Một số kiến nghị với cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa sau khi cổ phần hóa (Trang 86)

6. Kết cấu của Luận văn

3.4 Một số kiến nghị với cơ quan chức năng

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy chế pháp luật về những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thông lệ quốc tế:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo các hoạt động kinh doanh của NHTM hiện tại và trong tương lai để nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật có hiệu quả pháp lý cao đồng thời ngăn ngừa tình trạng lạc hậu về hệ thống pháp luật so với thực tế như ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến giao dịch của ngân hàng điện tử, các hành vi cạnh tranh giữa các NHTM, các hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán khác . . .

Tiếp tục rà soát, bãi bỏ những văn bản lỗi thời, chồng chéo hoặc không phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.

hàng. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của từng vụ án để có văn bản thích hợp cũng như chọn biện pháp công bố thông tin vụ án trên phương tiện thông tin đại chúng ở mức trao đổi nghiệp vụ hay có tác dụng răn đe . . .

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lập pháp và hành pháp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để sớm phát hiện các sai phạm và có biện pháp điều chỉnh kịp thời trong hoạt động kinh doanh của các NHTM để bảo đảm an toàn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng và tạo niềm tin cho công chúng.

- Ban hành chính sách khuyến khích các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác cùng nhau phát triển dịch vụ thanh toán thẻ và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán liên ngân hàng nhằm giảm thời chuyển tiền giữa các NHTM trong nước.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hàng chính trong lĩnh vực hoạt động công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản hay việc xử lý thu hồi nợ . . .

Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế như công nghệ thông tin, giao thông . . . nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng và các ngành nghề khác là khách hàng của ngành ngân hàng cùng phát triển.

Kết luận Chương 3

Xuất phát từ thực tiền năng lực cạnh tranh của BIDV KH và những thay đổi trong môi trường kinh doanh ngân hàng. Chương 3 tập trung đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV KH. Các giải pháp này một mặt góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện các nguồn lực vốn có của ngân hàng, mặt khác tăng cường hiệu quả kết hợp giữa các nguồn lực bên trong và các yếu tố bên ngoài nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh cao nhất cho BIDV KH trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một giai đoạn mới, trong đó sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữ các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh này, vấn đề sống còn với các ngân hàng hiện nay là phải tăng cường năng lực cạnh tranh.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề, BIDV nói chung và BIDV Khánh Hòa nói riêng đã và đang nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ, từng bước thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh và đã được khách hàng tin tưởng và đón nhận. Tuy nhiên, để có thể chủ động phát triển trong điều kiện mới, BIDV Khánh Hòa cần xây dựng một hệ thống giải pháp toàn diện và sát thực, nhằm đáp ứng cao nhất mong muốn của khách hàng và tạo ra những lợi thế riêng có của mình.

Kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, người viết đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thực hiện thành công mục tiêu đề ra của BIDV Khánh Hòa trong thời gian tới cũng như cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trước thềm hội nhập.

Do thời gian có hạn nên đề tài còn một số hạn chế như: về khảo sát thực tế ý kiến khách hàng chưa thực hiện rộng rãi như mong muốn; chưa khảo sát được sự hài lòng khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Đề tài hy vọng được đóng góp một vài thành quả vào công cuộc nâng cao năng lực cạnh tranh BIDV Khánh Hòa và cũng mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô cùng các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện tốt hơn sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Khánh Hòa (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDV KH.

3. Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Khánh Hòa (2010,2011, 2012, 2013), Tài liệu hội nghị giám đốc.

4. Đặng Hoàng An Dân (2010), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2015.

5. Nguyễn Văn Dương (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nha Trang.

6. TS Dương Ngọc Dũng (2006), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyêt Michael E. Porter, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

7. Trần Thị Thu Hà (2012), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa.

8. Lê Thi Hằng (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam.

9. Ngô Thị Thúy Hoa (2013), Sự gắn bó của nhân viên đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa.

10. Vũ trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các công ty trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thi trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB Tp HCM.

12. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012-2013), Tạp chí Đầu tư – Phát triển.

13. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010-2013), Báo cáo thường niên. 14. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo thống kê 2010-2013.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Thống kê, Hà Nội.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012-2013), Tạp chí ngân hàng các số.

17. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (2010-2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

18. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khánh Hoà (2010-2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Khánh Hoà (2010-2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

20. Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Khánh Hoà (2010-2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

21. Fred R David (2006), bản dịch Khái luân về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê, Hà Nội.

22. Peter S. Rose (2004), bản dịch Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 và Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, NXB Chính trị hành chính.

24. Nguyễn Thị Quy, Đặng Thị Nhàn, Nguyễn Anh Tuấn, Phan Trần Trung Dũng, Vũ Phượng Hoàng (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

25. Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2011), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn2011-2015 của tỉnh Khánh Hòa.

Tiếng Anh:

26. Michael E. Porter (1990), The Competitive Advantage of Nations, The Free press. 27. Longman (1978), Longman Contemporary English Dictionary, Halow. UK. 28. Marcel Fafchamps(2004), Maket institutions and Sub-Saharan Africa: Theory

and Evidence, MIT Press.

Một số trang web: http://www.google.com www.bidv.com.vn www.mof.gov.vn www.incombank.com.vn www.mpi.gov.vn www.vietcombank.com.vn www.vnexpress.net www.hsbc.com www.vietnamnet.vn/kinhte www.agribank.com.vn www.acb.com.vn www.sbv.gov.vn

PHỤ LỤC 1

Bảng câu hỏi và báo cáo kết quả khảo sát ý kiến khách hàng

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

Kính thưa Quý Anh (Chị).

Chúng tôi đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại. Rất mong quý Anh (Chị) dành chút thời gian trả lời bảng câu hỏi dưới đây để giúp chúng tôi hoàn thiện đề tài này.

Câu 1:

Theo Anh (Chị), các yếu tố sau đây có mức độ ảnh hưởng thế nào đến năng lực cạnh tranh một Ngân hàng (đánh dấu chéo vào ô chọn).

(Mức độ ảnh hưởng tăng dần từ 1 đến 5).

Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng

1. Thương hiệu 1 2 3 4 5

2. Đội ngũ nhân viên 1 2 3 4 5

3. Thị phần 1 2 3 4 5

4. Vốn 1 2 3 4 5

5. Chiến lược giá cả 1 2 3 4 5

6. Mạng lưới chi nhánh 1 2 3 4 5

7. Marketing 1 2 3 4 5

8. Sản phẩm đa dạng 1 2 3 4 5

9. Công nghệ thông tin 1 2 3 4 5

Câu 2:

Anh (Chị) vui lòng đánh giá các yếu tố dưới đây của 5 Ngân hàng thương mại: BIDV, Vietinbank, VCB, Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng ACB theo thang đo từ 1 đến 4.

(1: Yếu; 2: Trung bình, 3: Khá, 4 Tốt)

Các yếu tố BIDV Vietinbank VCB Agribank ACB

1. Thương hiệu

2. Đội ngũ nhân viên

3. Thị phần

4. Vốn

5. Chiến lược giá cả

6. Mạng lưới chi nhánh

7. Marketing

8. Sản phẩm đa dạng

9. Công nghệ thông tin

10. Nợ xấu

Chân thành cảm ơn sử hỗ trợ của Quý Anh (Chị)

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ NHẬN PHIẾU KHẢO SÁT

• BIDV Trụ sở Chính Chi nhánh Khánh Hòa

• BIDV PGD Thống Nhất CN Khánh Hòa

• BIDV PGD Vĩnh Hải CN Khánh Hòa

• Vietinbank Chi nhánh Khánh Hòa

• VCB Chi nhánh Nha Trang

• Agribank PGD Diên Khánh CN Khánh Hòa

• Agribank CN TP Nha Trang

• NH TMCP Quân đội CN Khánh Hòa

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH

1. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

Mục đích khảo sát:

o Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong ma trận hình ảnh cạnh tranh đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.

o Tham khảo ý kiến đánh giá các yếu tố trong ma trận hình ảnh cạnh tranh của các ngân hàng thương mại: BIDV, CTG (NHTMCP Công thương), VCB, ARG và SCB (Sacombank)

Phương pháp tiến hành lấy ý kiến đánh giá: Gửi trực tiếp, Fax và E mail.

Đối tượng lấy ý kiến đánh giá: Giám đốc, Phó giám đốc các chi nhánh NHTM, Trưởng, phó phòng chức năng các chi nhánh NHTM.

2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

10 bảng câu hỏi được gửi đến đối tượng nghiên cứu ở một số ngân hàng ở địa bàn Tỉnh Khánh Hòa. Kết quả nhận được 10 bảng trả lời, tỷ lệ 100%. Kết quả thống kê như sau:

Câu 1: Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng thế nào đến năng lực cạnh tranh một Ngân hàng Mức độ ảnh hưởng Các yếu tố 1 2 3 4 5 Tổng cộng Trung bình Mức độ quan trọng 1. Thương hiệu 2 2 6 10 4,4 0,104265 2. Đội ngũ nhân viên 1 3 6 10 4,5 0,106635 3. Thị phần 2 3 1 4 10 3,7 0,087678 4. Vốn 1 3 6 10 4,5 0,106635 5. Chiến lược về giá 2 3 5 10 4,3 0,101896 6. Mạng lưới 1 4 5 10 4,4 0,104265 7. Marketing 2 3 5 10 4,3 0,101896 8. Đa dạng sản phẩm 2 2 2 4 10 3,8 0,090047 9. Trình độ công nghệ 1 1 2 6 10 4,3 0,101896 10. Nợ xấu 1 2 3 4 10 4 0,094787 Tổng cộng 42,2 1

Câu 2: Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ đáp ứng của các Ngân hàng như sau:

BIDV Vietinbank VCB Agribank ACB

Các yếu tố

1 2 3 4 hạng 1 2 3 4 hạng 1 2 3 4 hạng 1 2 3 4 hạng 1 2 3 4 hạng

1. Thương hiệu 2 8 4 2 8 4 1 9 4 1 1 8 4 3 6 1 3

2. Đội ngũ nhân viên 1 1 6 2 3 1 6 3 3 1 1 8 4 1 3 5 1 3 1 6 3 3

3. Thị phần 3 7 4 1 3 6 4 7 3 3 1 1 8 4 3 5 2 3

4. Vốn 3 7 4 1 2 7 4 3 7 4 3 7 4 2 5 3 3

5. Chiến lược về giá 3 7 4 1 2 7 4 1 1 6 2 3 1 3 6 4 1 2 1

6. Mạng lưới 3 6 1 3 1 1 6 2 3 1 3 6 4 1 9 4 1 6 3 3

7. Marketing 1 1 5 3 3 1 3 5 1 3 1 1 6 2 3 1 5 3 1 2 1 2 7 4

8. Đa dạng sản phẩm 2 6 2 3 3 6 1 3 1 7 2 3 3 6 1 3 2 2 6 3

9. Trình độ công nghệ 1 3 6 4 2 6 2 3 2 8 4 1 3 5 1 3 3 5 2 3

PHỤ LỤC 5

MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯƯƯƯ CÔNG NGHỆ BIDV ĐANG THỰC HIỆN

Dự án hệ thốngcông nghệ IPv6 và quá trình chuyển đổi IPv4 – IPv6.

Dự án trang bị máy dập thẻ công suất lớn.

Đầu tư xây dựng, triển khai Hệ thống ContactCenter và Quản lý khách hàng (CRM).

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa sau khi cổ phần hóa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)