Phát triển và nâng cao hiệu quả mạng lưới và kênh phân phối

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa sau khi cổ phần hóa (Trang 83)

6. Kết cấu của Luận văn

3.3.4.3 Phát triển và nâng cao hiệu quả mạng lưới và kênh phân phối

Cùng với sự đa dạng của sản phẩm, mạng lưới phân phối rộng và đa hình thức sẽ giúp ngân hàng tranh thủ được nhiều cơ hội cung cấp dịch vụ ngân hàng, gia tăng doanh số và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy Chi nhánh cần thiết phải mở rộng, nâng cao hiệu quả mạng lưới kênh phân phối đối với cả mạng lưới phân phối truyền thống (chinhánh, phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ bán lẻ) và mạng lưới phân phối điện tử

E- banking (Internet, ATM, POS, Mobile, phone, SMS banking, Contact center). Phát triển kênh phân phối truyền thống: hiện mô hình của BIDV KH là chi nhánh hỗn hợp (phục vụ cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân). Trong giai đoạn 2012 - 2016, Chi nhánh sẽ phát triển hệ thống các Phòng giao dịch chuyên biệt thuần túy bán lẻ tại các địa bàn mục tiêu, hình thành các trung tâm dịch vụ tài chính cá nhân hiện đại và thân thiện với khách hàng, là nơi mọi khách hàng cùng một lúc có thể thoả mãn các nhu cầu đa dạng về tài chính.

Đồng thời, Chi nhánh cũng tiến đến việc thiết kế không gian giao dịch chuẩn phục vụ khách hàng bán lẻ tại các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, trung tâm dịch vụ tài chính cá nhân. Sơ đồ thiết kế không gian giao dịch khách hàng bán lẻ tại Phụ lục 4.

Phát triển và khai thác hiệu quả kênh phân phối điện tử:kênh phân phối điện tử bao gồm Internet, ATM, POS, Mobile, phone, SMS banking, Contact center. Mục tiêu phát triển của Chi nhánh là hình thành một hệ thống kênh phân phối ngân hàng điện tử đồng bộ, có tính bảo mật cao, dễ tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, thân thiện và dễ sử dụng nhằm thu hút số lượng ngày càng đông các khách hàng có hiểu biết cao và có khả năng tích hợp và hỗ trợ các hoạt động ngân hàng truyền thống cụ thể bằng các giải pháp sau:

- Mở rộng kênh phân phối điện tử và từng bước đưa kênh phân phối điện tử trở

thành kênh phân phối chính các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng bán lẻ.

- Phổ cập truyền thông về kênh phân phối điện tử qua các hoạt động giới thiệu, marketing đến khách hàng và tận dụng các cơ hội hợp tác với các tổ chức khác để tăng khả năng liên kết bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

- Phát triển mạnh các điểm chấp nhận và thanh toán thẻ (ATM, POS) theo

hướng đầu tư có trọng điểm và tăng cường tính liên kết của các hệ thống thanh toán thẻ bank net, smart link…bố trí các điểm đặt ATM tại các vị trí thuận lợi, dễ nhận biết để khách hàng thuận lợi trong giao dịch. Nâng cấp đường truyền cho cả ATM và POS.

- Phát triển mạnh mô hình Autobank - (ngân hàng tự phục vụ) tại các địa bàn

mục tiêu với việc lắp liên hoàn nhiều máy ATM, máy gửi tiền, update passbook, Internet… Nghiên cứu triển khai lắp đặt một số loại máy chức năng mới như máy gửi tiền (CDM), máy cập nhật sổ tài khoản …

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa sau khi cổ phần hóa (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)