Năng lực cạnh tranh của BIDVgiai đoạn 2010 2013

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa sau khi cổ phần hóa (Trang 52)

6. Kết cấu của Luận văn

2.4Năng lực cạnh tranh của BIDVgiai đoạn 2010 2013

2.4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của BIDV KH trong thời gian qua luôn phát triển ổn định và có sự tăng trưởng tốt. Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh luôn định hướng và hoạch định chiến lược tăng trưởng cho năm mới dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước và nội lực thực tiễn cũng như những dự tính các yếu tố khác. Cụ thể:

Biểu 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV KH giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng.

TT Tên chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tăng trưởng

BQ

I Các chỉ tiêu về quy mô

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 2,030 2,263 2,598 3,154 16,% 2 Dư nợ tín dụng bình quân 1,670 2,201 2,328 2,755 19,% 3 Huy động vốn cuối kỳ 2,200 2,560 3,843 4,291 26,% 4 Huy động vốn bình quân 1,870 2,205 3,110 3,587 25,% 5 Tổng tài sản 2,292 2,667 3,997 4,639 27,%

II Các chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng

1 Tỷ lệ dư nợ/ Huy động vốn 92,27% 88,40% 67,6% 73,5% 2 Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/ Tổng

dư nợ 43,70% 42,4% 36% 27,3%

3 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ Tổng dư nợ 17,20% 16,49% 16% 16,9% 4 Tỷ lệ nợ xấu 0,60% 0,29% 1,03% 1,98% 5 Nợ nhóm II 56 2,4% 3,36% 2,05%

III Các chỉ tiêu hiệu quả

1 Chênh lệch thu chi (gồm trích lập

dự phòng rủi ro) 40 57 72 102 37,% 2

Lợi nhuận trước thuế (bao gồm trích lập dự phòng rủi ro và thu nợ ngoại bảng) 56 75 98 6 3 Thu dịch vụ ròng 16,88 20,43 20,9 27,8 18,67% 4 Tỷ trọng thu dịch vụ ròng/ Tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh

37,50% 19,4% 25,49%

Là một trong số những NHTMQD đầu tiên của Việt Nam, với lợi thế đi đầu, qua 57 năm hình thành và phát triển, đến nay BIDV đã có vị thế nhất định trong toàn ngành, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được khá khả quan, hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn còn một số tồn tại hạn chế cụ thể như sau:

- Huy động vốn bình quân tăng 1717 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân đạt 25%. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ các tổ chức kinh tế nhưng đây là nguồn huy động thiếu tính ổn định do phụ thuộc vào một số khách hàng lớn. Danh mục khách hàng chưa đa dạng, tăng trưởng chậm. Tại một số thời điểm của năm 2011 do dư thừa nguồn vốn tạm thời Chi nhánh đã lập tức hạn chế nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế bằng cơ chế giảm lãi suất làm phần nào ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của BIDV KH tại địa bàn.

- Dư nợ tín dụng bình quân tăng 1085 tỷ với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19%/năm. Trong giai đoạn này chi nhánh giảm dư nợ từ việc xử lý nợ xấu đưa ra ngoại bảng bằng quỹ dự phòng rủi ro hơn 300 tỷ đồng nên tốc độ tăng trưởng bình quân thấp.

- Tỷ trọng dư nợ/tổng nguồn vốn luôn thấp hơn 1, BIDV Khánh Hoà là một trong số ít chi nhánh tại khu vực Nam Trung Bộ tự cân đối được nguồn vốn cho hoạt động cấp tín dụng. Cơ cấu tín dụng đã được chuyển dịch theo đúng định hướng: giảm tỷ trọng dư nợ trung dài hạn từ 43,7% xuống mức 27,3%; tăng tỷ trọng dư nợ bán lẻ. Chất lượng tín dụng được cải thiện nhờ chi nhánh kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ vay, nhất là lĩnh vực xây lắp và đầu tư dự án; nâng cao chất lượng thẩm định và tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng, có chọn lựa khách hàng, ưu tiên lĩnh vực hoạt động có lợi thế, có hiệu quả như dịch vụ du lịch, kinh doanh thương mại và xuất khẩu hải sản, nông sản. Bên cạnh đó, chi nhánh đẩy mạnh công tác xử lý nợ quyết liệt và tích cực bằng nhiều biện pháp như xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro, bán nợ, phát mãi tài sản và đôn đốc thu hồi nợ…

- Thu dịch vụ ròng tăng trưởng khá, với mức tăng trưởng bình quân trong 4 năm đạt 18,67%. Tuy nhiên nguồn thu dịch vụ ròng của Chi nhánh còn phụ thuộc lớn vào các nguồn thu từ dịch vụ truyền thống như: dịch vụ Bảo Lãnh, Kinh doanh tiền tệ, thanh toán chiếm trên 80%. Các hoạt động dịch vụ bán lẻ tuy có tốc độ tăng trưởng tương đối nhưng đang ở giai đoạn thâm nhập thị trường, thường xuyên phải thực hiện các đợt khuyến mãi nên nguồn thu còn hạn chế, chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng thu dịch vụ ròng.

Kết quả kinh doanh qua 4 năm qua có nhiều biến động với mức tăng trưởng bình quân chênh lệch thu chi 37%/năm trên cơ sở tăng trưởng khá bền vững các mặt hoạt động, tích cực thu nợ ngoại bảng đồng thời nghiêm túc thực hiện chỉ đạo về tiết kiệm chi phí trong hoạt động.

Với mục tiêu duy trì lượng khách hàng cũ đồng thời tiếp cận mở rộng khách hàng mới, thì dự kiến doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cả Chi nhánh sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới.

2.4.2 Đánh giá các yếu tố nội lực 2.4.2.1 Các yếu tố trực tiếp 2.4.2.1 Các yếu tố trực tiếp

Hoạt động huy động vốn:

Công tác huy động vốn được BIDV Khánh Hoà xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, do đó Chi nhánh đã tập trung các biện pháp đẩy mạnh công tác này. Nhờ triển khai chính sách lãi suất linh hoạt và chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên nên trong giai đoạn năm 2010 - 2013, nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm: từ 2.220 tỷ đồng năm 2010 đến 4.291 tỷ đồng năm 2013, tăng trưởng bình quân 25%/năm.

Biểu 2.4: Kết quả hoạt động huy động vốn của BIDV KH giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng TT Tên chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Nguồn vốn huy động 2,200 2,560 3,843 4,291 1 Phân theo khách hàng Tổ chức 48,2% 46,7% 48,8% 49,4% Dân cư 51,8% 53,3% 51,2% 50,6% 2 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 78,2% 80,2% 79,6% 43,5% Trung dài hạn 21,8% 19,8% 20,4% 56,5%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDV-Khánh Hòa giai đoạn 2010-2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỳ hạn huy động tại BIDV - Khánh Hòa chuyển dịch theo hướng giảm nguồn vốn trung, dài hạn và tăng nguồn vốn ngắn hạn cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Trong giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt do ảnh hưởng của tình hình lạm phát, khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng, người dân chỉ chọn gởi kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên, kết quả năm 2013 cho thấy chiều hướng chuyển dịch

đã đi ngược lại tăng nguồn vốn dài hạn và giảm nguồn vốn ngắn hạn. Đây là một tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng:

Trong 4 năm từ 2010 đến 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của Chi nhánh đạt 19%. Tuy tốc độ này gần bằng tốc độ trên địa bàn địa bàn (20%) nhưng lại thấp hơn nhiều so với khu vực Nam Trung bộ (28%). Thị phần tín dụng của Chi nhánh qua các năm 2010-2013 có nhiều biến động.

Biểu 2.5: Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV KH giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng TT Tên chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Dư nợ tín dụng 2,030 2,263 2,598 3,154 1 Phân theo khách hàng Tổ chức 82,5% 82,2% 84% 83,1% Dân cư 17,5% 17,2% 16% 16,9% 2 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 56,3% 57,6% 64% 72,7% Trung dài hạn 43,7% 42,4% 36% 27,3%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2010-2013)

Từ năm 2010-2013, cho vay dân cư trên địa bàn tỉnh KhánhHoà lần lượt chiếm tỷ trọng 17,5%, 17,2%, 16%, 16,9%/ tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Cơ cấu cho vay của khối NHTM tỉnh có xu hướng chuyển dịch sang cho vay bán lẻ. Tuy nhiên, cho vay bán lẻ tại BIDV - Khánh Hoà không theo xu thế phát triển chung của địa bàn. Giai đoạn này, dư nợ vay tổ chức kinh tế của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao. Mặc dù theo chỉ đạo của Hội sở chính về tăng trưởng tín dụng bán lẻ nhưng có quá nhiều ngân hàng cung ứng tín dụng bán lẻ trên địa bàn, nhất là các NHTM cổ phần có chính sách nới lỏng điều kiện tín dụng nên tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ của Chi nhánh phần nào bị hạn chế. Tỷ lệ này là rất thấp so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ của toàn hệ thống là 28,65%.

+ Theo kỳ hạn:

Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn/tổng dư nợ bình quân là 37,5% trong giai đoạn 2010-2013. Trong giai đoạn này, địa bàn đẩy mạnh đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn du lịch, công nghiệp, cảng biển, các khu đô thị nên Chi nhánh chủ động tài trợ

các dự án dài hạn lớn chiếm gần 35% tổng dư nợ như dự án khu du lịch Vinpearl, dự án cải tạo khách sạn Viễn Đông, đầu tư khu Đô thị Phước Long, Chung cư cao cấp Bãi dương ... Từ năm 2012 - 2013, các dự án này đã đi vào ổn định và hoàn thành được nhiều khoản mục nên trong thời gian này tỷ trọng trung dài hạn đã giảm đáng kể từ 43,7% xuống còn 27,3%.

Biểu 2.6: Kết quả tình hình nợ xấu của BIDV KH giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: phần trăm

TT Tên chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

1 Tỷ lệ nợ xấu 0,60 0,29 1,03 1,98 2 Nợ xấu nhóm 2 1,6 2,4 3,36 2,05

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2010-2013)

Năm 2013 nợ xấu leo thang từ 0,6% năm 2010 tăng lên 1,98% năm 2013 thể hiện chất lượng tín dụng đang có chiều hướng xấu, các món vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn đều có tài sản đảm bảo nên các khoản này vẫn có khả năng thu hồi được nợ.

Hoạt động dịch vụ:

Tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân từ năm 2010 đến 2013 của chi nhánh đạt Đến 2013, thu dịch vụ ròng đạt 27,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25%/lợi nhuận trước thuế . So với các ngân hàng trên địa bàn, thu dịch vụ của Chi nhánh .trung bình trong 4 năm chiếm trên 19% tổng thu dịch vụ trên toàn địa bàn (sau Vietcombank có thế mạnh về thẻ và kinh doanh ngoại tệ).

Trong tổng các nguồn thu thì thu từ kinh doanh ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu dịch vụ của Chi nhánh, kế đến là các sản phẩm truyền thống như thanh toán, bảo lãnh và tài trợ thương mại…, thu phí từ các dịch vụ bán lẻ còn rất khiêm tốn.

Đến 2010, phí thu được từ các dịch vụ bán lẻ chiếm tỷ trọng khá trên tổng thu dịch vụ nhờ Chi nhánh bắt đầu thu phí quản lý tài khoản và phí thường niên dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, công tác phát triển khách hàng sử dụng các dịch vụ thẻ, nhắn tin qua điện thoại (BSMS) cũng khá tốt nên thu dịch vụ bán lẻ đã có sự chuyển biến tích cực. Năm 2011 là năm thứ 2 BIDV đẩy mạnh hoạt động NHBL theo tinh thần Nghị quyết 1235/NQ-HĐQT, mặc dù gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt với các ngân hàng đã có kinh nghiệm về hoạt động bán lẻ, đặc biệt là khối NHTM cổ phần và NHTM nước ngoài, nhưng với quyết tâm đổi mới, sự cố gắng nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV năm 2012,2013 tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng.

2.4.2.2 Các yếu tố bổ trợ

Sức mạnh tài chính:

Với tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục, đến 31.12.2013, vốn chủ sở hữu của BIDV đạt 32.040 tỷ đồng, tương đương 1.526 triệu USD và tăng 21% so với 2012, đưa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tăng lên 5,8% năm 2013 góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng BIDV.

Vốn tự có của BIDV liên tục gia tăng kể từ 2010. Cuối 2013 VTC là 28.112 tỷ đồng. Đây là điều kiện tốt để BIDV từng bước tiến đến trở thành tập đoàn tài chính lớn trong khu vực.

Trong khi đó BIDV luôn duy trì chỉ tiêu an toàn hệ thống, kiểm toán và định hạng quốc tế: hệ số tỷ lệ an toàn vốn CAR luôn duy trì >9% theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước, các chỉ tiêu an toàn thanh khoản đều đảm bảo đúng quy định.

Hạn chế:

Hệ số CAR của BIDV đã tăng mạnh đạt 9,55%. Tuy nhiên xu hướng chung trên thế giới là phải nâng hệ số này cao hơn nữa. Nhiều nước trong khu vực đã đạt 12% từ lâu và chưa dừng ở đây, còn ở các nước phát triển còn khuyến nghị cao hơn, tiêu chuẩn Basel II đặt ra mức là 15% ( Trích bài phỏng vấn Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 24-04-2010 về ảnh hưởng của Hệ số an toàn vốn tối thiểu theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và áp lực tăng vốn điều lệ tại Nghị định 141). Vì vậy, việc nâng chỉ số CAR đang là bài toán cấp bách đặt ra cho BIDV trong giai đọan hiện nay.

Nguồn nhân lực:

Với mạng lưới kinh doanh lớn thứ 2 sau Agribank, cùng yêu cầu của việc cơ cấu lại tổ chức hệ thống, BIDV đã chú trọng bố trí, bổ sung đủ cán bộ ở các vị trí, các bộ phận. Tổng số cán bộ của BIDV đến ngày 31 12 2013 là 156 người , Phân loại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình độ đào tạo chuyên môn:

+ Sau đại học: 7 cán bộ, tỷ lệ 4,49%. + Đại học: 133 cán bộ, tỷ lệ 85,25% + Cao đẳng, Trung cấp: 12 cán bộ, tỷ lệ 7,69% + Khác: 4 cán bộ, tỷ lệ 2,56%

- Trình độ đào tạo ngoại ngữ:

+ Trình độ B và tương đương: 47 cán bộ, tỷ lệ 30,13%. + Trình độ A trở xuống: 37 cán bộ, tỷ lệ 23,72%.

(Nguồn Ban Tổ chức cán bộ BIDV Khánh Hòa )

Cùng việc trẻ hóa cán bộ tuổi đời bình quân năm 2013 là 32,7 (năm 2012 là 33) và có 50% cán bộ dưới 30 tuổi, đội ngũ cán bộ BIDV năm qua cũng có tiến bộ đáng kể trên cả 02 bình diện: Bằng cấp và năng lực thực tế. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đạt 89,74%, tăng 2,1% so với năm 2012.

Về công tác tuyển dụng BIDV KH đã đưa ra các định hướng, chính sách đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng. Giai đoạn 2010- 2013, BIDV đã tuyển dụng được những cán bộ trẻ có trình độ năng lực phẩm chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới.

Trong năm 2013, BIDV KH đã cử được cán bộ đi đào tạo trong đó các nội dung đào tạo trọng tâm gồm: Quản trị điều hành ngân hàng cấp trung và cơ sở; kỹ năng nghiệp vụ trong đó tập trung đào tạo kỹ năng về nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ và đào tạo các nội dung chuyển đổi khác theo mô hình TA2); đồng thời đã cử cán bộ đi đào tạo và tham gia các chương trình đào tạo, hội thảo do các cơ sở đào tạo, đối tác bên ngoài tổ chức.

Về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại: những năm gần đây công tác quy hoạch, bổ nhiệm/bổ nhiệm lại cán bộ đã được Ban lãnh đạo BIDV KH đặc biệt quan tâm và chỉ đạo triển khai chu đáo, chặt chẽ; đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy trình, quy định từ khâu quy hoạch, bồi dưỡng đào tạo sau quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, mạnh dạn tin tưởng giao nhiệm vụ cho cán bộ trẻ nên đến nay cán bộ lãnh đạo các cấp BIDV KH đã đáp ứng tương đối về số lượng và từng bước đảm bảo về chất lượng phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành trong hệ thống.

Về đãi ngộ và khen thưởng: BIDV KH thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Những năm qua, BIDV KH luôn đảm bảo mức thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm trước.

Những hạn chế

+ Chính sách tuyển dụng chưa thực sự thu hút được người tài, vẫn còn tình trạng con ông cháu cha hay vẫn có chính sách ưu tiên tuyển dụng con em trong ngành. Bên cạnh đó, BIDV KH vẫn chưa có được chiến lược tuyển dụng bài bản và lâu dài;

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa sau khi cổ phần hóa (Trang 52)