Nhận định điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của BIDV Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa sau khi cổ phần hóa (Trang 66)

6. Kết cấu của Luận văn

2.6 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của BIDV Khánh Hòa

+ Điểm mạnh

Uy tín BIDV trên thị trường được đánh giá cao, BIDV luôn được Chính phủ

tin cậy, giao nhiệm vụ đề xuất và triển khai thực hiện những dự án quy mô lớn, thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh.

Thương hiệu mạnh và ngày càng được củng cố, được khẳng định trên thị

trường tài chính - tiền tệ trong nước và đã được đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ. Đạt nhiều giải thưởng Thương hiệu do nhiều tổ chức, chính phủ và các nước ban tặng. Lịch sử hình thành và phát triển lâu dài (từ năm 1957). Ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có quan hệ đại lý, thanh toán với hơn 1000 ngân hàng trên toàn thế giới... Các định chế tài chính quốc tế như WB, ADB, JBIC, IMF, ECB và các chương trình tài trợ song phương tín nhiệm lựa chọn BIDV để uỷ thác giải ngân các dự án lớn như chuỗi ba dự án tài chính nông thôn trị giá 550 triệu USD, khoản tín dụng từ Ngân hàng Phát triển Châu Âu (EIB) trị giá 500 triệu USD …

Đội ngũ quản lý có tư duy năng động. Quản trị điều hành quản lý kinh doanh

và mô hình hoạt động được đổi mới và hướng dần theo thông lệ quốc tế. Ban lãnh đạo đã mạnh dạn đưa lực lượng cán bộ trẻ, năng lực và trình độ vào các vị trí chủ chốt. Thay đổi nhận thức kinh doanh theo hướng hiện đại, phong cách công nghịêp.

Nguồn nhân lực tương đối trẻ, có trình độ và được đào tạo. BIDV KH đã và

đang thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng làm việc, phục vụ khách hàng và trình độ ngoại ngữ của nhân viên.

Quy mô tổng tài sản lớn thứ 2 toàn hệ thống, tăng trưởng ở mức trên 13% so

với năm 2012 đạt 548.386 tỷ. Quy mô huy động vốn của BIDV đứng thứ 2 trong khối NHTM Nhà nước, đạt 339.902 tỷ, tăng 12% so với năm 2012.

Mức độ tăng trưởng vốn, tài sản và khả năng sinh lời cao nhờ tăng quy mô

trong hoạt động huy động vốn, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp, tập trung chủ yếu tại các khu vực đô thị, có vị trí thương mại thuận lợi và sở hữu một trong những hệ thống thanh

toán tốt nhất tại Việt Nam. BIDV đã năm thứ 3 liên tiếp nhận giải thưởng "Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ kinh doanh ngoại tệ (FX) tốt nhất năm " - do các ngân hàng và định chế tài chính bình chọn trên tạp chí AsiaMoney.

Hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư. Khả năng tài chính đủ lớn, đáp ứng nhu cầu mở rộng, nâng cao trình độ công nghệ. Trình độ công nghệ

đang dần hiện đại hoá và tiệm cận tiêu chuẩn các NHTMCP hàng đầu Việt Nam.

Chú trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp, BIDV đã ban hành và

đăng ký bản quyền đối với bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và bộ quy tắc ứng xử BIDV; 10 nguyên tắc giao dịch khách hàng.

Thực hiện thành công dự án hiện đại hoá, cấu trúc hệ thống NH, nền tảng cơ

sở cho triển khai cung cấp nhất quán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Về mạng lưới kênh phân phối được chú trọng phát triển kể cả hệ thống kênh phân phối truyền thống là các Chi nhánh, Phòng giao dịch… và hệ thống ngân hàng điện tử như ATM, POS, Homebanking và Internet banking Mobile Banking. Mạng lưới hoạt động hiệu quả. Hệ thống POS và ATM nhìn chung hoạt động ổn định, an toàn.

Về sản phẩm huy động vốn giai đoạn 2010 - 2013 tăng trưởng cao qua các năm, Nhìn chung, hoạt động huy động vốn thời gian qua rất khả quan. Hoạt động cho vay của BIDV Khánh Hoà đã chuyển dịch dần cơ cấu sang tín dụng bán lẻ.

Về công tác chăm sóc khách hàng nâng cao chất lượng phục vụ được cải

thiện rõ rệt thông qua việc triển khai chính sách khách hàng, bố trí lại khu vực giao dịch khách hàng cá nhân, thực hiện 10 nguyên tắc giao dịch. Chi nhánh đã tiến hành phân đoạn khách hàng (phân ra khách hàng VIP, khách hàng thân thiết và khách hàng phổ thông) để thực thi chính sách khách hàng

Điểm yếu của BIDV Khánh Hòa: Mặc dù có tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng thị phần của BIDV KH đang bị sụt giảm.

Từ 2010 đến 2013 thị phần huy động giảm từ 12% xuống 11%. Huy động vốn

có sự phát triển tốt, tuy nhiên công tác nắm bắt và phân tích thị trường vẫn chưa được đầu tư thích đáng, Chi nhánh vẫn chưa chủ động thu thập, phân tích thông tin từ thị

trường và từ các đối thủ cạnh tranh. Công tác chỉ đạo điều hành tại Chi nhánh trong một số trường hợp chưa linh hoạt, phù hợp với diễn biết thị trường, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm huy động vốn bán lẻ do Chi nhánh ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh thì vẫn phải tuân theo sự chỉ đạo và điều tiết hoạt động của Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng nhà nước trên địa bàn. Các chính sách cho đối tượng khách hàng quan trọng vẫn chưa có nhiều khác biệt. Sản phẩm tiết kiệm hiện có của BIDV KH không thiếu nhưng kém cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác hoặc chưa thực sự giành được thiện cảm từ khách hàng do Chi nhánh vẫn chưa có các gói huy động đặc thù . Cơ chế động lực cho hoạt động huy động vốn dân cư chưa rõ ràng, chưa thực sự là đòn bẩy cho cán bộ trong thi đua huy động vốn. Việc thực thi chính sách khách hàng và phân đoạn khách hàng chưa thực sự hiệu quả

Tín dụng từ 15,3% xuống 12,2%. Thời gian xử lý hồ sơ lâu, kéo dài do Chi nhánh phải tuân thủ quy trình cho vay rất chặt chẽ để hạn chế rủi ro. Trong khi đó, các NHTM cổ phần cho vay rất đơn giản, hồ sơ gọn, nhẹ; phong cách làm việc chuyên nghiệp, năng động, tốc độ xử lí món vay nhanh. Ý thức tìm kiếm khách hàng, nỗ lực của từng cán bộ quan hệ khách hàng còn hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do: mối quan hệ xã hội các cán bộ quan hệ khách hàng còn hạn hẹp, phần đông cán bộ quan hệ khách hàng còn trẻ, mới vào làm việc, số các bộ làm việc trên 03 năm còn ít. Trước đây, Chi nhánh chú trọng phát triển tín dụng bán buôn nên thiếu cán bộ có kinh nghiệm chuyên trách thực hiện hoạt động tín dụng bán lẻ, về cách thức nhìn nhận, ứng xử với đối tượng khách hàng bán lẻ chưa nhạy bén như các NHTM cổ phần. Trên thực tế đã có nhiều khách hàng không tiếp tục hợp tác với BIDV KH mà đã chuyển sang các NHTM CP, sắp tới đây, khi các NHNNg tham gia vào thị trường Việt Nam thì việc cạnh tranh để giành khách hàng sẽ còn khốc liệt hơn.

Chất lượng tài sản còn thấp, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao (1,98%) so với các

NHTMCP khác. Tỷ lệ nợ nhóm 2 còn cao (16,25%) so với bình quân các NHTMCP (<10%). Nợ xấu trong đối tượng vay kinh doanh là cao, do trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều bất ổn, hầu hết các khách hàng vay sản xuất kinh doanh, đặc biệt lĩnh vực thương mại,vận tải gặp nhiều khó khăn. Khâu thẩm định hồ sơ chưa kỹ càng, cán bộ không quản lý được dòng tiền vay của khách hàng dẫn đến khách hàng dễ sử dụng vốn vay vào mục đích khác, khó khăn khi nợ đến hạn.Bên cạnh đó, khả năng thanh khoản thấp và tỷ lệ dư nợ Trung dài hạn cao là vấn đề BIDV KH cần có biện pháp cải thiện.

Hoạt động marketting còn yếu. Danh mục sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn chưa đồng đều, sức cạnh tranh thấp, chậm

đưa vào thị trường hơn các NHTM khác. BIDV KH cũng chưa có hệ thống theo dõi, đánh giá hiệu quả chuyên nghiệp cho từng sản phẩm mới. Kế hoạch định hướng phát triển, cơ chế, chính sách hoạt động NH Hiện đại còn đang trong quá trình xây dựng. Khách hàng mục tiêu chưa được định vị cụ thể.

Mặc dù lực lượng cán bộ nhân viên đã được tăng cường và trẻ hoá, tuy nhiên vẫn chưa đồng đều, kiến thức, kỹ năng bán hàng, kinh nghiệm của nhân viên

còn hạn chế. Thái độ phục vụ còn yếu kém và chưa đồng bộ theo chuẩn mực hiện đại.

Văn hoá doanh nghiệp chưa đi sâu vào ý thức của từng cán bộ nhân viên,

chưa tạo được nét văn hoá riêng của BIDV KH trên thị trường.

Cơ chế tiền lương, thưởng và quy định chế tài các vi phạm chưa tạo động lực phấn đấu nơi nhân viên, chưa thực sự thu hút nhân tài và xuất hiện nhiều trường

hợp chảy máu chất xám.

Khi hội nhập và mở cửa, nhóm các NHTMQD đều phải đối mặt với những thách thức sau:

- Chất lượng tài sản với khách hàng lớn là DNNN, vòng đời dự án cao, khả năng thu hồi vốn chậm. Dự phòng rủi ro chưa đủ bù đắp rủi ro tín dụng, trình độ quản lý rủi ro chưa tương xứng với quy mô dư nợ.

- Khả năng sinh lời cao nhưng nguồn thu chủ yếu vẫn từ cho vay, Các ngân hàng TMQD đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu thu nhập nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ và tín dụng cá nhân. Khả năng thanh khoản tương đối tốt.

- Nguy cơ tụt giảm thị phần là rất rõ ràng nếu không theo kịp các NHTMCP và nhất là các ngân hàng nước ngoài về công nghệ và dịch vụ.

Nhóm các ngân hàng TMCP: Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đã

có năng lực tài chính khá tốt cũng như quy mô hoạt động mở rộng. Hệ số an toàn vốn CAR đạt vượt thông lệ quốc tế (8 - 15%). Một số ngân hàng như ACB, NH Sài Gòn Thương Tín có sự tham gia góp vốn của ngân hàng nước ngoài: Quản trị doanh nghiệp được cải thiện. Có một số sản phẩm chiến lược, mũi nhọn có khả năng mang lại hiệu quả tài chính cao, an toàn để tập trung phát triển: tiền gửi, thẻ, e-banking, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ SX-KD.

khối NHTMQD và khối NHTMCP. Khối NHTMQD không còn vị thế thống lĩnh (chiếm trên 70% thị phần HĐV) như trước đây.

- Thị phần tín dụng của Khối NHTMCP trong những năm gần đây cũng tăng

dần cùng với quá trình mở rộng quy mô vốn, tài sản.

- Dẫn đầu nhóm NHTMCP là ACB, SCB, Eximbank và Techcombank với những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. ACB và SCB có hệ thống quản trị điều hành tương đối hiệu quả và ổn định ,

- Nguồn nhân lực được chú trọng đào tạo chuyên môn rất cao, chuyên nghiệp và ngày càng hiện đại. Khả năng an toàn vốn cao, khả năng huy động vốn tốt nhờ linh hoạt hơn trong chính sách huy động so với nhóm NHTMQD, tỷ lệ dư nợ bình quân trên huy động thấp (<70%), chi phí hoạt động thấp hơn so với nhóm NHTMQD do hệ thống quản lý hiện đại, bộ máy tinh gọn, nhân viên chuyên nghiệp.

Đánh giá chung:

Qua phần phân tích những mặt mạnh, kết hợp với kết quả khảo sát hình ảnh cạnh tranh có thể thấy năng lực lõi (lợi thế cạnh tranh) của BIDV KH chính là:

“Trình độ công nghệ” “Nguồn nhân lực” và “Hình ảnh thương hiệu”.

Nguồn nhân lực với 89,74 % trình độ đại học trên đại học và độ tuổi trung bình là 32.7 tuổi, được tào tạo chính quy, các lớp nghiệp vụ về phục vụ khách hàng, bán chéo sản phẩm. Đây chính là nguồn tài sản quý giá rất cần được đào tạo phát huy để luôn giữ được lợi thế trong cạnh tranh mang tính lâu dài.

Với những giải thưởng được trao tặng từ các tổ chức uy tín trong nước, trong khu vực và trên thế giới kèm theo mạng lưới rộng khắp trên thế giới. Thương hiệu BIDV KH đã được những thành tựu lớn và điều quan trọng là tính dễ nhận biết, hầu hết khách hàng đều biết đến thương hiệu BIDV KH.

Những kết quả được trong năm 2013 chính là kết quả sự cố gắng và vươn lên không ngừng của BIDV KH, kết hợp với nhưng ưu thế đang có chính là nền tảng để BIDV KH đề là những giải pháp cụ thể để vừa phát huy hết năng lực cạnh tranh và hạn chế những tồn tại đang có.

Kết luận chương 2

Ở chương này, vận dụng cơ sở lý thuyết chương 1 để phân tích, luận văn đã phát hoạ một bức tranh toàn cảnh ngành NH Việt Nam, trong đó, hình ảnh thực trạng của BIDV được làm rõ nét với những điểm chính sau:

Một là, tiềm lực tài chính: được cải thiện rõ rệt, tổng vốn tự có chỉ tương đương

với một ngân hàng mức khá trong khu vực.

Hai là, độ an toàn tài chính: tỷ lệ nợ xấu dù đã cố gắng hạ xuống 1,98%, nhưng

vẫn là mức cao so với các NH khác; tỷ trọng vốn tự có trên tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro của toàn hệ thống chưa đạt được 12%, là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong khu vực.

Ba là, uy tín, thị phần: BIDV KH là một trong bốn NHTMQD giữ vai trò chủ

đạo trên thị trường ngân hàng, nhất là những dịch vụ sản phẩm liên quan đến đầu tư dự án, nhưng thị phần hiện nay đang có xu hướng giảm sút, là tình hình chung của khối NHTMQD khi chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trong xu hướng hội nhập.

Bốn là, trình độ công nghệ: Quá trình hiện đại hoá công nghệ của BIDV KH

ngày càng khởi sắc; tuy nhiên, việc triển khai còn chậm và còn kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Năm là, chất lượng nguồn nhân lực: với độ tuổi trung bình là 32.7 tuổi, được

tào tạo chính quy và có trình độ chuyên môn tuy nhiên phần lớn các cán bộ hiện nay chưa được đào tạo chuyên sâu, tính chuyên nghiệp chưa cao.

Ngoài ra, đề tài cũng đã cho thấy những yếu tố nội tại mà BIDV KHđang vận hành với những điểm mạnh yếu, năng lực lõi của BIDV KH. Và từ những số liệu và thông tin thu thập được qua phân tích chỉ tiêu và qua điều tra bảng câu hỏi, luận văn thiết lập một Ma trận cạnh tranh để thấy rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV KH so với các NHTMQD khác là VCB, VietinBank , Agribank và ACB là 4 đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Qua đó đã cho thấy rõ thêm vị thế hiện tại của BIDV KH. Đây là cơ sở đề ra những giải pháp ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa sau khi cổ phần hóa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)