càng nổi bật vai trò.

KTQT trên thế giới nổi lên hai khuynh hướng đặc trưng:

- Khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích cho quyết định quản lý ở những nước đề cao đến vai trò cá nhân và ít có sự can thiệp gián tiếp của nhà nước.

- Khuynh hướng cung cấp thông tin tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm soát định hướng ở những nước đề cao tính an toàn, tính tập thể và thường có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước bằng luật pháp. Tuy hai khuynh hướng khác nhau nhưng nhận thức, chức năng, đặc điểm, nội dung, phương pháp kỹ thuật của KTQT không khác biệt đáng kể.

Ngày nay, nội dung KTQT được ứng dụng rộng rãi trong các DN nhất là ở các nước mới phát triển kinh tế thị trường, là hệ thống KTQT hỗn hợp với nhiều nội dung, trình độ khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là những nội dung KTQT liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định, kiểm soát tài chính, thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế trong hoạt động SXKD và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong quy trình tạo ra giá trị.

Với các nước đề cao vai trò nhà quản lý DN, ít có sự can thiệp hoặc can thiệp gián tiếp bằng luật pháp của nhà nước vào chính sách kế toán như Anh, Mỹ, KTQT có xu hướng được xây dựng thành bộ phận thuộc Ban giám đốc, là công cụ riêng của nhà quản lý; ngược lại, với những DN sản xuất ở các nước đề cao tính an toàn, tính tập thể, có sự can thiệp của Nhà nước trực tiếp bằng luật pháp vào chính sách kế toán như các nước Đông Âu, Nhật, KTQT có xu hướng được xây dựng thành bộ phận kế toán, là một chuyên ngành khoa học kinh tế độc lập.

KTQT có hệ thống và định hướng phát triển tốt khi định hình mô hình KTQT, nghĩa là định hình khái niệm, giả thiết, nguyên lý, phương pháp của tiến trình thiết lập

nền tảng kế toán, từ đó quyết định ghi chép, tính toán, báo cáo một thực thể hoạt động. Xây dựng KTQT là công việc riêng của mỗi DN, được quyết định bởi chính DN và Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho DN.

Thực tiễn KTQT một số nước trên thế giới phản ánh những nguyên tắc chung cần tuân thủ và đặc thù riêng cần được xem xét lựa chọn thích hợp khi xây dựng KTQT.

Kết luận chương 1:

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, các DN không ngừng thay đổi cách quản lý của mình để DN có thể đứng vững trên thị trường. Để đáp ứng tốt yêu cầu trên, các DN phải vận dụng KTQT tại DN của mình. Chính vì vậy KTQT sẽ là công cụ giúp cho các nhà quản trị có những quyết định quản lý đúng đắn nhất.

Ở chương này, tác giả đã nêu lên những khái niệm, bản chất KTQT, vai trò và chức năng của KTQT. Tác giả đã nêu lên sự cần thiết của KTQT, nêu rõ các nội dung của KTQT như phân loại chi phí, lập dự toán, kiểm tra, kiểm soát đánh giá tình hình thực hiện dự toán, ứng dụng phân tích mối quan hệ C-V-P để ra các quyết định quản lý có thể vận dụng vào DN, từ các kinh nghiệm vận dụng KTQT của các DN sản xuất trên thế giới đến áp dụng vào Việt Nam là cơ sở cho việc xem xét thực trạng của KHP ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA

2.1 Tổng quan về Công ty CP Điện lực Khánh Hòa 2.1.1 Giới thiệu 2.1.1 Giới thiệu

Tên gọi: Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa.

Tên giao dịch quốc tế: Khanh Hoa Power Joint Stock Company Tên viết tắt: KHPC

Địa chỉ: 11 Lý Thánh Tôn, Nha Trang, Khánh Hòa. Website: http://www.khpc.com.vn.

Mã cổ phiếu: KHP. Sàn giao dịch chứng khoán: Thành phố Hồ Chí Minh.

Trụ sở làm việc của KHP

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi được KHP xác định như sau:

- Về tầm nhìn: Trở thành một Công ty hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và tỉnh Khánh Hòa, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng của tỉnh và quốc gia.

- Về sứ mệnh: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn. - Về giá trị cốt lõi: + Chất lượng - Tín nhiệm + Tận tâm – Trí tuệ. + Hợp tác – Chia sẻ + Sáng tạo – Hiệu quả

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty đã trãi qua quá trình 37 năm hình thành và phát triển:

Giai đoạn: 1976 – 1989:

Sở quản lý và phân phối điện Phú Khánh được thành lập theo quyết định số 3799 QĐ/TCCB ngày 14/4/1976 của Bộ điện và than. Từ tháng 4/1976 đến 1981: Sở Quản lý và Phân phối điện Phú Khánh trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung - Bộ Điện và Than.

Từ năm 1981 đến tháng 10/1989: đổi tên thành Sở Điện lực Phú Khánh trực thuộc Công ty Điện lực 3 - Bộ Năng lượng.

Giai đoạn: 1989 – 1996:

Từ tháng 10/1989 đến tháng 6/1993: đổi tên thành Sở Điện lực Khánh Hòa trực thuộc Công ty Điện lực 3 – Bộ Năng lượng (do tách hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa từ tháng 06/1989).

Ngày 08/03/1996 đổi tên thành Điện lực Khánh Hoà, trực thuộc Công ty Điện lực 3 - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam theo Quyết định số 261/ĐVN/TCCB-LĐ của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

Giai đoạn: 2004 – 2005:

Ngày 06/12/2004, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 161/2004/QĐ- BCN về việc chuyển Điện lực Khánh Hòa thành KHP.

Ngày 01/07/2005 Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hoà chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 163.221.000.000 đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51%.

Giai đoạn: 2006 đến 2013:

Ngày 27/12/2006 cổ phiếu KHP của Công ty chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Số vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 415.512.960.000 đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51,53% vốn điều lệ Công ty – tương đương 214.114.270.000 đồng.

Từ sau khi cổ phần hoá, Công ty đã tăng cường củng cố cơ cấu tổ chức và cải tiến phương pháp quản lý, sắp xếp gọn nhẹ bộ máy đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động SXKD.

Với chiến lược kinh doanh bền vững và sáng tạo, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty luôn tăng trưởng, vượt mức kế hoạch lợi nhuận Đại hội đồng cổ đông giao, KHP sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc trong thời gian tới.

2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động

- Sản xuất và kinh doanh điện năng; quản lý, vận hành lưới điện phân phối có cấp điện áp đến 110kV;

- Xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành và sửa chữa các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện nhỏ, các nhà máy điện diesel, máy phát điện diesel. Xây lắp các công trình điện, lưới và trạm điện có cấp điện áp đến 110 kV, các công trình viễn thông công cộng, công trình công nghiệp và dân dụng;

- Tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý dự án nhà máy nhiệt điện nhỏ, đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 110kV.

- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bê tông ly tâm; - Đại lý bán hàng vật tư, thiết bị điện;

- Thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp cấp điện áp đến dưới 110kV cấp 2, nhà máy điện cấp 4; thí nghiệm thiết bị điện đến cấp điện áp 110kV. Kiểm định công tơ điện;

- Gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí (trừ máy móc, thiết bị);

- Giám sát thi công xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 110kV. Tư vấn thẩm tra dự án đầu tư công trình điện đến cấp điện áp 110kV)

- Sửa chữa thiết bị điện, lắp đặt hệ thống điện.

- Kiểm định máy móc thiết bị điện khác; cho thuê máy móc, thiết bị điện; thiết bị xây dựng; dạy nghề.

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh

Nhìn vào Bảng 2.1 ở dưới đây, chúng ta thấy được kết quả đạt được của Công ty trong 3 năm gần đây năm 2011, 2012, 2013 là khá tốt.

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Công ty năm 2011, 2012, 2013 Tỷ lệ chênh lệch (%)

STT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

2012/2011 2013/2012

1 Vốn điều lệ tỷ đồng 415,51 415,51 415,51 0 0 2 Kinh doanh điện tỷ đồng 15,22 57,37 40,58 276,94 -29,26 3 Kinh doanh khác tỷ đồng 74,56 61,24 56,58 -17,86 -7,61 4 Tổng LN trước thuế tỷ đồng 89,78 137,42 97,54 53,06 -29,02 5 Thuế TNDN tỷ đồng 23,75 37,93 23,27 59,70 -38,65 6 LN sau thuế tỷ đồng 66,03 99,50 72,04 50,69 -27,59

7 Cổ tức % 12 14 14 16,67 0

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013 của KHP).

Năm 2012 có kết quả khả quan hơn năm 2011 khi lợi nhuận trước thuế đạt 137,42 tỷ đồng, năm 2011 đạt 89,78 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước thuế của năm 2012 tăng 47,64 tỷ đồng tương đương tăng 53,06 % so với năm 2011 mặc dù lợi nhuận từ hoạt động sản xuất khác giảm do Công ty thiếu vốn. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty tăng nhiều là do: giá bán điện bình quân năm 2012 thực hiện 1.444,11 đồng/kwh tăng 58,11 đồng so với kế hoạch và tăng 143,839 đồng/kwh (tăng 11,06%) so với năm 2011.

Năm 2013 có kết quả lợi nhuận trước thuế đạt 97,54 tỷ đồng, năm 2012 đạt 137,42 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước thuế của năm 2013 giảm 39,88 tỷ đồng tương đương giảm 29,02 % so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty giảm là do lợi nhuận từ hoạt động SXKD điện giảm 16,79 tỷ đồng tương đương giảm 29,26% xuất phát từ việc giá mua điện tăng 166,05 đồng/kwh so với năm 2012, tương đương tăng 11,84% nhưng giá điện đầu ra chỉ tăng 10,71%. Nhìn chung lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 27,46 tỷ đồng so với năm 2012 tương đương giảm 27,59% nhưng Công ty vẫn thực hiện tốt việc giảm tỷ lệ tổn thất điện, các biện pháp áp giá bán điện, thay thế công tơ điện tử ba giá, tạo thuận lợi cho các phụ tải sớm đi vào hoạt động… đồng thời kết hợp công tác thay công tơ, biến dòng (TI), biến áp (TU) định kỳ cùng với việc đẩy mạnh công tác kiểm tra áp giá điện đã làm tăng giá bán điện lên 154,75 đồng/kwh tương đương tăng 10,71%, góp phần làm Công ty làm ăn có lợi nhuận sau thuế là 72,04 tỷ đồng.

2.1.5 Đặc thù quản lý

Đặc thù quản lý đề cập tới quan điểm khác nhau trong điều hành hoạt động Công ty của các nhà quản lý. Các quan điểm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, các quy định và các quyết định của lãnh đạo.

KHP có đặc điểm là một Công ty Cổ phần nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ 51,53% vốn điều lệ Công ty. Chính vì vậy, hiện nay Công ty vẫn chịu sự chi phối về giá mua, giá bán, các chiến lược phát triển cũng như một số mặt hoạt động khác của EVN và EVNCPC. Do đó, các hoạt động của Công ty đều có sự giám sát, đánh giá, định hướng phát triển theo chủ trương của EVNCPC.

Trong Công ty, tất cả các hoạt động nghiệp vụ phát sinh đều có các quy định, quy trình thủ tục rõ ràng. Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008. Vì vậy, quá trình điều hành của ban lãnh đạo Công ty được thực hiện một cách thông suốt từ trên xuống: Tổng giám đốc Công ty phân công chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho Giám đốc các đơn vị Điện lực trực thuộc, trưởng các phòng ban chức năng Công ty. Để thực hiện các chủ trương, chính sách của Công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc, trưởng các phòng ban chức năng Công ty lại trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các nhân viên cấp dưới và cứ như vậy toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty đều phải đáp ứng yêu cầu của công việc và dưới sự điều hành của cấp quản lý cao hơn.

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra và thực thi nghiêm túc các nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện nhằm tạo ra không khí làm việc lành mạnh, nghiêm túc, khẩn trương, làm gia tăng hiệu quả công việc cũng như tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý.

Với các đặc điểm trên của Công ty đã thể hiện việc cung cấp thông tin thích hợp của cán bộ công nhân viên để ban lãnh đạo Công ty kịp thời ra quyết định điều hành Công ty đạt được mục tiêu đề ra là rất quan trọng.

2.1.6 Tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy tổ chức của Công ty được xây dựng một cách hợp lý sẽ góp phần vào việc điều hành Công ty của Ban lãnh đạo hiệu quả. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các nội qui, quyết

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA (Trang 37 -37 )

×