KHUYẾN NÔNG CỦA TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH
4.2.1Phía cơ quan khuyến nông
a) Trình độ
Tổng số cán bộ công nhân viên của trạm là 3 người trong đó cả 3 người đều có trình độ đại học. Số CBKN cơ sở gồm 27 người trong đó trình độ đại học là 4 người, 22 người có trình độ trung cấp và 1 người có trình độ sơ cấp.
Bảng 4.11: Thực trạng trình độ của cán bộ khuyến nông
STT Diễn giải Cán bộ khuyến nông Khuyến nông viên cơ sở SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)
1 Đại học 3 100,00 4 14,81
2 Cao đẳng - - - -
3 Trung cấp - - 22 81,48
4 Sơ cấp, kinh nghiệm - - 1 3,71
Tổng 3 100,00 27 100,00
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Xuân Trường và tổng hợp từ điều tra, 2014)
Qua bảng 4.11 ta thấy trình độ CBKN của trạm là đồng đều trong đó có 1 người trạm trưởng, 1 trạm phó và 1 cán bộ đều có trình độ đại học tỷ
lệ đạt 100%. Tuy nhiên, đội ngũ CBKN cấp cơ sở lại còn thấp với 81,48% CBKN các xã có trình độ trung cấp; 14,81% có trình độ đại học và 3,71% là trình độ sơ cấp. Trình độ chuyên môn của CBKN cấp cơ sở ngày càng được nâng lên tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả hoạt động khuyến nông thì chưa cao, CBKN cấp cơ sở còn phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn và chỉ đạo của cán bộ cấp trên. CBKN cấp cơ sở và cán bộ trạm là những cán bộ trực tiếp hướng dẫn tập huấn kỹ thuật sản xuất và thường xuyên làm việc với bà con nông dân chính vì thế cần phải cải thiện hơn nữa khắc phục tình trạng này. Do vậy thời gian tới Trạm cần đào tạo bồi dưỡng những kỹ năng trong công tác KN cho các cán bộ KN.
Mặt khác do địa bàn rộng, giao thông đi lại còn khó khăn, số lượng cán bộ cấp trạm còn ít nên không nắm bắt hết được tình hình sản xuất của người dân ở từng địa phương, do đó các hoạt động KN ít nhiều bị ảnh hưởng phần nào.
b) Chuyên ngành đào tạo
Chuyên ngành đào tạo của cán bộ khuyến nông ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện. Qua bảng 4.12 có thể thấy rằng ở trạm khuyến nông huyện Xuân Trường thì cán bộ khuyến nông có chuyên ngành như sau: trong tổng số 3 CBKN của trạm thì có 2 người chuyên ngành trồng trọt chiếm 66,66% như vậy có thể thấy rằng ngành trồng trọt của huyện sẽ có những lợi thế phát triển hơn so với các ngành khác. Chăn nuôi cũng là một ngành rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện và chuyên ngành này có 1 cán bộ chiếm 33,33% trong tổng số cán bộ khuyến nông của trạm.
Bảng 4.12: Phân loại cán bộ khuyến nông theo chuyên ngành đào tạo STT Diễn giải Cán bộ khuyến nông Khuyến nông viên cơ sở
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)
1 Trồng trọt 2 66,66 2 7,40 2 Chăn nuôi 1 33,33 2 7,40
3 Thủy sản - - - -
4 Kế toán - - - - 5 Quản trị kinh doanh - - - - 6 Trung cấp nông nghiệp - - 22 81,48 7 Sơ cấp nông nghiệp - - 1 3,71
Tổng 3 100,00 27 100,00
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Xuân Trường và tổng hợp từ điều tra, năm 2014)
Đối với cán bộ cấp cơ sở thì có tất cả là 27 người trong đó có 22 người là trung cấp nông nghiệp chiếm 81,48% và 1 người là sơ cấp nông nghiệp chiếm 3,71% và chuyên ngành trồng trọt 2 người chiếm 7,4% chuyên ngành chăn nuôi là 7,4% với 2 người.
Cán bộ khuyến nông cơ sở được đào tạo qua các lớp trung cấp nông nghiệp là đa ngành nên kiến thức tiếp thu được là rất dàn trải dẫn đến khả năng truyền đạt thông tin tới người dân chưa được cao, thông tin chưa được nhanh chóng và cấp thiết.
c) Kỹ năng, kinh nghiệm
Độ tuổi và kinh nghiệm là những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Với những cán bộ khuyến nông có độ tuổi cao thì thường nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên họ thường chịu áp lực từ nhiều phía (gia đình, xã hội...), tính năng động, khả năng tiếp nhận những kĩ thuật tiến bộ mới trong công việc thường không cao. Với những cán bộ khuyến nông cơ sở trẻ tuổi thì họ rất nhiệt tình, hăng say công tác. Tuy nhiên do độ tuổi còn trẻ nên kinh nghiệm thực tế của họ còn chưa nhiều. Những khó khăn, vướng mắc của nông dân rất đa dạng, phức tạp với nhiều tình huống khác nhau. Có cán bộ chưa nắm bắt được hết đặc điểm sản xuất, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã
hội của địa phương do đó kiến thức tư vấn hỗ trợ đôi khi còn chưa sát với thực tế, phù hợp với sản xuất của hộ. Qua bảng 4.13 ta có thể thấy số cán bộ khuyến nông huyện Xuân Trường có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm chiếm 66,66% có 1 cán bộ công tác trên 10 năm chiếm 33,33% đó là cán bộ chủ chốt trong những năm đầu của trạm.
Bảng 4.13: Số lượng cán bộ khuyến nông theo số năm công tác STT Diễn giải Cán bộ khuyến nông Khuyến nông viên cơ sở
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)
1 Dưới 5 năm - - 5 18,51 2 Từ 5-10 năm 2 66,66 15 55,56 3 Trên 10 năm 1 33,33 7 25,93 Tổng 3 100,00 27 100,00
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Xuân Trường và tổng hợp từ điều tra, năm 2014)
Còn những CBKN cấp cơ sở tại các xã thì thâm niên công tác dưới 5 năm là 5 người chiếm 18,51% và có tới 55,56% số CBKN có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm còn lại là số cán bộ công tác trên 10 năm chiếm 25,93%.
d) Giới tính
Bất cứ công việc nào cũng vậy vấn đề về giới ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả công việc. Đặc biệt là trong công tác khuyến nông thì vấn đề này được thể hiện càng rõ. Tại trạm khuyến nông huyện Xuân Trường được biên chế 3 cán bộ trong đó 3 cán bộ đều là nam giới. Ở các xã thì số CBKN cấp cơ sở có 4 nữ giới chiếm 14,81% còn lại 23 người là nam giới chiếm 85,19% trong tổng số CBKN cơ sở qua con số này chúng ta thấy được một thực trạng đang diễn ra trên địa bàn huyện đó là sự chênh lệch về giới trong hệ thống khuyến nông cấp huyện cũng như cấp cơ sở.
Bảng 4.14: Số lượng cán bộ khuyến nông theo giới STT Diễn
giải
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)
1 Nam 3 100,00 23 85,19
2 Nữ 0 0 4 14,81
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Xuân Trường và tổng hợp từ điều tra, năm 2014)
e) Mức độ tâm huyết với nghề
Khối lượng công việc của các hoạt động khuyến nông là rất lớn đòi hỏi các CBKN phải liên tục di chuyển trên địa bàn. Những CBKN có tâm huyết với nghề thì mới có thể thực hiện khuyến nông đạt hiệu quả cao.
Bảng 4.15: Số lượng cán bộ khuyến nông theo nguyện vọng của cán bộ STT Khả năng gắn bó với công việc SL (người)(n=30) CC (%)
1 Lâu dài 27 90
2 Làm bán thời gian 0 0 3 Sắp chuyển công tác 3 10
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2014)
Qua bảng 4.15 có thể thấy phần lớn CBKN gắn bó với công việc của mình lâu dài chiếm 90% trong tổng số CBKN điều tra. Với những cán bộ gắn bó với công việc của mình lâu dài thì sẽ nhiệt tình làm việc tạo cơ hộ thăng tiến. Số CBKN làm bán thời gian là không có, có 3 cán bộ sắp chuyển công tác chiếm 10% những cán này thường có tâm ý ỷ lại công việc, không chuyên tâm vào công việc của mình hoặc sự tham gia vào các hoạt động khuyến nông là không nhiều.
4.2.2 Phía người dân
Ảnh hưởng của trình độ dân trí đến sự tiếp nhận các tiến bộ KHKT: Từ xưa đến nay Xuân Trường vốn là 1 huyện thuần nông, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chủ yếu lao động bằng chân tay do đó mà trình độ dân trí của người dân vẫn còn rất thấp. Dân trí chưa cao là một trong
những khó khăn vướng phải trong việc chuyển giao các tiến bộ KHKT. Thực tế cho thấy, tập huấn là phương thức chủ yếu để chuyển giao các tiến bộ KHKT bao gồm máy móc, phương thức canh tác vào trong sản xuất hiện nay tại địa phương. Nhưng những kết quả của các hoạt động này mang lại vẫn chưa cao, một số mô hình bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên. Các kiến thức người dân học được từ các cán bộ khuyến nông vẫn chưa được áp dụng hữu hiệu, một số kiến thức học được do không được áp dụng nhanh chóng bị lãng quên. Do vậy làm sao để nâng cao trình độ cho người dân và làm cách nào để những kỹ năng kiến thức học được của người nông dân được áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả nhất vẫn là một vấn đề nan giải gây ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động KN của huyện.
Kết quả điều tra cho thấy, các hộ được điều tra đa phần có khó khăn về kinh tế, thiếu vốn đầu tư vào trong sản xuất. Mặt khác, người lao động trong hộ lại thiếu kinh nghiệm cũng như các kỹ năng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Có thể thấy rằng kinh tế hộ và sự tiếp thu KHKT thấp nên dẫn đến việc áp dụng KHKT vào sản xuất bị hạn chế.