7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Thực trạng và sự cần thiết giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đạ
Trường Đại học Tây Bắc qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sinh viên Trường Đại học Tây Bắc luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun trồng. Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình. Họ đang ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học - công nghệ, để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Rất nhiều phong trào thi đua, như Thanh niên tình nguyện, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ học đường... được đông đảo sinh viên hưởng ứng, thực hiện.
Nhằm mục đích chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, Trường Đại học Tây Bắc nhận định bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, là bộ môn có nội dung sát với nội dung giáo dục đạo đức nói chung ở các trường Cao đẳng, Đại học, đồng thời việc nghiên cứu, học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng của cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát động trong toàn Đảng, toàn dân ta.
Qua tìm hiểu cho thấy phần lớn SV được hỏi cho rằng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh rất bổ ích. Từ học môn này, nhiều SV đã cố gắng phấn đấu toàn diện cả về học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành đoàn viên ưu tú, cảm
tình đảng và đảng viên. Tuy nhiên, chúng tôi thấy đang có khó khăn cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn rất quan trọng này.
Hiện nay, đội ngũ giảng viên dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh còn thiếu. Cả trường có 11 giảng viên (GV) dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh kèm nhiều môn học khác. Đội ngũ GV môn Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 1 GV chuyên ngành TTHCM, 3 GV chuyên ngành Lịch sử Đảng và TTHCM, 3 GV chuyên ngành CNXH, 1 GV chuyên ngành Xã hội học và 3 GV được đào tạo GDCT. Trong đó có 5 GV trình độ thạc sỹ còn lại 6 GV đang học Cao học. GV phải dạy quá nhiều giờ do quy mô đào tạo tăng gồm cả hệ ĐH và CĐ, hệ sư phạm và ngoài sư phạm. Thực trạng này làm cho ĐNGV có ít thời gian nghiên cứu khoa học, chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp.
Cán bộ giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh còn hạn chế về ngoại ngữ, nắm bắt các phương tiện giáo dục hiện đại… nên rất ít áp dụng phương pháp mới mà chủ yếu là cách dạy truyền thống, giảng viên đọc, sinh viên ghi, không nghiên cứu tài liệu trước. Vẫn còn tồn tại tình trạng GV lấy nhiệt tình bù tri thức, đơn giản hoá khi phân tích lý luận khoa học; chưa nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, chỉ thiên về thành tích, ưu điểm, theo ý muốn chủ quan, hoặc dựa trên những kết luận có sẵn. Bên cạnh đó, khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy thiếu thường xuyên, chưa coi trọng công tác tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm và bổ sung những nội dung mới về lý luận vào bài giảng. Hình thức thảo luận tại tổ, lớp tuy có áp dụng nhưng hạn chế; tổ chức xem phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, tham quan các viện bảo tàng chưa nhiều. Việc sử dụng các thiết bị, phương tiện hiện đại vào giảng dạy như đèn chiếu, mô hình, đĩa CD... còn ít.
Đại bộ phận SV chưa có suy nghĩ rằng Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học chính, chưa nhận thức được tính khoa học và sự cần thiết của môn học này. Sinh viên thường quen cách “học thuộc lòng” nên không nắm được bản chất vấn đề, ít suy nghĩ vận dụng, liên hệ giữa lý luận và thực tiễn.
Kết quả giáo dục đạo đức cho sinh viên qua dạy học môn TTHCM chưa thực sự đạt hiệu quả. Tiến hành khảo sát trên 248 sinh viên K51 hệ đại học, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.1: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của môn TTHCM Nhận thức về môn học Số lượng (SV) Tỷ lệ (%)
Môn học quan trọng 67 27
Môn học bình thường 160 64.5
Môn học vô ích 21 8.5
Bảng 1.2: Mức độ hứng thú của sinh viên khi học môn TTHCM Mức độ hứng thú Số lượng (SV) Tỷ lệ (%)
Hứng thú 32 12.9
Bình thường 140 56.5
Nhàm chán, không hứng thú 76 30.6
Qua việc điều tra cho thấy đa số sinh viên chưa nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học. Phần lớn cho rằng đây là môn học học cũng được mà không học cũng được. Một số sinh viên còn cho rằng đây là môn học phụ, không cần thiết cho nghề nghiệp sau này nên phần lớn sinh viên không đầu tư nhiều thời gian, công sức vào môn học này.
Nhìn vào bảng số liệu, ta cũng thấy được đa số sinh viên không hứng thú lắm (mức độ bình thường) với môn học và số lượng sinh viên cảm thấy nhàm chán với môn học cũng không phải là nhỏ.
Sự hứng thú với môn học là vấn đề hết sức quan trọng, nó sẽ góp phần nâng cao năng lực tự nhận thức và tích cực học tập. Khi không có hứng thú với môn học thì sinh viên sẽ không tích cực và chủ động nhận thức, ít tìm tòi các phương pháp học tập có hiệu quả, việc học tập mang tính đối phó. Giáo dục đạo đức cho sinh viên qua dạy học môn TTHCM có đạt hiệu quả cao hay không, khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn có tốt hay không thì trước hết sinh viên phải có hứng thú với môn học TTHCM.
Kết hợp với Phòng Công tác chính trị và quản lý người học và qua theo dõi sổ ghi đầu bài chúng tôi nhận thấy tình trạng sinh viên đi học muộn, bỏ tiết, nghỉ học không lý do, bỏ học, vi phạm quy chế thi…diễn ra khá phổ biến.
Do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận sinh viên trường Đại học Tây Bắc đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa... làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh niên, nhất là khi thiếu kiến thức về vấn đề này. Thậm chí còn có tình trạng sinh viên tham gia vào đường dây ghi số đề, cờ bạc, cho vay nặng lãi, dẫn đến sinh viên này trở thành chủ nợ của sinh viên khác với số tiền từ một vài triệu lên đến hàng trăm triệu… Thêm vào đó Nhà trường lại được đặt tại Sơn La một điểm nóng về nạn buôn bán ma túy chuyển từ Lào về Việt Nam nên một số sinh viên thiếu bản lĩnh đã rơi vào vòng nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật. Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân họ, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội. Mặt khác, cũng cần nói rằng, các thế lực thù địch đang “chờ đợi” và sẽ ra sức khai thác, lợi dụng những hiện tượng đó để tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng chống phá và ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết cần làm rõ những nguyên nhân nào khiến sinh viên ít hứng thú với môn học này.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân: Nội dung môn học liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng ở tầm khái quát cao nên tương đối trừu tượng, khó hiểu, khó nhớ, khó học; PPDH chủ yếu là đọc - chép nên dễ gây nhàm chán cho người học; sinh viên ít được trải nghiệm thực tế, ít được liên hệ thực tế với những biểu hiện đa dạng phức tạp nên cho rằng môn học này không cần thiết cho nghề
nghiệp của các em sau này. Trong số đó, nguyên nhân được sinh viên lựa chọn nhiều nhất là nguyên nhân về nội dung và phương pháp dạy học.
Ngoài ra, giảng viên bộ môn cho rằng môn học chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức, việc thông qua nội dung dạy học để hình thành phẩm chất, thái độ, kỹ năng cho người học thường ít được đề cập vì lượng kiến thức, nhiệm vụ của môn học thì lớn nhưng số đơn vị học trình thì ngày càng bị cắt giảm, số lượng sinh viên thường quá đông. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên qua dạy học môn TTHCM thường không có hiệu quả hoặc ít được đề cập đến.
Qua điều tra về những nguyên nhân dẫn đến thực trạng dạy và học môn TTHCM thì vấn đề PPDH là mục có thứ tự thứ nhất về tầm quan trọng.
Vì vậy việc đổi mới PPDH môn TTHCM có thể coi là một trong những giải pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên.