7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Điều kiện thực hiện đối với giảng viên
Giảng viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, là người định hướng, dẫn dắt người học thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động, tích cực. Họ là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục đạo đức cho sinh viên. Để hoàn thành được nhiệm vụ đó, đội ngũ giảng viên phải đảm bảo những điều kiện nhất định:
Giảng viên dạy TTHCM cần phải có trình độ chuyên môn vững vàng và nghiệp vụ sư phạm đầy đủ. Thực tế dạy học đã chỉ rõ, giảng viên chỉ có thể
dạy tốt, có phương pháp dạy hay khi họ nắm vững, hiểu sâu kiến thức mà mình dạy. Tri thức của môn TTHCM rất khó và trừu tượng. Nếu giảng viên không được đào tạo đúng chuyên môn, hiểu sâu sắc và đúng kiến thức thì sao có thể truyền thụ có hiệu quả tri thức cho sinh viên. Sao có thể giúp sinh viên thấy được cái hay, cái bổ ích, của môn TTHCM. Đồng thời khi hiểu sâu sắc kiến thức chuyên môn, giảng viên mới có thể cập nhật đúng, khai thác chuẩn thông tin từ các kênh khác, từ các bộ môn khoa học có liên quan, để làm phong phú thêm hiểu biết của mình, phục vụ đắc lực cho bài giảng. Giảng viên có chuyên môn vững sẽ tạo phong cách tự tin trong giảng dạy, sự tôn trọng của đồng nghiệp, niềm tin yêu ở SV. Đó là phẩm chất vô cùng quan trọng của người thầy để tiến hành và duy trì bền vững sự nghiệp dạy học.
Bên cạnh đó việc nắm vững nội dung dạy học chính là cơ sở chủ yếu nhất để người giảng viên lựa chọn phương pháp dạy học. Chỉ khi nắm vững nội dung bài giảng, giảng viên mới xây dựng được ý tưởng về bài giảng, xây dựng được cấu trúc bài giảng, lựa chọn và kết hợp sử dụng phương pháp và phương tiện ở những thời điểm hợp lí khoa học.
- Giảng viên dạy TTHCM phải tâm huyết với nghề. Trong bất cứ công việc nào người tiến hành công việc phải có tâm huyết với công việc thì mới đạt được kết quả cao. Nghề dạy học không nằm ngoài quy luật đó. Bởi vậy mỗi giảng viên muốn thành công trong mỗi tiết dạy cũng như trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục của mình đòi hỏi giảng viên phải yêu nghề dạy học, vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện đúng chức năng người giảng viên.
Yêu nghề thể hiện trước hết ở sự say mê nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tri thức chuyên môn giảng dạy, luôn cập nhật kiến thức chuyên môn bổ sung cho bài giảng của mình mang tính thời sự, hiện đại khoa học. Cũng như nghiên cứu phương pháp dạy học để phương pháp dạy học của mình luôn phù hợp với tri thức và với người học cao nhất. Người giảng viên phải biết trăn trở khi lên lớp chưa đạt được kết quả cao để tìm ra những phương pháp truyền đạt tri thức phù hợp với sinh viên.
Đổi mới phương pháp dạy học TTHCM nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho SV là sự thay đổi một thói quen, thay đổi một phương pháp dạy học truyền thống. Việc thiết kế và thực hiện một bài giảng TTHCM theo hướng đổi mới đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết và trách nhiệm của người thầy. Thực tế dạy học cho thấy, GV thường xuyên sử dụng thuyết trình trong giảng dạy mà không kết hợp với các phương pháp dạy học khác bởi một nguyên nhân đó là các phương pháp khác mất quá nhiều thời gian, công sức. Để làm một đồ dùng trực quan đòi hỏi nhiều công sức, để xây dựng tình huống có vấn đề phải có sự đào sâu nghiên cứu thấu đáo bài giảng. Lúc này sự say mê với nghề, yêu SV sẽ là động lực giúp người GV vượt qua tất cả. Nếu không tâm huyết với nghề, với công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, thì rất dễ trở về với phương pháp dạy học truyền thống và như vậy hiệu quả giáo dục đạo đức cho SV qua dạy học TTHCM sẽ bị hạn chế.
Giảng viên phải có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức tốt, là tấm gương sáng về đạo đức, về nhận thức và thực hiện những nội dung của TTHCM về đạo đức, là tấm gương về tự học, tự sáng tạo.
Giảng viên phải biết quan tâm, động viên, nhiệt tình giúp đỡ sinh viên trong học tập cũng như trong cuộc sống giúp sinh viên có niềm tin, nghị lực để vươn lên, luôn vững vàng trong cuộc sống.
Giảng viên cần phải nắm vững trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên, từ đó các nội dung và các phương pháp phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong việc lĩnh hội tri thức và vận dụng vào thực tiễn sinh động. Giáo dục đạo đức đòi hỏi người thầy giáo phải theo sát người học, nắm được diễn biến tâm lý lứa tuổi, tâm tư tình cảm của người học, những tác động tích cực và tiêu cực đang diễn ra trong xã hội để từ đó có biện pháp tác động cho phù hợp.
Giảng viên cần phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật các thông tin mới có tính thời sự, tính
thực tiễn phục vụ cho bài giảng. Nếu người giảng viên nói chung, giảng viên dạy TTHCM nói riêng không thường xuyên cập nhật thông tin mới, nâng cao trình độ hiểu biết và trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ trở nên lạc hậu lỗi thời trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, không đáp ứng được nhu cầu học tập của người học, bài giảng không sinh động, không mang tính thời sự, không có tính thuyết phục cao đối với người học. Vì vậy đây có thể coi là nhiệm vụ thường xuyên, bắt buộc để có thể đảm nhiệm được sứ mệnh của mình.