7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và đối chứng
2.1.3.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng
Tác giả lựa chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng là những sinh viên năm thứ hai hệ đại học Trường Đại học Tây Bắc năm học 2012 - 2013, trong đó tác giả chọn hai lớp K52 Đại học Tài chính - Ngân hàng và K52 Đại học Vật Lý làm nhóm thực nghiệm và hai lớp K52 Đại học Quản trị kinh doanh và K52 Đại học Toán - Lý làm nhóm đối chứng, các lớp có sự tương đồng về trình độ nhận thức và cùng một giảng viên giảng dạy.
Bảng 2.1.Số lượng sinh viên tham gia thực nghiệm và đối chứng
Đối tượng Tên lớp Số SV Tổng
Thực nghiệm (TN) K52 Đại học Tài chính - Ngân hàng 47 95 K52 Đại học Vật Lý 48
Đối chứng (ĐC) K52 Đại học Quản trị kinh doanh 45 93 K52 Đại học Toán – Lý 48
2.1.3.2. Địa bàn thực nghiệm
Trường Đại học Tây Bắc, nơi tôi đang công tác, giảng dạy. Hơn nữa, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở đây còn nhiều hạn chế. Do đó, tôi chọn Trường Đại học Tây Bắc làm địa bàn thực nghiệm.
2.1.3.3. Thời gian thực nghiệm
Từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 30 tháng 5 năm 2013.
2.1.3.4. Phạm vi thực nghiệm
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ lựa chọn 2 tiết của phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức môn TTHCM để tiến hành soạn giảng thực nghiệm.
2.1.5. Nội dung thực nghiệm
Để chứng minh giả thuyết đã nêu, chúng tôi xác định những nội dung cần thực nghiệm bao gồm:
Thứ nhất, tổ chức hoạt động dạy học theo giáo án thực nghiệm đã được thiết kế theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Thứ hai, đánh giá ý thức đạo đức được hình thành ở sinh viên qua bài học. Thứ ba, kiểm tra lại nhận thức của sinh viên về dạy học môn TTHCM thông qua việc giáo dục TT HCM về đạo đức cho sinh viên.
2.2. Các bƣớc tiến hành thực nghiệm
2.2.1. Khảo sát trước thực nghiệm
2.2.1.1. Khảo sát hứng thú của sinh viên đối với việc học tập môn TTHCM
Chúng tôi phát phiếu điều tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.2: Hứng thú của sinh viên lớp TN và ĐC trong việc học tập môn TTHCM trước thực nghiệm
Tên lớp Sĩ số Các mức độ Hứng thú Bình thường Không hứng thú SL % SL % SL % TN: TC-NH 47 7 14.9 25 53.2 15 31.9 TN: Vật lý 48 6 12.5 27 56.3 15 31.3 ĐC: QTKD 45 4 8.9 23 51.1 18 40 ĐC: Toán-lý 48 8 16.7 20 41.7 20 41.7 Tổng 188 25 13.3 97 51.6 68 36.2 TN 95 13 13.7 52 54.7 30 31.6 ĐC 93 12 12.9 43 46.2 38 40.9
Biểu đồ 2.1: Hứng thú của sinh viên lớp TN và ĐC trong việc học tập môn TTHCM trước thực nghiệm
0 10 20 30 40 50 60 Hứng thú Bình thường Không hứng thú Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy sinh viên các lớp TN và ĐC trước khi thực nghiệm ít hứng thú với môn TTHCM. Ở mức độ không hứng thú có số lượng sinh viên là 68/188 (chiếm 36.2%), mức độ bình thường là 97/188 (chiếm 51.6%), và mức độ hứng thú chỉ là 25/188 (chiếm 13.3%). Đây là một thực trạng đáng lưu tâm.
2.2.1.2. Khảo sát trình độ nhận thức về nội dung TTHCM về đạo đức của sinh viên lớp TN và ĐC khi chưa có tác động sư phạm
Để kiểm tra trình độ nhận thức của sinh viên lớp TN và ĐC khi chưa có tác động sư phạm, chúng tôi cho lớp TN và ĐC cùng làm một bài kiểm tra với
cùng một nội dung, cùng thời gian và đánh giá theo thang điểm chuẩn như nhau, nội dung là các kiến thức về TTHCM về đạo đức (Phụ lục). Thang điểm được tính như sau:
- Loại giỏi: từ 9 đến 10 điểm - Loại khá: từ 7 đến 8 điểm
- Loại trung bình: từ 5 đến 6 điểm - Loại yếu kém: dưới 5 điểm
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát trình độ nhận thức về TTHCM về đạo đức của các lớp TN và ĐC trước thực nghiệm
Lớp Sĩ số
Xếp loại
Yếu kém Trung bình Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL % TN: TC - NH 47 5 10.6 25 53.2 12 25.5 5 10.6 TN: Vật lý 48 6 12.5 25 52.1 13 27.1 4 8.3 ĐC:QTKD 45 5 11.1 23 51.1 12 26.7 2 4.4 ĐC: Toán-lý 48 7 14.6 27 56.3 9 18.8 5 10.4 Tổng TN 95 11 11.6 50 52.6 25 26.3 9 ĐC 93 12 12.9 50 53.8 21 22.6 7 Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát trình độ nhận thức về TTHCM về đạo đức của các lớp TN và ĐC trước thực nghiệm
0 10 20 30 40 50 60
yếu kém trung bình khá giỏi
nhóm thực nghiệm nhóm đối chứng
Nhìn vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 chúng ta thấy:
- Tỉ lệ điểm yếu kém đều có ở hai nhóm lớp. Nhóm lớp TN điểm yếu kém là 11.6%; ở lớp ĐC điểm yếu kém là 12.9%.
- Điểm trung bình giữa hai nhóm lớp gần tương đương nhau: Lớp TN là 52.6%; lớp ĐC là 53.8%.
- Điểm khá cũng có độ chênh lệch không cao: lớp TN là 26.3%; lớp ĐC là 22.6%.
- Tỉ lệ SV đạt điểm giỏi không nhiều: lớp TN là 9.5%; lớp ĐC là 7.5%. Như vậy, qua kiểm tra ban đầu chúng tôi nhận thấy mức độ nhận thức về TT HCM về đạo đức của sinh viên hai nhóm lớp TN và ĐC trước thực nghiệm là tương đương nhau, chủ yếu ở mức trung bình; nhận thức về tầm quan trọng của môn học cũng như mức độ hứng thú học tập của hai nhóm lớp cũng tương đương nhau.
2.2.2. Thiết kế các bài giảng thực nghiệm
Để tiến hành dạy học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành soạn bài và dạy cho hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng một bài. Hai giáo án khi thiết kế phải đảm bảo nguyên tắc chung: không làm thay đổi nội dung chương trình, phù hợp với các điều kiện vật chất của nhà trường. Tuy nhiên, giữa hai giáo án có sự khác biệt cơ bản:
Giáo án lớp đối chứng:
+ Phương pháp dạy học: theo PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại,…
+ Các bước lên lớp: ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, luyện tập, hướng dẫn học bài và làm bài.
+ Đánh giá kết quả: giảng viên là người độc quyền đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Giáo án lớp thực nghiệm:
+ Phương pháp dạy học: sử dụng kết hợp một số PPDH tích cực.
+ Các bước lên lớp: ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, luyện tập, vận dụng, hướng dẫn học bài ở nhà.
+ Đánh giá kết quả: giảng viên không còn giữ vai trò là người độc quyền đánh giá, sinh viên có quyền nhận xét đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân.
GIÁO ÁN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC (2 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Giúp SV nắm được:
- Quan điểm của HCM về: vai trò và sức mạnh của đạo đức, những chuẩn mức đạo đức cách mạng, những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
- Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Về kỹ năng
SV xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân. Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh để trở thành người SV tốt, người cán bộ mẫu mực trong tương lai.
3. Về thái độ
Qua những đánh giá về thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay SV biết được những mặt tích cực và tiêu cực để từ đó phấn đấu xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, dám đấu tranh với những tiêu cực góp phần xây dựng xã hội trong sạch, lành mạnh.
II. Tài liệu, phƣơng tiện dạy học
* Tài liệu chính:
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
(dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
* Tài liệu tham khảo:
- Sách tham khảo: các tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Hồ Chí Minh: toàn tập, tuyển tập.
* Phương tiện: Giấy A0, bút dạ, nam châm, máy chiếu, máy tính, băng đĩa DVD, tranh ảnh ….
III. Tiến trình dạy học
1. Giới thiệu bài mới
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người vừa có “tài” vừa có “đức”. Vậy cái “đức” mà con người xã hội chủ nghĩa cần có đó là những phẩm chất gì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
2. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và SV Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đạo đức
GV yêu cầu SV đưa ra một số tình huống cư xử của những người có đạo đức và một số tình huống cư xử của những người không có đạo đức. SV trả lời. GV ghi nhanh lên bảng. GV: Theo em hiểu đạo đức là gì? SV trả lời.
GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
GV: Hiện nay cả nước ta đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Khái niệm đạo đức:
- Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức là “Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có” [ 44, 402]
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
1. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức
a. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
+ Vì người làm cách mạng phải có đạo đức mới thu phục được lòng người, lãnh đạo
Để có thể làm được điều đó trước hết mỗi chúng ta cần hiểu rõ quan điểm của HCM về đạo đức.
GV: Vì sao HCM khẳng định đạo đức là cái gốc của người cách mạng? Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội vì sao?
SV trả lời.
GV nhận xét, kết luận.
GV thuyết trình, SV nghe giảng.
được mọi người, nhờ đó mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang và khó khăn. Nếu không có đạo đức cách mạng sẽ đơn độc và không làm được gì.
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
+ Đạo đức là nhân tố quyết định khả năng lôi cuốn, lãnh đạo nhân dân của người cách mạng
- Tính thống nhất và toàn diện trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
+ Tính thống nhất
Thống nhất giữa đạo đức với chính trị. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là để phục vụ sự nghiệp cách mạng cao cả: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sự nghiệp chính trị đó mang giá trị đạo đức cao cả. Tư tưởng và định hướng chính trị của Bác luôn thấm nhuần những quan điểm về đạo đức cách mạng.
Với Hồ Chí Minh, đạo đức bao giờ cũng nhằm để đem lại tự do, hạnh phúc và sự hoàn thiện con người. Các nhà đạo đức chân chính trong lịch sử đều coi đạo đức là mục đích chứ không phải là phương tiện, do đó đều yêu cầu đạo đức và chính trị phải thống
GV đặt vấn đề: Có 2 SV A và B cùng tranh luận về vấn đề. Bạn A cho rằng người cách mạng chỉ cần có đức là sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn để đưa sự nghiệp cách mạng đi tới thắng lợi cuối cùng. Bạn B khẳng định người cách mạng chỉ cần có tài mà không cần có đức sẽ làm được điều đó. Theo em bạn nào đúng, bạn nào sai? SV trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
GV: Hiện nay trong xã hội có quan điểm cho rằng người cán bộ chỉ cần nói hay để nhân dân làm còn bản thân người cán bộ không cần phải làm tốt (Hãy làm theo những gì tôi nói. Đừng làm theo những gì tôi làm). Em suy nghĩ thế nào về vấn đề này?
SV trình bày quan điểm của mình. GV nhận xét, bổ sung.
nhất với nhau.
Thống nhất đạo đức với tài năng.
Đức là gốc của tài. Tài là sự thể hiện của đức trong hiệu quả hành động. Người làm cách mạng phải vừa có đức vừa có tài. Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Thống nhất giữa tư tưởng và hành động, lời nói và việc làm. Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của TT đạo đức HCM - đạo đức cách mạng.
Nói phải đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, hiệu quả là thước đo của đạo đức.
Bác thường nhắc nhở: Quyết tâm không phải ở hội trường, ở lời nói, mà phải quyết tâm trong công tác, trong hành động. Bản thân Bác còn thực hành đạo đức nhiều hơn những điều mà Người nói, thậm chí còn lặng lẽ, kiên trì nêu gương mà không nói.
Thống nhất giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.
GV chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm thảo luận những chuẩn mực đạo đức cần có của một đối tượng đó là: công dân nói chung; đảng viên; lực lượng vũ trang; cán bộ, chiến sĩ làm chức trách, nhiệm vụ khác nhau; thanh niên.
SV thảo luận theo nhóm, viết kết quả thảo luận vào giấy A4, đại diện các nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận.
HCM không phải là một ông thánh mà cũng chỉ là một con người trần thế. Sở dĩ Người trở thành một nhà đạo đức chân chính, một tấm gương đạo đức sáng ngời là vì suốt đời Người đã không ngừng tự hoàn thiện mình, gương mẫu từ việc lớn đến việc nhỏ, thực hiện được một sự nhất quán hiếm có giữa đời công và đời tư, giữa vĩ nhân và người bình thường, giữa đạo đức cách mạng với đạo đức hàng ngày.
+ Tính toàn diện
HCM quan tâm giáo dục đạo đức cho mọi tầng lớp nhân dân lao động
Đối với công dân nói chung:
Bác dạy: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân” [35, 452].
Đối với đảng viên:
Tùy theo đối tượng, hoàn cảnh, có lúc Người nhấn mạnh chuẩn mực này, có lúc nhấn mạnh chuẩn mực khác. Nhưng tóm lại, Bác viết: “Đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt
lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác” [36, 285].
Đối với lực lượng vũ trang.
Bác dạy: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [38, 350].
Đối với cán bộ, chiến sĩ làm chức trách, nhiệm vụ khác nhau: đối với chiến sĩ lái xe thì “yêu xe như con, quý xăng như máu”, với chiến sĩ nuôi quân thì “cơm dẻo, canh ngọt”,