0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Điều kiện thực hiện đối với sinh viên

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC QUA DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 92 -92 )

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Điều kiện thực hiện đối với sinh viên

Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn TTHCM nói chung, phần TTHCM về đạo đức nói riêng, đặc biệt là việc giáo dục đạo đức cho SV một cách có hiệu quả thì bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy của GV, cần phải đổi mới phương pháp học tập của SV. Bởi dạy học hiện đại ngày nay là một quá trình biện chứng, tương tác của hai chủ thể là người dạy và người học. Vì vậy, về phía SV cần đảm bảo các điều kiện sau:

Sinh viên phải thấy rõ được vị trí, vai trò của môn học TTHCM, của giáo dục đạo đức đối với sinh viên trong Trường Đại học. Từ đó có động cơ học tập, tích cực, hăng hái tham gia vào các hoạt động của bài giảng.

Sinh viên cần phải thay đổi nhận thức về môn TTHCM: Trước đây, môn TTHCM luôn bị coi là môn học phụ, môn học thuần túy lý luận khô khan, trừu tượng khó hiểu nên sinh viên không chú ý học, học chỉ mang tính đối phó. Vì vậy sinh viên cần thay đổi nhận thức của mình về vị trí, vai trò của môn TTHCM để tìm ra phương pháp và bố trí thời gian học tập phù hợp.

Sinh viên phải thay đổi phương pháp học tập: sinh viên cần phải tiếp nhận và chuẩn bị tốt nhiệm vụ mà giảng viên đưa ra. Sinh viên phải tham gia nhiều nhất vào quá trình dạy – học để tự mình lĩnh hội và chiếm lĩnh tri thức. Muốn vậy, sinh viên cần chuẩn bị trước những yêu cầu một cách kỹ lưỡng giúp cho quá trình học tập đạt hiệu quả cao hơn.

Sinh viên phải có lòng nhiệt tình, hăng hái, tích cực tham gia, có tinh thần hợp tác với giảng viên và với các bạn học. Trong quá trình học tập, sinh viên phải tập trung theo dõi bài giảng, chủ động lĩnh hội tri thức. Dưới sự dẫn dắt của giảng viên, sinh viên chủ động tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập. Sinh viên có thể tự học hoặc phối hợp với bạn, với nhóm bạn hoặc cả lớp để giải quyết tốt nhất các nhiệm vụ học tập. Hăng hái phát biểu xây dựng bài làm cho không khí lớp học luôn sôi nổi, hào hứng.

Sinh viên phải có tâm thế thoải mái trong quá trình học tập. Có như vậy mới tránh được sự ức chế, căng thẳng, khó chịu hoàn toàn không có lợi cho người học. Đồng thời, với tâm thế thoải mái, tự tin sẽ giúp cho sinh viên lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất.

Sinh viên cũng phải cần có đầy đủ tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình học tập. Mỗi SV cần phải có giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo biên soạn. Ngoài ra các em cần đọc thêm các loại sách tham khảo như các tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh của Ban Tuyên giáo Trung ương, Hồ Chí Minh toàn tập, tuyển tập,… Trên cơ sở đó sinh viên mới tiếp thu bài học một cách có hệ thống và dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC QUA DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 92 -92 )

×