7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp
Trên cơ sở lý luận và quá trình thực nghiệm giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc qua giảng dạy phần “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, quy trình thực hiện bài giảng trên lớp gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra bài cũ
Tri thức các bài học trong chương trình có quan hệ lôgic với nhau, bài học trước là cơ sở tiền đề cho bài học sau, kiểm tra bài cũ giúp giảng viên đánh giá và sinh viên tự đánh giá được mức độ nhận thức của sinh viên trong bài học trước, đồng thời khẳng định những lợi ích mà bài học trước đã mang lại cho sinh viên, thông qua kiểm tra bài cũ giảng viên có thể giới thiệu bài mới. Hoạt động kiểm tra bài cũ với mục tiêu chính là đánh giá kết quả học tập ở bài học trước, thu thập thông tin phản hồi và tạo tâm thế chủ động trước bài học mới. Tổ chức hoạt động này phải thường xuyên thành nề nếp, hình thức kiểm tra phải đa dạng, phải thiết kế nội dung chi tiết, tạo không khí hào hứng nhằm đem lại hiệu quả.
Bước 2: Giới thiệu bài mới
Giảng viên giới thiệu mục tiêu bài học trong sự liên hệ với bài cũ và các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong thực tiễn, nêu lợi ích của bài học đối với sinh viên, tạo nhu cầu, niềm tin, cảm giác thoải mái, sẵn sàng tiếp thu cho sinh viên. Giảng viên có thể sử dụng một tình huống, một đoạn trích dẫn, một câu truyện ngắn hoặc trình chiếu một đoạn phim ảnh... sau đó đặt ra một vài câu hỏi hướng sinh viên vào vấn đề của bài học và biến họ thành người chủ động lĩnh hội hay giải quyết.
Bước 3: Dạy bài mới
- Giảng viên đặt ra các hoạt động cụ thể, đó là những vấn đề cần giải quyết và yêu cầu công việc đối với giảng viên và sinh viên.
- Đưa ra các ý tưởng và giải pháp
- Tranh luận bao gồm (cung cấp các bằng chứng, lợi ích khi áp dụng các giải pháp và các chương trình hành động cụ thể).
Bước 4: Củng cố, luyện tập
Giảng viên tổng kết, khái quát toàn bộ nội dung bài giảng, nhấn mạnh những điểm cần thiết, cũng có thể yêu cầu sinh viên tự tổng kết dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Bước 5: Hướng dẫn học tập ở nhà
Giảng viên giao nhiệm vụ cho sinh viên học ở nhà bao gồm: Nhiệm vụ làm bài tập, tiếp tục nghiên cứu, củng cố kiến thức bài học và nhiệm vụ chuẩn bị phương tiện, tài liệu cho bài học sau.
Trong quá trình thực hiện bài giảng trên lớp, cả GV và SV phải thực hiện đúng quy trình đã đề ra, trong đó, GV giữ vai trò chủ đạo, là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành, dẫn dắt, gợi mở… SV chủ động, tích cực lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên, trong quá trình đó, cả GV và SV cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất, người dạy chủ động hoàn toàn trong việc triển khai các hoạt
dộng dạy học đã định trước, thực sự trở thành người tổ chức, dẫn dắt người học tiến hành các hoạt động học để nhận biết và lĩnh hội kiến thức. Đồng thời, cả người dạy và người học tránh được các tình huống ngoại lệ ngoài ý muốn làm cho tiến trình bài giảng không được đảm bảo, mất thời gian, ảnh hưởng tới kết quả bài giảng.
Thứ hai, người học không những được chủ động tiếp nhận và khẳng
định kiến thức, kỹ năng, thái độ của mình, mà còn cung cấp cho người dạy những thông tin về nhu cầu, năng lực, sự hiểu biết của bản thân cho người dạy. Đây là biểu hiện về kết quả của sự tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học, điều kiện để người dạy điều chỉnh các thiết kế và tổ chức dạy học đi đến chuẩn mực.
Thứ ba, cho dù người dạy có trình độ cao về nghiệp vụ chuyên môn,
có nhiều kỹ năng kỹ xảo về sư phạm, nếu dạy học không có quy trình, dạy học trên lớp một cách tuỳ tiện, ngẫu hứng thì sẽ không thực hiện được mục tiêu bài học một cách hoàn hảo, và đã vi phạm quy chế dạy học.
Tóm lại, việc thực hiện đúng quy trình bài giảng trên lớp là ngyên tắc bắt buộc. Trong quy trình, mỗi bước đều có chức năng, nhiệm vụ riêng mà người dạy không thể coi thường hay xem nhẹ hoặc tùy tiện cắt bỏ, việc thực hiện tốt các bước trong quy trình giảng dạy góp phần vào việc thực hiện toàn bộ bài một cách hoàn chỉnh. Ngược lại, người dạy cũng không thể quá đề cao hay coi trọng quá mức một công đoạn nào trong quy trình giảng dạy, mà quan trọng hơn cả là phải biết thực hiện một cách khoa học, linh hoạt các bước trong quy trình dạy học phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể mới đem lại kết quả cao.