Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học tây bắc qua dạy học môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên

sinh viên trong Trƣờng Đại học

Để nâng cao chất lượng dạy học môn TTHCM nói chung và hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Trường Đại học nói riêng, theo chúng tôi ngoài thực hiện đúng quy trình và các phương pháp dạy học nói trên, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong các khâu, các yếu tố của quá trình dạy học.

3.3.1. Nâng cao nhận thức của Nhà trường, của ngành Giáo dục - Đào tạo và của toàn xã hội đối với bộ môn TTHCM và việc giáo dục đạo đức

Với tư cách là môn khoa học xã hội có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo, môn TTHCM cần được coi trọng và đánh giá đúng mức. Trong thực tế đã có những nhận thức, quan niệm hết sức sai lệch về môn TTHCM, coi đây là môn học thuần túy lý thuyết, nhiều kiến thức đã lỗi thời không còn phù hợp với thời đại ngày nay, là môn học phụ, chỉ cần qua điểm trung bình để được công nhận tốt nghiệp cuối khóa, do đó bất cứ giảng viên nào cũng có thể dạy được môn học này. Những nhận thức, quan niệm này hiện nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong các cấp lãnh đạo và quản lý của Ngành, trong đội ngũ giảng viên, trong phụ huynh của sinh viên và trong bản thân sinh viên. Những nhận thức và quan niệm chưa đúng đắn như trên đương nhiên dẫn đến những sai lầm trong hành động khiến cho quá trình dạy học không đạt kết quả như mục tiêu đề ra. Vì vậy cần phải thấy được vị trí quan trọng

của môn TTHCM trong việc giáo dục đạo đức và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các cấp quản lý cần xác định rõ việc đổi mới PPDH là vấn đề cấp thiết, tất yếu. Trên cơ sở đó, có những quy định mang tính pháp lý đối với mọi giảng viên. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh nghiên cứu thiết kế nội dung chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học.

3.3.2. Nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò của sinh viên

Giảng viên dạy môn TTHCM trong trường đại học phải thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại, tự giáo dục để đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn. Giảng viên dạy môn TTHCM phải thường xuyên bồi dưỡng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ quá trình dạy học bộ môn với nhiệm vụ của thời đại, của quốc gia dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Tổ chuyên môn phải thường xuyên trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ viên, ngày càng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục trong tình hình mới.

Giảng viên TTHCM cần chủ động có kế hoạch cho bản thân trong công tác tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn, tích cực tham gia nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm, tham gia các hoạt động thực tiễn mới có kinh nghiệm, bài giảng có hơi thở của cuộc sống sẽ sinh động và thuyết phục được người học. Hơn nữa, dạy học là một nghề đòi hỏi nhiều công sức nhất, lao động sư phạm là lao động trí có căng thẳng cho nên người giảng viên cần phải lao động tận tâm tận lực và sáng tạo, người giảng viên phải là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Có như vậy mới hoàn thiện về nhân cách, bồi dưỡng về năng lực mới nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học hiện nay.

Bên cạnh sự nỗ lực của đội ngũ giảng viên, việc giáo dục đạo đức còn đòi hỏi phải phát huy vai trò chủ động, tích cực, sự cố gắng của chính bản thân người học. Phải làm cho người học tự nhận thức được đúng vai trò và

tầm quan trọng của môn học, không phân biệt coi môn TTHCM là môn phụ nên không đầu tư công sức và thời gian vào học tập. Phải động viên, hướng dẫn người học để các em luôn tự tin, tích cực, có phương pháp học tập phù hợp, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Phát huy vai trò của chủ thể trong dạy và học môn TTHCM có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên, giúp cho sinh viên hình thành những thói quen, hành vi tích cực, lành mạnh; loại bỏ những thói quen, hành vi tiêu cực trong các mối quan hệ, tạo cơ hội để sinh viên thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình và phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ.

3.3.3. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho quá trình dạy và học

Trường Đại học Tây Bắc hiện đang trong quá trình hoàn thiện về cơ sở vật chất. Nhà trường đã đưa vào sử dụng một Trung tâm Thông tin - thư viện mới có quy mô tương đối hiện đại tuy nhiên lượng sách giáo trình trong đó có giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đủ để đáp ứng nhu cầu mượn sách của SV và tốc độ cập nhật các giáo trình mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành còn chậm nên còn có tình trạng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã diễn ra từ năm 2011 nhưng đến nay SV vẫn phải mượn giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh xuất bản trước 2011 làm giáo trình chính trong suốt quá trình học vì vậy SV cũng khó cập nhật những chủ trương, chính sách mới của kỳ Đại hội Đảng gần nhất đã đề ra. Hệ thống phòng học được xây dựng ngày càng nhiều hơn, hiện đại hơn, một số lớp đã bắt đầu được học ở những hội trường lớn trong những giờ học môn chung trong đó có môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các trang thiết bị dạy học còn chưa đầy đủ ví dụ như một số lớp học tại hội trường sĩ số rất đông từ 150 đến 200 SV nhưng lại không có máy chiếu, máy vi tính, micro lúc có lúc không, thậm chí có lúc còn không có bảng trong suốt quá trình giảng GV chỉ đứng thuyết trình cho SV nghe vì vậy hiệu quả dạy học không cao.

Muốn nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua dạy học môn TTHCM, cần phải đổi mới PPDH và giáo dục, cần phải đầu tư

cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, hiện đại để phục vụ tốt hơn cho giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên, tránh tình trạng học ghép quá đông khó áp dụng phương pháp dạy học nhóm, cần tăng cường đầu tư các trang thiết bị dạy học hiện đại mỗi phòng học lớn đặc biệt là hội trường cần có đầy đủ bảng, máy chiếu, máy vi tính, micro để GV thuận lợi trong việc sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong đổi mới phương pháp dạy học. Hệ thống Thư viện cần đảm bảo đủ lượng sách giáo trình và cập nhật liên tục các loại sách mới đáp ứng nhu cầu mượn về và tham khảo tại thư viện của GV và SV… phục vụ cho quá trình dạy và học của giảng viên và sinh viên.

3.3.4. Cần kết hợp với các tổ chức khác để giáo dục đạo đức cho sinh viên

Việc đổi mới PPDH môn TTHCM đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Tuy nhiên, nếu có sự kết hợp với các thầy cô bộ môn khác, sinh viên sẽ nhanh chóng có những thói quen, hành vi tích cực. Các hoạt động của Đoàn Thanh niên giúp các em tự tin hơn, có tinh thần tập thể, xung kích vì được trải nghiệm thực tế, đặc biệt cách cư xử, cố vấn xử lý tình huống sư phạm, giáo dục sinh viên cá biệt của giảng viên chủ nhiệm có tác động rất lớn đến việc hình thành phẩm chất đạo đức cho sinh viên. Vì vậy giảng viên bộ môn TTHCM rất cần sự cộng tác của các thầy cô các khoa, bộ môn khác, tổ chức Đoàn Thanh niên đặc biệt là cố vấn học tập của lớp.

Giáo dục thông qua nội dung trên lớp kết hợp với giáo dục ngoài lớp học. Giáo dục ý thức đạo đức, tư tưởng cho sinh viên không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn phải biến nhận thức đó thành hành động, thói quen, hành vi. Giáo dục thông qua nội dung môn học là con đường hình thành nhận thức về ý thức, tư tưởng một cách tốt nhất, còn giáo dục bên ngoài lớp học lại là sự hình thành thói quen một cách tốt nhất. Những hình thức giáo dục ngoài lớp học bao gồm:

+ Thông qua môi trường sống của sinh viên (ăn ở, sinh hoạt…) + Điều kiện học tập của sinh viên ngoài giờ lên lớp

+ Thông qua vai trò gương mẫu của thầy cô giáo + Thông qua các hoạt động xã hội của đoàn thể + Đi thực tế chuyên môn

Kết luận chương 3

Trên cơ sở kết quả và quá trình thực nghiệm vận dụng một số PPDH tích cực trong dạy học phần TTHCM về đạo đức môn TTHCM nhằm giáo dục đạo đức cho sinh viên, chúng tôi đã xây dựng và đưa ra quy trình thực hiện đổi mới PPDH môn TTHCM nhằm giáo dục đạo đức cho sinh viên. Quy trình đã phản ánh được vai trò định hướng của giảng viên và vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên.

Để quy trình vận dụng PPDH tích cực trong dạy học môn TTHCM nhằm giáo dục đạo đức cho sinh viên đạt hiệu quả, chúng tôi cũng đã đưa ra những điều kiện cụ thể với giảng viên, sinh viên và các cấp quản lý. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học bộ môn nhằm giáo dục đạo đức cho sinh viên.

KẾT LUẬN

Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Trường Đại học là nhiệm vụ của toàn ngành Giáo dục nói chung và giảng viên dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong Trường Đại học nói riêng.

Thực tiễn dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Tây Bắc cho thấy đa số sinh viên chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa thực sự hứng thú với môn học. Điều đó dẫn đến hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên còn thấp. Giảng viên dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh tuy đã hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên song do hạn chế về nhận thức và khả năng thực hiện, đổi mới PPDH còn nhiều vấn đề bất cập nên hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên chưa cao.

Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài, bước đầu chúng tôi đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trong trường đại học nói chung và đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc nói riêng. Chúng tôi đã tiến hành thiết kế bài giảng thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm.

Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính khả thi của giả thuyết “Nếu tăng cường đổi mới PPDH môn TTHCM thì việc giáo dục đạo đức cho sinh viên sẽ đạt hiệu quả hơn so với việc sử dụng PPDH truyền thống trước đó”. Nhiều sinh viên đã thay đổi cách học, tâm lý và cách đánh giá về môn học, từng bước nâng cao ý thức đạo đức cho bản thân, phát huy vai trò của sinh viên trong quá trình học. Các em đã hứng thú hơn với môn học, tinh thần học tập đối với môn học cao hơn rõ rệt.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đưa ra quy trình, điều kiện thực hiện và những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học nói chung và ở Trường Đại học Tây Bắc nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB. Chính

trị Quốc gia Hà Nội.

2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về

đạo đức, NXB. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hà Nội.

3. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2006), Học tập đạo đức Bác Hồ, NXB. Thanh

niên, Hà Nội.

4. Hoàng Chí Bảo (2006), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB. Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Khánh Bật (2006), Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Lý luận Chính

trị, Hà Nội.

6. Mai Văn Bính (Chủ biên) (1991), Một số vấn đề về thời đại và đạo đức, Đại học Sư phạm Hà Nội.

7. Đoàn Trung Còn (1999), Tam tự kinh, NXB. Đồng Nai.

8. Công an nhân dân học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2008), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Phạm Khắc Chương (1997), L.A. Cômenxki – Ông tổ của nền sư phạm hiện đại, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

10. Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2009), Đạo đức học,

NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

11. Nguyễn Nghĩa Dân (1998), Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức

và giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Dương (2012), Vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Ninh

Giang - Hải Dương, thông qua dạy học phần “công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.

13. Dương Tự Đam (2008), Giáo dục thanh niên kế thừa nhân cách Hồ Chí

Minh để trưởng thành và phát triển, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, NXB. Văn hóa, Hà Nội.

15. Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp

hành Trung ương khóa VII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp

hành Trung ương khóa VIII, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc

lần thứ X, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp

hành Trung ương khóa X, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VII,

NXB. Thanh niên, Hà Nội.

25. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VIII,

26. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ IX,

NXB. Thanh niên, Hà Nội.

27. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ X,

NXB. Thanh niên, Hà Nội.

28. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 1, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 2, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 3, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 4, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 5, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học tây bắc qua dạy học môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)