Giới thiệu về BIDV Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa sau khi cổ phần hóa (Trang 41)

6. Kết cấu của Luận văn

2.2 Giới thiệu về BIDV Khánh Hòa

2.2.1 Lịch sử hình thành

BIDV Khánh Hòa có trụ sở chính đặt tại 35 Đường 2/4, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Là một trong những Ngân hàng đầu tiên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được thành lập theo quyết định của thống đốc NHNN Việt Nam. Ngân hàng đã cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ uy tín như: huy động vốn, cho vay, thanh toán thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ…

Việc đa dạng các loại hình nghiệp vụ của chi nhánh phù hợp với chủ trương của NHNN, tình hình hội nhập quốc tế và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt tại địa phương.

Hiện tại, BIDV Khánh Hòa có 07 Phòng giao dịch trực thuộc của chi nhánh, bao gồm 05 Phòng giao dịch đặt trên địa bàn thành phố Nha Trang và 02 Phòng giao dịch đặt tại Thị xã Ninh Hòa và TP Cam Ranh.

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ BIDV Khánh Hòa

Là một ngân hàng thương mại nên BIDV Khánh Hòa thực hiện đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ sau:

* Chức năng:

Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lí các phương tiện thanh toán.

Chức năng trung gian tín dụng.

Chức năng tạo tiền.

* Nhiệm vụ:

Tham mưu cho ban lãnh đạo NHNN trong quá trình xây dựng các chính sách tiền tệ, tín dụng, nguồn vốn nhằm phục vụ đầu tư phát triển các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước.

2.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các Phòng * Cơ cấu tổ chức: * Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của BIDV Khánh Hòa

* Chức năng, nhiệm vụ các Phòng ban:

Ban Giám đốc:

Ban Giám đốc gồm 03 thành viên: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc, điều hành cũng như đề ra phương hướng kinh doanh của cả Chi nhánh.

Phòng Khách hàng:

Là một trong những Phòng giữ vị trí quan trọng trong hoạt động của chi nhánh, thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: quy trình thẩm định dự án, ký kết hợp đồng, đôn đốc và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thu nợ. Ngoài ra, phòng khách

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG NGUỒN VỐN PHÒNG QUẢN TRỊ TD PHÒNG QUẢN LÝ PR PHÒNG KHÁCH HÀNG PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG DỊCH VỤ KH PHÒNG THANH TOÁN THẺ PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH TÂN PHÒNG GIAO DỊCH TN PHÒNG GIAO DỊCH VH PHÒNG GIAO DỊCH XM PHÒNG GIAO DỊCH LỘC THỌ PHÒNG GIAO DỊCH NINH HÒA PHÒNG GIAO DỊCH CAM RANH

hàng còn thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế như: cho vay ký quỹ mở L/C, theo dõi nợ của đơn vị nhập khẩu.

Phòng Quản trị tín dụng:

Chức năng chính là lưu giữ, quản lý hồ sơ vay, theo dõi nợ và thực hiện các công tác báo thống kê liên quan đến hoạt động tín dụng.

Phòng Quản lý rủi ro:

Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các Phòng, Ban trong tại Chi nhánh thực hiện đúng theo các quy định của BIDV và BIDV KH.

Phòng Nguồn vốn:

Thực hiện các chức năng liên quan đến cân đối các nguồn vốn và hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh. Ngoài ra, Phòng còn có chức năng tư vấn cho Ban Giám đốc trong việc đề ra kế hoạch hoạt động kinh doanh.

Phòng Kinh doanh dịch vụ:

Triển khai các sản phẩm huy động vốn, mở và quản lý tài khoản cá nhân và doanh nghiệp, thực hiện các lệnh chuyển tiền trong nước, bao gồm cả các dịch vụ kèm như: thanh toán Séc nội địa, Séc du lịch, chi trả kiều hối . . .

Phòng Thanh toán thẻ:

Phát hành và quản lý các loại Thẻ và các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Internet Banking, SMS Banking, Bank Plus . . . Ngoài ra, Phòng thẻ còn có nhiệm vụ quản lý và phát triển hệ thống ATM, POS.

Phòng Tài chính Kế toán:

Thực hiện các hoạt động kế toán nội bộ tại Chi nhánh và tư vấn cho Ban Giám đốc trong việc đề ra kế hoạch kinh doanh liên quan đến lợi nhuận, chi phí của từng thời kỳ.

Phòng Hành chính - Nhân sự:

Quản lý về mặt nhân sự từ khâu tuyển dụng đến khâu lên kế hoạch đào tạo. Thực hiện các công tác về khen thưởng, theo dõi Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Phòng vi tính:

Thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của Ngân hàng đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng thực hiện một cách thông suốt qua hệ thống máy tính.

Phòng thanh toán quốc tế:

Thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quá trình thanh toán xuất, nhập khẩu với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng, chứng từ, nhờ thu,

chuyển tiền… với các công việc chủ yếu:

Phát hành và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thư tín dụng.

Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, mở L/C, bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm phần lớn các chi phí, thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài.

Thực hiện phương thức nhờ thu, ủy nhiệm chi.

Các Phòng giao dịch.

Tạo điều kiện cho khách hàng trên địa bàn xã, phường,thị trấn… đặc biệt là các hộ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi cho việc vay vốn, tiếp cận với các sản phẩm hiện đại và các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng.

Cung cấp gần như đầy đủ các dịch vụ tới khách hàng: huy động vốn, cho vay, phát hành và thanh toán thẻ, SMS banking, ibanking . . .

2.3 Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường đối với BIDV Khánh Hòa 2.3.1 Tác động của các yếu tố vĩ mô 2.3.1 Tác động của các yếu tố vĩ mô

Hệ thống pháp luật ngân hàng:

Luật đầu tư và các chính sách ngày càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh minh bạch và được hướng dẫn cụ thể.

Năm 1991 Ban hành 02 Pháp lệnh ngân hàng quy định hệ thống ngân hàng hai cấp. Tháng 10.1998 Luật NHNN và Luật Các TCTD có hiệu lực đã tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các tổ chức tín dụng, góp phần duy trì ổn định và phát triển kinh tế đất nước.

Năm 2003-2004 Luật NHNN và Luật Các TCTD được bổ sung, sửa đổi giải quyết sự thiếu hụt về các dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực quản lý và khuyến khích sự độc lập của các TCTD, nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện và hướng theo thông lệ quốc tế.

Chính sách, cơ chế quản lý và năng lực điều hành của ngân hàng trung ương:

Trong điều kiện hiện nay, hệ thống thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đang được tập trung hoàn thiện. Đặc biệt từ 1-1-2011, Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Luật Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực. Trong đó, thẩm quyền và tính tự chủ của ngân hàng nhà nước trong việc chủ động, linh hoạt sử dụng các công cụ

chính sách tiền tệ đã được xác định rõ ràng. Luật Ngân hàng nhà nước sửa đổi cũng xác định rõ thẩm quyền của Ngân hàng nhà nước trong việc giám sát an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng thông qua hai hoạt động giám sát và thanh tra, cùng với việc thành lập Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng nhà nước nhằm đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hệ thống tổ chức tín dụng và an toàn hệ thống ngân hàng, có khả năng chống đỡ kịp thời những biến động kinh tế khó lường từ bên ngoài trong xu thế toàn cầu hóa.

Trong năm 2010-2013, Chi nhánh ngân hàng nhà nước Khánh Hoà đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát tình hình thực tế, góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Môi trường kinh tế:

Mang trong mình nhiều lợi thế do thiên nhiên ban tặng, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như lạm phát tăng cao vào những tháng cuối năm 2010, suy giảm kinh tế vào những tháng đầu năm 2011, biến động phức tạp trong năm 2013; tuy nhiên trong giai đoạn 2010 - 2013, kinh tế Khánh Hòa tiếp tục phát triển với tốc độ tương đối cao và đạt được những thành tựu quan trọng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong năm, tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với cộng đồng DN để tháo gỡ khó khăn; làm việc với hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho các khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh... Nhờ đó, góp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 21.645 tỷ đồng, tăng hơn 8,7% so với năm 2012... Một số chỉ tiêu tăng cao so với năm 2012 như: GDP ước tăng 8,3%; giá trị dịch vụ - du lịch tăng 16,9%; riêng doanh thu du lịch tăng 30%. Mặt khác, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. Tính đến tháng 11-2013, UBND tỉnh đã cấp mới 45 giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 14.600 tỷ đồng. Ban quản lý Khu Kinh tế Vân Phong cấp mới 10 giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 600 tỷ đồng. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng thu hút thêm 5 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 18,2 triệu USD... Tuy kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều dự án thiếu vốn để triển khai, nhưng năm qua, tổng vốn thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh cũng đạt gần 2.100 tỷ đồng và 9,6 triệu USD[25].

chính ngày được khắc phục đã tạo điều kiện thu hút nhiều dự án đầu tư trên địa bản. Bên cạnh những thuận lợi, môi trường kinh doanh tại thành phố còn nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp không nhiều, phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, hiệu quả kinh doanh không cao, kim ngạch xuất nhập khẩu tại chỗ còn nhỏ. Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, sức cạnh tranh còn yếu. Môi trường kinh doanh chưa thật thông thoáng, thuận lợi, chưa khuyến khích các chủ thể kinh doanh. Là thành phố có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tuy nhiên mức thu hút đầu tư trong và ngoài nước chưa cao v.v.., hạn chế đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng.

Nhìn chung hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong giai đoạn vừa qua khá sôi động và cạnh tranh quyết liệt, thị phần của khối NHTM nhà nước đã bị san sẻ bởi khối NHTM cổ phần đang khá uyển chuyển trong chính sách, nhất là trong hoạt động huy động vốn, tín dụng và dịch vụ.

Môi trường văn hóa xã hội:

Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, xã hội Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến rõ nét, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Nhu cầu người dân quan tâm đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do ngân hàng cung cấp ngày càng tăng, song do đặc thù của tỉnh Khánh Hoà, ngoài các khu vực thành thị, tại các khu vực nông thôn và miền núi, người dân ít có cơ hội tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Do mức thu nhập của phần lớn dân cư tại các khu vực này còn thấp, thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến (30% trong thanh toán bán buôn và hơn 90% trong thanh toán bán lẻ hàng hoá, dịch vụ), trình độ dân trí còn bị chi phối nặng nề bởi nền văn hoá tiểu nông, sản xuất nhỏ ... nên khả năng phát triển và mở rộng dịch vụ ngân hàng còn hạn chế hoặc nếu có tài khoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng.

Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người dân còn có khá nhiều lựa chọn khác như cất giữ ngoại tệ, đầu tư vào vàng hoặc chứng khoán, các hình thức bảo hiểm hoặc đầu tư vào nhà đất. Đó là chưa kể các hình thức không hợp pháp như "chơi hụi". Không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng. Chẳng hạn như thời điểm đầu năm 2012, giá vàng tăng giảm đột biến trong ngày, trong khi đô la Mỹ ở thị trường tự do cũng biến động thì lãi suất tiết kiệm của đa số các ngân hàng chỉ ở mức 12% một năm.

Các cơ quan và doanh nghiệp đã bắt đầu trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân. Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải người dân nào cũng tới mua sắm.Ngay ở các siêu thị người tiêu dùng cũng phải chờ đợi nhân viên đi lấy máy đọc thẻ hoặc đi tới một quầy khác khi muốn sử dụng thẻ để thanh toán. Chính sự bất tiện này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến người tiêu dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng.

Sự phát triển về công nghệ thông tin:

Kỹ thuật - công nghệ tại VN ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới. Hệ thống kỹ thuật - công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại.

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố, số nhân viên sử dụng công cụ máy tính để làm việc tại ngân hàng này là 89%. Trong số này có 76% sử dụng dịch vụ thư điện tử để giao dịch và trao đổi công việc. Hệ thống hiện tại của NHNN được thiết kế xử lý 2 triệu giao dịch mỗi ngày, có khả năng xử lý mỗi giao dịch chỉ trong vòng 10 giây (quyết toán trong ngày). Cho tới nay đã có 25 tổ chức tín dụng trong nước có dịch vụ Internet Banking, Home Banking, SMS Banking, Mobile Banking và Ví điện tử, trong đó có BIDV[16].

Tuy nhiên, vấn đề trang bị Công nghệ cho Ngân hàng cần phải được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm vốn, nguồn nhân lực và nhu cầu ứng dụng thực tế vì với chi phí cao và ẩn chứa nhiều rủi ro, nếu đầu tư không thực tế sẽ hao tốn nguồn nhân lực, tài lực nhưng không đem lại hiệu quả kinh doanh.

Với những số liệu như trên cho thấy tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam là tương đối ổn định và được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong vài năm tới, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, năng động và có sức hấp dẫn cao. Đây là yếu tố vĩ mô thuận lợi cho ngành tài chính - ngân hàng trong đó có BIDV.

2.3.2 Tác động của các yếu tố vi mô Phân tích các đối thủ cạnh tranh Phân tích các đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh với các định chế tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt là tất yếu một khi ngày càng xuất hiện nhiều hơn các Ngân hàng TMCP và các ngân hàng nước ngoài. Tính đến thời điểm tháng 12 2013, trên địa bàn tỉnh có 34 chi nhánh TCTD

gồm: 6 chi nhánh NHTM Nhà nước, CN NH Chính sách xã hội, CN NH Phát triển, CN NH Liên doanh, 25 chi nhánh NHTM cổ phần, 3 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Tổng số điểm giao dịch ngân hàng là 150 điểm.

Các định chế tài chính ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn là nhóm các ngân hàng TM nhà nước: Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank.

Dù các ngân hàng này dường như có cùng một chiến lược phát triển thành các NHTM đa năng, mỗi ngân hàng đều có những điểm mạnh riêng có và sức cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực: VCB dẫn đầu trong thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ và dồi

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa sau khi cổ phần hóa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)