Vai trò của dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học tây bắc qua dạy học môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Vai trò của dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo

dục đạo đức cho sinh viên

Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên là một trong những vấn đề quan trọng trong mục tiêu giáo dục bậc Cao đẳng, Đại học ở nước ta từ trước đến nay. Để thực hiện điều này, Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường Cao đẳng, Đại học thực hiện nhiều nội dung, với nhiều hình thức thông qua chương trình, giáo trình giảng dạy, học tập; thông qua vai trò của tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong nhà trường; thông qua việc phối hợp với gia đình sinh viên và toàn xã hội, trong đó có vai trò của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn Tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy ở các trường Cao đẳng, Đại học đã làm hoàn chỉnh hệ thống các môn Lý luận Chính trị, góp phần khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của toàn Đảng, toàn dân ta, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng; nâng cao nhận thức chính trị và lý tưởng cách mạng cho sinh viên. Đặc biệt, bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh còn có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống mới văn minh, lành mạnh cho sinh viên, vị trí này các bộ môn khác không thể thay thế được. Điều này xuất phát từ những lý do sau đây:

Thứ nhất, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng, nhà tư tưởng quan tâm

hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài và gian khổ của mình, Người luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức và lý tưởng cách mạng cho mọi người, nhất là cán bộ đảng viên và thế hệ trẻ. Người luôn coi đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Người dạy: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng,

mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [36, 283]. Người còn căn dặn: Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên.

Những vấn đề về đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện, sâu sắc, hình thành một hệ thống lý luận về đạo đức từ vị trí, vai trò của đạo đức, đến các chuẩn mực đạo đức cơ bản và các nguyên tắc để xây dựng đạo đức. Hồ Chí Minh là nhà đạo đức học vĩ đại, khai sinh ra một nền đạo đức mới là đạo đức cách mạng, ý nghĩa khoa học và nhân văn từ tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người là rất lớn.

Thứ hai, Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực, sáng ngời về đạo

đức cách mạng, không chỉ thể hiện ở lý tưởng cách mạng suốt đời Người theo đuổi là cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, một lòng một dạ tận tuỵ phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc mà còn thể hiện nhất quán, rõ nét trong phong cách làm việc, sinh hoạt, giao tiếp, nếp sống hàng ngày của Người. Tấm gương đạo đức Bác Hồ có sức cuốn hút lớn, có sức cảm hoá lan toả tới tất cả mọi người, kể cả kẻ thù của dân tộc. Bản thân tấm gương đó có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đúng như Bác đã viết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ làm một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [28, 263].

Thứ ba, Hồ Chí Minh là người gần gũi với các thế hệ người Việt Nam,

“Người là Cha, là Bác, là Anh” trong mỗi gia đình Việt Nam. Dù Người đã từ biệt thế giới này hơn 40 năm nhưng hình ảnh của Người vẫn sống mãi một cách thân thương trong tâm thức của mỗi người. Khi nói về cuộc đời và đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta không hề thấy sự xa lạ. Đó là một thuận lợi của việc giáo dục đạo đức.

Thứ tư, Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

với nó là cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong những năm qua đã thực sự tạo ra được những hiệu quả thiết thực trong việc tuyên truyền, giáo dục và nâng cao đạo đức cách mạng, làm cho mọi người càng thêm tôn kính, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, thôi thúc mọi người sống và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Cuộc vận động và cuộc thi trên đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, mọi cấp, mọi ngành, trong đó có ngành Giáo dục nhiệt tình, hưởng ứng, thực hiện và tham gia. Trong các trường Cao đẳng, Đại học, bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần to lớn trong việc đưa lại hiệu quả cho cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong sinh viên.

Qua những vấn đề trên, chúng ta có thể kết luận rằng: Giáo dục tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nội dung cơ bản của bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Cao đẳng, Đại học, góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Giáo dục đạo đức qua bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cần tập trung vào 2 nội dung chính sau:

Một là, giáo dục lẽ sống cách mạng cho sinh viên qua tư tưởng và cuộc

đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

Lẽ sống là một phạm trù cơ bản của đạo đức học. Lẽ sống sẽ quyết định mục đích cuộc sống, động lực của sự phấn đấu, đồng thời cũng quyết định toàn bộ tình cảm cũng như hành vi đạo đức của mỗi người. Cuộc đời Hồ Chí Minh vô cùng đẹp đẽ và cao thượng vì Người có một lẽ sống cao đẹp và phấn đấu cho lẽ sống đó suốt cả cuộc đời. Lẽ sống đó là đấu tranh cho độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Người kiên định lẽ sống đó từ khi ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi giã biệt thế giới này. Vì lẽ sống đó, Người đã chấp nhận mọi khó khăn gian khổ, “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

Ngày nay, nước ta đã được độc lập, tự do, hoà bình, thống nhất nhưng vẫn là một trong những nước có thu nhập trung bình thấp, có nguy cơ tụt hậu, lạc hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; đời sống của đa số người dân vẫn khó khăn, gian khổ; các tệ nạn, tiêu cực xã hội vẫn tồn tại và phát sinh, chưa được khắc phục triệt để... Trong tình hình đó thì sinh viên - thanh niên trí thức phải suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần thực hiện lẽ sống của Bác Hồ, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, làm cho nước Việt Nam phát triển để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác hằng mong muốn?

Vấn đề lẽ sống có thể được đề cập đến trong tất cả các bài giảng (các chương) của chương trình giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể coi đây là trục cốt lõi trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên qua môn học này.

Hai là, giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua nội dung tư tưởng Hồ

Chí Minh về đạo đức trong Chương VII của chương trình và giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ tới việc Bác Hồ đã thực hiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng như thế nào trong hoạt động cách mạng và trong đời công cũng như đời tư của mình.

Nếu giảng viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh chú ý đúng mức đến những vấn đề này thì tin chắc rằng sẽ tạo ra hiệu quả thiết thực trong việc giáo dục đạo đức, định hướng lý tưởng, lẽ sống cao đẹp cho sinh viên trong thế kỷ mới và mãi mãi về sau. Tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng cho thanh niên, sinh viên và toàn dân biết sống hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng Sản, về Tổ quốc Việt Nam, tự nguyện “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Trên cơ sở kiến thức đã được học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết

thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, con đường cách mạng mà HCM và Đảng ta đã lựa chọn.

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trƣờng Đại học Tây Bắc qua dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Tây Bắc

Trường Đại học Tây Bắc được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các tỉnh Tây Bắc, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch vụ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc.

Có thể nói, sự ra đời của Nhà trường (theo quyết định số 267/QĐ ngày 30/6/1960 của Bộ Giáo dục) đã góp phần đặt nền móng cho sự nghiệp đào tạo cán bộ, giáo viên khu vực Tây Bắc. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Trường gồm 10 khoa, đào tạo 26 ngành học hệ đại học và 18 ngành học hệ cao đẳng trong đó bao gồm các ngành sư phạm như Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Chính trị, Tiếng Anh, Thể chất, Tiểu học, Mầm non, Sinh - Hóa, Sử - Địa, Toán - Lý, Văn - Giáo dục công dân. Và những ngành ngoài sư phạm như Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Lâm sinh, Chăn nuôi, Bảo vệ thực vật, Nông học, Kế toán, Quản trị kinh doanh. Ngoài ra nhà trường còn liên kết đào tạo đại học ngành Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh. Nhà trường cũng đã liên kết với một số trường đại học: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, mở được 26 lớp thạc sỹ thuộc các chuyên ngành: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử, Địa lý, Hóa học Chính trị, Vật lý, Khoa học máy tính, Giáo dục Thể chất, Nông học, Lâm sinh, Kinh tế, Quản lý giáo dục… Địa bàn tuyển sinh được mở rộng quy mô toàn quốc, chất lượng tuyển đầu vào ngày càng được nâng cao.

Số sinh viên Nhà trường ở cả 3 hệ Cao đẳng, Đại học chính quy và Đại học liên kết đào tạo hiện nay là 8 906 sinh viên. Trong đó hệ Cao đẳng là 1 653 sinh viên, hệ đại học chính quy là 6 917 và hệ Đại học liên kết đào tạo là 336 sinh viên. Sinh viên trường Đại học Tây Bắc đến từ rất nhiều các dân tộc khác nhau. Dân tộc Kinh là 2 473 sinh viên còn lại là sinh viên các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Kháng, H’ Mông, Sán Chỉ, Tày, Khơ Mú, Dao, Hà Nhì, La Ha, Giáy, Lào… và 61 du học sinh Lào.

Trường chuyển xuống cơ sở mới tại tổ 2 phường Quyết Tâm thành phố Sơn La được 6 năm, cơ sở vật chất bước đầu được hình thành đã phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu và hoạt động của sinh viên trong trường.

Trường có tổ chức Đoàn vững mạnh, kinh nghiệm, thường xuyên tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ trẻ… đã tạo được môi trường học tập, sân chơi lành mạnh lôi cuốn được đông đảo sinh viên tham gia đồng thời giúp rèn luyện lý tưởng, kỹ năng sống, tránh xa các tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, Nhà trường còn tồn tại nhiều khó khăn do yếu tố khách quan mang lại. Trường được xây dựng tại tỉnh Sơn La nằm ở trung tâm vùng Tây Bắc, là một tỉnh biên giới nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. Sinh viên Trường Đại học Tây Bắc phần lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ,... Họ có sự hạn chế về nhiều mặt như trình độ nhận thức, điều kiện kinh tế, các tập tục của bản làng. Tính cộng đồng rất cao, múa hát tập thể và rượu cần là nét văn hóa đặc trưng của họ vì vậy sinh viên dân tộc thiểu số hay bỏ học đi uống rượu hoặc nghỉ học quá số buổi nhà trường cho phép trong những dịp lễ hội. Trung thực, thẳng thắn, có tính tự ái, tự ti cao khi bị học lại, trượt ca hoặc bị xúc phạm họ sẵn sàng bỏ học.

Tình yêu nam nữ thể hiện rất sớm, một số trường hợp sinh viên nữ đã lập gia đình, có con sau đó mới thi đỗ và học nên thường xuyên phải xin nghỉ

học khi con ốm đau. Không ít sinh viên sẵn sàng xin bảo lưu, thậm chí là bỏ học để lập gia đình riêng, sinh con.

Khả năng tài chính của một số sinh viên vùng đặc biệt khó khăn là rất hạn hẹp nếu không được sự hỗ trợ của nhà nước, các nhà hảo tâm thì rất có thể các em phải bỏ học đi tìm việc làm kiếm tiền.

1.2.2. Thực trạng và sự cần thiết giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Trường Đại học Tây Bắc qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sinh viên Trường Đại học Tây Bắc luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun trồng. Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình. Họ đang ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học - công nghệ, để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Rất nhiều phong trào thi đua, như Thanh niên tình nguyện, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ học đường... được đông đảo sinh viên hưởng ứng, thực hiện.

Nhằm mục đích chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, Trường Đại học Tây Bắc nhận định bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, là bộ môn có nội dung sát với nội dung giáo dục đạo đức nói chung ở các trường Cao đẳng, Đại học, đồng thời việc nghiên cứu, học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng của cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát động trong toàn Đảng, toàn dân ta.

Qua tìm hiểu cho thấy phần lớn SV được hỏi cho rằng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh rất bổ ích. Từ học môn này, nhiều SV đã cố gắng phấn đấu toàn diện cả về học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành đoàn viên ưu tú, cảm

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học tây bắc qua dạy học môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 27)