6. Kết cấu của Luận văn
1.6 Kinh nghiệm của các Ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh
Những ngân hàng được tạp chí ASIAN BANKER bình chọn qua các năm, đều có những yếu tố chung dưới đây để đi đến thành công:
Xây dựng thương hiệu mạnh và mở rộng mạng lưới chi nhánh.
Áp dụng công nghệ hiện đại để tăng giao dịch tự động qua ATM, máy POS, Internet Banking, SMS banking . . .
Tăng cường khả năng bán chéo sản phẩm dịch vụ và tăng tỷ lệ thu nhập từ phí dịch vụ lên.
Bài học kinh nghiệm từ Deutsche Bank của Đức:
Vào khoảng năm 2004, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sa sút khi lợi nhuận trước thuế quý 3 giảm xuống còn 655 triệu EUR so với 755 triệu EUR của quý trước. Tuy nhiên, đến cuối năm, lợi nhuận của toàn mạng lưới chi nhánh của ngân hàng là 1,4 tỷ EUR. Nguyên nhân dẫn đến thành công này là ngân hàng đã nâng chỉ số thỏa mãn khách hàng - một công cụ đo lường chăm sóc khách hàng của Deutsche Bank lên 10%, so với chỉ tiêu đề ra là từ 8 tới 9%. Chính chỉ số này đã giúp cho Deutsche Bank lấy lại được lòng tin của các nhà đầu tư cũng như khách hàng gửi tiền tại ngân hàng.
Bài học kinh nghiệp từ Citi Bank của Mỹ:
Trong những năm đầu thập niên 1980, một số ngân hàng ở Mỹ hoạt động ngày càng kém hiệu quả do đã đầu tư quá nhiều và việc phố trương hình thức như: cao ốc đồ sộ, văn phòng sang trọng . . . thay vì đầu tư vào những cơ sở vật chất cụ thể để thật sự phục vụ khách hàng.
Để cải thiện tình hình hiện tại, City Bank đã ra chính sách “Citi không bao giờ ngủ” (“The Citi Never Sleep”). Với khẩu hiệu này, Citi Bank đã cam kết phục vụ khách hàng mọi lúc theo yêu cầu của khách hàng. Để thực hiện lời hứa, Citi bank đã trang bị hệ thống dày đặc các ATM ở khắp nước Mỹ và một bộ phận giao dịch điện thoại suốt ngày đêm để phục trả lời những thắc mắc của khách hàng. Sau một thời gian ngắn, không những khắc phục được sai lầm về đầu từ về hình thức, chính sách mới đã lấy lại uy tín và lòng tin từ khách hàng, đã làm tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng từ hình ảnh thương hiệu đến sự thỏa mãn của khách hàng.
Bài học kinh nghiệm đối với NHTM Nhà Nước Việt Nam:
Những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, khi các NHTM Việt Nam đang chuyển mình chuẩn bị cho xu thế hội nhập thì NHNN vẫn nắm giữ và điều hành hầu hết các hoạt động của ngành. Nhằm mở cửa thị trường Ngân hàng, chủ thể cần cải cách là khu vực liên quan đến Nhà Nước và cần khuyến khích tạo điều kiện phát triển mạnh khu vực tư nhân, giảm đến mức tối đa sự can thiệp của Nhà nước đến các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng bằng những hành động cụ thể như: tách những khoản vay mang tính hành chính, mệnh lệnh đối với các NHTM Nhà Nước, từng bước cổ phần hóa các NHTM Nhà Nước để các ngân hàng này nhanh chóng trở thành các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ thực sự trên thị trường. Bên cạnh đó, mở rộng đối tượng khách hàng trên mọi lĩnh vực, không còn hạn chế trong khuôn khổ trước đây ví dụ như ngân hàng Nông Nghiệp là chỉ cho vay đối tượng là các dự án liên quan đến nông nghiệp.
Kết luận chương 1
Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh ngân hàng được xây dựng từ những khái niệm cơ bản về ngân hàng, cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó, một khái niệm rộng hơn sẽ xác lập về các yếu tố của môi trường ngành và môi trường vĩ mô. Việc nghiên cứu cạnh tranh ngân hàng được dựa trên các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng trong điều kiện hiện nay. Đây cũng sẽ là cơ sở lý thuyết và thực tiễn để Luận văn phân tích thực trạng cạnh tranh của BIDV Khánh Hòa ở Chương 2 và các giải pháp ở Chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV KHÁNH HÒA
2.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
2.1.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam 2.1.1.1 Quá trình phát triển
Lịch sử phát triển của NHNN phát triển qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1951 - 1954:
Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.
Giai đoạn 1955 - 1975:
Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế.
Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và giải phóng Miền Nam.
Giai đoạn 1975 - 1985:
Tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978.
Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay.
Giai đoạn 1986 đến 1990:
Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần.
Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp.
Giai đoạn 1991 đến nay:
Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọng trách của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thiên niên kỷ mới. Những dấu ấn dưới đây liên quan trực tiếp và thúc đẩy quá trình đổi mới mạnh mẽ hoạt động Ngân hàng:
Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: IMF, WB, ADB.
Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo.
Năm 1997: Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998; Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long (Quyết định số 769/TTg, ngày 18/9/1997).
Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999).
Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMCP.
Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng - Bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra.
Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 Luật NHNN Việt Nam.
2.1.1.2 Mạng lưới Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại
Tính đến tháng 06.2012, Ngân hàng Nhà nước có Chi nhánh tại 63 tỉnh trên cả nước và hệ thống các Ngân hàng thương mại bao gồm:
05 Ngân hàng thương mại nhà nước
01 Ngân hàng chính sách
35 Ngân hàng TMCP
50 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
04 Ngân hàng liên doanh
05 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
49 Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài
18 Công ty tài chính
12 Công ty cho thuê tài chính
915 Tổ tín dụng hợp tác
2.1.1.3 Ngân hàng Nhà nước tỉnh Khánh Hòa
Trong năm 2012, trên địa bàn có thêm 05 chí nhánh Ngân hàng TMCP được khai trương đi vào hoạt động bao gồm:
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Khánh Hòa.
Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi nhánh Khánh Hòa.
Ngân hàng TMCP Đại Dương - Chi nhánh Nha Trang.
Ngân hàng TMCP Đại Tín - Chi nhánh Khánh Hòa.
PGD Nha Trang của Ngân hàng Đông Á chuyển thành CN Nha Trang Đến nay, trên địa bàn có 34 Chí nhánh ngân hàng và TCTD với tổng số 147 điểm giao dịch, bao gồm:
06 Chi nhánh NHTM Nhà nước.
24 Chi nhánh Ngân hàng TMCP.
03 Quỹ tín dụng cở sở hoạt động ở khu vực nông thôn.
Chi nhánh ngân hàng Chính sách - Xã hội
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển
Chi nhánh Công ty cho thuê Tài chính
Chi nhánh Ngân hàng TMCP liên doanh Việt - Nga.
2.1.2 Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 2.1.2.1 Lịch sử hình thành BIDV 2.1.2.1 Lịch sử hình thành BIDV
Tên viết tắt: BIDV
Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investerment and Development of VietNam.
Sứ mệnh:
Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công. Tầm nhìn:
Đến năm 2030 trở thành Tập đoàn tài chính đa năng hùng mạnh, ngang bằng với các Tập đoàn tài chính lớn trong khu vực.
Bản sắc văn hóa:
Đối với khách hàng, đối tác: tin cậy và lâu dài, cùng chia sẻ lợi ích.
Đối với cộng đồng xã hội: quan tâm va chủ động tham gia có trách nhiệm các chương trình, hoạt động xã hội, cống hiến cho lợi ích và sự phát triển cộng đồng.
Đối với người lao động: bình đẳng , thúc đẩy năng lực và niềm đam mê, sang tạo trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi NH Kiến Thiết Việt Nam trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế sau chiến tranh, và đóng vai trò cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cở sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế dân sinh. Đến năm 1981 đổi tên thành NH Đầu Tư và Xây Dựng Việt Nam đồng thời cải tiến trong phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Cho đến năm 1990 mang tên NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV).
Ngày 28.12.2011, BIDV tiến hành cổ phần hóa thông qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
BIDV chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 23.04.2012 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 24.01.2014, cổ phiếu BIDV (mã chứng khoán BID) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua 57 năm phấn đấu và phát triển, BIDV đã không ngừng vươn lên, trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực quản lý kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ Ngân hàng… Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao với tác phong chuyên nghiệp, BIDV luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân.
công trình xây dựng, BIDV ngày nay đã có mạng lưới chi nhánh vươn rộng ra hầu hết khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước với các sản phẩm Ngân hàng đa dạng, đáp ứng đẩy đủ nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
BIDV hiện có 16.000 cán bộ, nhân viên, chuyên gia tài chính làm việc tại 118 chi nhánh , với gần 500 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm máy cà thẻ POS trên phạm vi toàn lãnh thổ sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…BIDV luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hàng triệu khách hàng cá nhân.
2.1.2.2 Hệ thống mạng lưới BIDV đến tháng 09.2013 gồm
- Trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội - 03 Sở Giao dịch
- 100 Chi nhánh trên cả nước
- Hơn 400 Phòng giao dịch trên cả nước - Trường đào tạo cán bộ BIDV
- Các văn phòng đại diện - Khối Công ty con:
TCTy Bảo Hiểm BIDV
Công ty CP Chứng Khoán BIDV
Cty cho thuê Tài Chính TNHH MTV
Cty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản BAMC
Cty TNHH BIDV Quốc tế tại HongKong - Khối liên doanh:
NH liên doanh VID-PUBLIC(50%)
NH liên doanh Lào-Việt (65%).
NH liên doanh Việt –Nga (50%).
Cty LD quản lý đầu tư BIDV-VN-Partners-BVIM(50%)
Cty LD Tháp BIDV(55%)
Cty LD Bảo hiểm Lào-Việt (53,5%). - Khối góp vốn:
Công ty CP phát triển đường cao tốc BIDV (25%).
2.2 Giới thiệu về BIDV Khánh Hòa 2.2.1 Lịch sử hình thành 2.2.1 Lịch sử hình thành
BIDV Khánh Hòa có trụ sở chính đặt tại 35 Đường 2/4, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Là một trong những Ngân hàng đầu tiên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được thành lập theo quyết định của thống đốc NHNN Việt Nam. Ngân hàng đã cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ uy tín như: huy động vốn, cho vay, thanh toán thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ…
Việc đa dạng các loại hình nghiệp vụ của chi nhánh phù hợp với chủ trương của NHNN, tình hình hội nhập quốc tế và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt tại địa phương.
Hiện tại, BIDV Khánh Hòa có 07 Phòng giao dịch trực thuộc của chi nhánh, bao gồm 05 Phòng giao dịch đặt trên địa bàn thành phố Nha Trang và 02 Phòng giao dịch đặt tại Thị xã Ninh Hòa và TP Cam Ranh.
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ BIDV Khánh Hòa
Là một ngân hàng thương mại nên BIDV Khánh Hòa thực hiện đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ sau:
* Chức năng:
Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lí các phương tiện thanh toán.
Chức năng trung gian tín dụng.
Chức năng tạo tiền.
* Nhiệm vụ:
Tham mưu cho ban lãnh đạo NHNN trong quá trình xây dựng các chính sách tiền tệ, tín dụng, nguồn vốn nhằm phục vụ đầu tư phát triển các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các Phòng * Cơ cấu tổ chức: * Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của BIDV Khánh Hòa
* Chức năng, nhiệm vụ các Phòng ban:
Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc gồm 03 thành viên: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc, điều hành cũng như đề ra phương hướng kinh doanh của cả Chi nhánh.