thế giới
Trên thế giới khuyến nông ra đời từ rất sớm và ở hầu khắp các nước. Hoạt động khuyến nông gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp. Các nước có nền nông nghiệp phát triển (như Anh, Pháp, Mỹ) một phần cũng là nhờ tác động tích cực của hoạt động khuyến nông.
Khởi đầu là giáo sư người Pháp Rabelais, từ năm 1530 ông đã cải tiến phương pháp giảng dạy, đưa quan điểm giáo dục nông nghiệp “Học đi đôi với hành” vào giảng dạy. Ngoài việc giảng dạy lý thuyết ở lớp ông đã cho học trò tiếp xúc với sản xuất và tự nhiên. Ông đã chỉ cho họ biết cách phân biệt giống cây và giống con, kỹ thuật nuôi cừu, bò, gà…
Đến năm 1777, giáo sư người Thụy Sĩ là Heirich Dastalozzi thấy rằng muốn mở mang nhanh nền nông nghiệp giúp nông dân nghèo cải thiện được cuộc sống thì phải đào tạo chính con em họ có trình độ và nắm được TBKT, biết làm thành thạo một số công việc như quay sợi bông, dệt vải, cày bừa.
Tuy nhiên phải đến năm 1843 hoạt động khuyến nông mới có tính phổ rộng và biểu hiện rõ rệt. Đó là hoạt động của Uỷ ban nông nghiệp của Hội đồng thành phố NewYork (Mỹ). Uỷ ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở các trường đại học nông nghiệp và các viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ sở để hướng dẫn giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động khuyến nông ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã sớm đi vào chính quy và chuyên nghiệp. Năm 1907 ở Mỹ có 42 trường đại học đã hăng hái thực
hiện công tác khuyến nông, nhiều trường đã tổ chức bộ môn khuyến nông, có khoa khuyến nông. Đến năm 1910 có khoảng 35 trường đã có bộ môn khuyến nông, sau đó nhiều chương trình khuyến nông đã phát triển nhanh chóng và hiệu quả. Cùng thời gian đó ở hầu khắp các nước Châu Âu (Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha…) đều có các trường đại học nông nghiệp, có khoa khuyến nông và thực hiện công tác khuyến nông rất thành công. Ở các nước này dịch vụ khuyến nông thường bắt đầu từ các hội nông dân, nhóm sản xuất nông nghiệp. Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nông dân địa phương hoặc các nhóm sản xuất nông nghiệp tham gia rất tích cực vào các chương trình khuyến nông, kể cả việc thuê mướn những nhân viên khuyến nông, những kỹ sư nông nghiệp giúp họ phát triển sản xuất. Ngày nay mặc dù các nước này tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế còn rất nhỏ nhưng vẫn còn cơ quan khuyến nông, vẫn còn cán bộ khuyến nông.
Ở Châu Á, ngay sau khi có hội nghị đầu tiên về khuyến nông họp tại Philippin (năm 1955), hoạt động khuyến nông đã có bước phát triển mạnh mẽ như:
Khuyến nông Trung Quốc:Năm 1933 ở trường đaị học Kim Lăng đã lập ra phân khoa khuyến nông.Trong kế hoạch năm năm lần thứ VII về phát triển nông nghiệp, Trung Quốc đã tập huấn cho 1,2 triệu người về công tác khuyến nông và bồi dưỡng cho 150 triệu nông dân vê kiến thức khuyến nông và tiến bộ kĩ thuật mới. Cả nước Trung Quốc có 10/33 lãnh đạo tỉnh là trưởng ban khuyến nông. Đến nay Trung Quốc mới đạt trình độ 80 của nông nghiệp thế giới. Nhưng Trung Quốc rất tự hào là đang dẫn đầu thế giới ở 3 lĩnh vực: Lúa lai, chuẩn đoán thú y và nuôi trồng thuỷ sản (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2011).
Khuyến nông ở Inđônêxia: Hệ thống khuyến nông nhà nước được thành lập năm 1955 gồm 4 cấp: cấp quốc gia có hội đồng khuyến nông quốc gia, cấp tỉnh có diễn đàn khuyến nông cấp 1, huyện có diễn đàn khuyến nông
cấp 2, cấp xã và liên xã có cơ quan khuyến nông cơ sở. Tại đó có bộ phận dịch vụ khuyến nông và trung tâm thông tin phục vụ cho nhu cầu của nông dân. Ngày nay Inđonêxia thường xuyên được chọn là nơi tổ chức đào tạo CBKN cho các nước trong khu vực (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2011).
Khuyến nông ở Ấn Độ: Tổ chức khuyến nông được thành lập từ năm 1960 theo 5 cấp: cấp quốc gia, cấp vùng, cấp bang, cấp huyện và cấp xã. Nhờ có hoạt động khuyến nông được tổ chức tương đối tốt nên Ấn Độ đã làm cuộc “Cách mạng xanh” khá thành công, về căn bản đã giải quyết được nạn đói, tự túc được lương thực. Sau đó nước này đã thắng lợi trong cuộc “Cách mạng trắng” về sữa và đang tiếp tục tiến hành cuộc “Cách mạng nâu” về thịt. Thực hiện chương trình thiết lập 100 trung tâm khuyến nông và một văn phòng khuyến nông lâm trung ương, 10 trung tâm khuyến nông lâm vùng nhằm cải tiến sự liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2011).
Khuyến nông Thái Lan: Tổ chức khuyến nông được thành lập từ cuối năm 1967 và cho đến năm 1980 Thái Lan đã có mạng lưới tổ chức khuyến nông quốc gia rộng khắp đến các tỉnh và gắn liền với chương trình sản xuất lương thực xuất khẩu. Thái Lan đã có chính sách đầu tư đúng đắn trong việc đào tạo. Cụ thể là hàng năm chính phủ phải chi ra một khoản từ 130 triệu USD đến 150 triệu USD cho hoạt động khuyến nông. Và đến năm 1992 thì Thái Lan có khoảng 16000 cán bộ khuyến nông... Các chương trình khuyến nông của Thái Lan Phát triển đồng bộ toàn diện cả về chăn nuôi và trồng trọt đã làm cho sản xuất của nước này không ngừng được nâng cao và là nước luôn đứng đầu về xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới. Chất lượng hàng hoá nông sản ngày càng tốt và giá thành rẻ(Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2011).
Khuyến nông Philippin: Hệ thống khuyến nông được thành lập năm 1976. Nhà nước xây dựng các chính sách, lập kế hoạch, xây dựng các chương trình khuyến nông khuyến lâm và các dự án phát triển nông thôn. Mạng lưới
khuyến nông chủ yếu do các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức tình nguyện và các tổ chức phi chính phủ thực hiện. Nội dung được chú trọng là nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao các mô hình canh tác trên đất dốc như SALT1, SALT2, SALT3 dựa trên cơ sở hợp tác giữa các trường đại học và cơ sở nghiên cứu (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2011).
Trên đây là hoạt động khuyến nông của một số quốc gia trên thế giới. Nó cho thấy khuyến nông đang được các nước ngày càng chú trọng, quan tâm hơn để phục vụ cho phát triển nông nghiệp - nông thôn và nâng cao đời sống người nông dân.