Hoạt động bồi dưỡng, đào tạo,tập huấn

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 103 - 106)

Về nội dung tập huấn: Cần đa dạng hơn về nội dung tập huấn cho người dân, xây dựng chủ đề tập huấn theo nhu cầu của bà con, là những vấn đề bức xúc mà người dân đang gặp phải, có sự gắn kết giữa tập huấn với các chương trình khuyến nông khác, cần tổ chức các lớp tập huấn ngay trên đồng ruộng, chuồng nuôi, ao cá của nông dân.

Về phương pháp tập huấn:Cần tăng nội dung thực hành nhiều hơn lý thuyết, lồng ghép nội dung tập huấn với các cuộc tham quan, hội thảo đầu bờ để người dân tiếp thu có hiệu quả cao hơn so với tập huấn trên lớp.

Đối tượng tập huấn: Để các lớp tập huấn tốt hơn thì cần lựa chọn đúng đối tượng tham gia các lớp tập huấn, tránh sự chênh lệch giữa hộ giàu, hộ khá và hộ nghèo, giữa nam và nữ.

4.3.4.2 Trình diễn và nhân rộng mô hình

phương, phù hợp với nhu cầu, điều kiện canh tác của gia đình và của địa phương, phù hợp với trình độ của người dân, đơn giản, dễ làm, dễ tiếp thu và có khả năng nhân rộng sau khi kết thúc.

Lựa chọn hộ tham gia: Nên chọn những nông dân đại diện, tình nguyện áp dụng TBKT, năng động, có uy tín trong cộng đồng, đặc biệt là biết chia sẻ kinh nghiệm với mọi người nông dân khác.

Cần sớm đưa những mô hình mang lại kết quả cao tiến hành nhân rộng. Cần thực hiện lựa chọn những mô hình có vốn đầu tư thấp nhất để thu hút sự tham gia của người dân và để ngay cả những người nông dân nghèo cũng có thể áp dụng được những mô hình này.

Phải có kế hoạch sớm, cụ thể để xây dựng mô hình, xác định thời vụ, thời điểm triển khai, dự kiến về giống, vật tư đầy đủ và đảm bảo chất lượng. Trong quá trình thực hiện Trạm khuyến nông và địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc theo dõi, kiểm tra giám sát mô hình. Khi kết thúc mô hình cần được tổng kết, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm, nếu mô hình tốt tiến hành tổ chức tham quan, hội thảo, phổ biến rộng rãi đến nông dân.

4.3.4.3 Thông tin tuyên truyền

- Trước khi tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền cần xác định nhu cầu của người dân để cung cấp các thông tin đáp ứng nhu cầu của hộ.

- Tăng cường thêm việc in ấn phát tờ rơi, áp phíc về khuyến nông hay chính sách khuyến nông.

- Trạm cần thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với đài phát thanh huyện Xuân Trường để hoạt động khuyến nông chuyển tới nông dân kịp thời và hiệu quả nhất.

- Trạm cần đầu tư thêm và nâng cấp các trang thiết bị phục vụ như: Loa, đài, tài liệu khuyến nông…

- Huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ để đa dạng hóa hình thức tuyên truyền.

- Chú ý xây dựng các hình thức thông tin tuyên truyền đơn giản, dễ hiểu mà người dân có thể dễ dàng tiếp thu.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 103 - 106)