3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Xuân Trường. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng tình hình và số liệu của toàn huyện để đánh giá tình hình chung về tổ chức hoạt động khuyến nông đối với đời sống của các hộ nông dân, tới nông nghiệp, nông thôn của huyện. Đề tài nghiên cứu trên 3 xã đại diện cho hoạt động khuyến nông của toàn huyện: Xuân Hòa, Xuân Kiên, Xuân Ninh.
Việc lựa chọn những xã trên làm điểm nghiên cứu dựa trên lý do :
Xuân Kiên là xã đi đầu trong thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, đưa các thiết bị máy, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.
Là một trong ba xã đầu tiên thực hiện chương trình nông thôn mới.
Xuân Ninh là xã đang có những bước tiến mạnh trong sản xuất nông nghiệp, tại xã đang áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất. Hoạt động chăn nuôi tại xã Xuân Ninh phát triển mạnh hơn các xã khác trong địa bàn huyện.
Xuân Hòa là xã có điều kiện sản xuất nông nghiệp và hệ thống đường giao thông khó khăn hơn, đất đai bị chia nhỏ cho nên hoạt động sản xuất nông nghiệp manh mún. Hoạt động khuyến nông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Chính vì vậy, nghiên cứu sử dụng tình hình và số liệu của 3 xã trên để đánh giá tình hình chung về tổ chức hoạt động khuyến nông đối với đời sống của các hộ nông dân, tới nông nghiệp, nông thôn của huyện.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Xuân Trường. Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về hoạt động khuyến nông, tiến hành tra cứu, sao chép từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây. Về các thông tin liên quan đến đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình hoạt động khuyến nông tôi tiến hành liên hệ, trao đổi và xin các thông tin này tại các phòng ban liên quan trong địa bàn huyện như: Phòng nông nghiệp huyện, trạm khuyến nông huyện, phòng tài nguyên và môi trường, ủy ban nhân dân huyện. Các thông tin được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.4: Thu thập thông tin thứ cấp có liên quan tới đề tài
STT Loại thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập
1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của hoạt động khuyến nông
Sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước
Tra cứu, sao chép 2 Đặc điểm địa bàn nghiên
cứu, điều kiện kinh tế xã hội, thực trạng hoạt động khuyến nông giai đoạn (2011 – 2013)
Phòng thống kê, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện và một số phòng ban liên quan khác
Liên hệ với các phòng ban liên quan xin số liệu và xử lý số liệu
3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp
- Các thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi chuẩn bị trước, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ đại diện của 3 xã: Xuân Hòa, Xuân Kiên, Xuân Ninh.
Phiếu điều tra hộ:Tại 3 xã điều tra, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, mỗi xã chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân để phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định sẵn. Tổng số có 60 hộ được điều tra phỏng vấn.
Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu về hộ nông dân được điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, thông tin kinh tế gia đình, sự tham gia của họ vào các hoạt động khuyến nông cũng như mức độ chấp nhận các hoạt động đó.
- Các thông tin sơ cấp thu thập thông qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước, phỏng vấn trực tiếp CBKN tại trạm và CBKN cơ sở.
Phiếu điều tra cán bộ:Lực lượng cán bộ khuyến nông trên địa bàn huyện Xuân Trường gồm 3 cán bộ của trạm và 27 khuyến nông viên cơ sở. Tổng số 30 cán bộ được điều tra.
Nội dung phiếu điều tra: Các thông tin về tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ, chuyên ngành và công tác hoạt động khuyến nông của họ tại cơ sở và các hoạt động chung trên địa bàn huyện, đánh giá các hoạt động KN...
Dựa vào kết quả thu thập được từ hộ nông dân, cán bộ khuyến nông; chúng ta phân tích, xử lý số liệu từ đó phân tích đánh giá đúng về công tác hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Xuân Trường qua 3 năm 2011 – 2013.
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
3.2.3.1 Phương pháp xử lý thông tin
- Xử lý tài liệu có sẵn: Tổng hợp đối chiếu giữa các tài liệu có sẵn để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung ngiên cứu.
- Xử lý số liệu mới: Xử lý số liệu của đề tài bằng công cụ Excel, Word, máy tính tay.
3.2.3.2Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến và cơ bản trong nghiên cứu kinh tế. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu đạt được của hiện tượng nghiên cứu qua các thời kỳ, giữa các đối tượng nghiên cứu. Từ đó đánh giá xu hướng thay đổi, mức độ thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu, đồng thời làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi đó. Đồng thời làm cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế, phát huy mặt tích cực trong thời gian tới.
- Phương pháp KIP
Đây là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phỏng vấn lấy ý kiến của các nhà lãnh đạo, cán bộ khuyến nông, phỏng vấn lấy ý kiến của các hộ nông dân. Đồng thời tra cứu các công trình nghiên cứu đã được công bố, từ đó lựa chọn kế thừa và vận dụng có chọn lọc phù hợp với điều kiện và khả năng nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu như: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh các phương pháp khuyến nông, cách tổ chức hoạt động khuyến nông, tình hình trước và sau khi tổ chức hoạt động khuyến nông.
3.2.4.1Nhóm hoạt động đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng
Bảng 3.5: Nhóm chỉ tiêu hoạt động đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
1 Số lớp đào tạo cho nông dân Lớp 2 Số nông dân tham gia tập huấn Người 3 Số lớp về trồng trọt Lớp 4 Số lớp tập huấn về chăn nuôi Lớp 5 Số lớp trạm khuyến nông tổ chức cho nông dân Lớp 6 Số lớp do cán bộ khuyến nông cơ sở tập huấn cho
nông dân Lớp
7 Tỷ lệ người một lớp = tổng số người tham dự tập
huấn/tổng số lớp Người
8 Kinh phí cho một buổi tập huấn Triệu đồng
3.2.4.2Nhóm trình diễn và nhân rộng mô hình
Bảng 3.6: Nhóm chỉ tiêu trình diễn và nhân rộng mô hình
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
1 Số mô hình trình diễn về trồng trọt được triển khai qua các năm
Mô hình
2 Nguồn kinh phí cho các mô hình trồng trọt Triệu đồng
3 Quy mô thực hiện Xã
4 Kết quả của các mô hình trồng trọt đạt được Mô hình 5 Số mô hình trình diễn về chăn nuôi Mô hình 6 Nguồn kinh phí cho các mô hình chăn nuôi Triệu đồng 7 Kết quả đạt được của các mô hình chăn nuôi Mô hình
3.2.4.3Nhóm thông tin tuyên truyền
Bảng 3.7: Nhóm chỉ tiêu thông tin tuyên truyền
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
2 Tờ rơi, tờ gấp cung cấp thông tin cho người dân Tờ 3 Tạp chí khuyến nông Quyển 4 Viết tin bài khuyến nông – khuyến ngư Bảng tin
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH KHUYẾN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH 4.1.1 Khái quát về khuyến nông huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
4.1.1.1 Căn cứ thành lập và cơ sở hạ tầng Trạm
a) Căn cứ thành lập Trạm
Căn cứ vào quyết định của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh về thành lập Trạm khuyến nông trực thuộc UBND các huyện, thành phố, thị xã. Căn cứ vào Nghị định 13/CP của Chính phủ ban hành ngày 02/03/1993 về công tác khuyến nông, Thông tư 02/LB-TT ra ngày 02/08/1993 quy định về xây dựng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm từ Trung ương đến địa phương. Trạm khuyến nông Xuân Trường được thành lập ngày 18/11/2002 thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), là đơn vị sự nghiệpcó tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định hiện hành, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự lãnh đạo và hướng dẫn về chuyên môn của TTKNKN tỉnh Nam Định. Quyết định còn nêu rõ: Nhiệm vụ của Trạm khuyến nông Xuân Trường thực hiện theo Thông tư 02/LB-TT ngày02/08/1993, cụ thể là: Xây dựng kế hoạch hoạt động trình lên cơ quan cấp trên đề nghị phê duyệt và tổ chức thực hiện; triển khai các kế hoạch khuyến nông trên địa bàn huyện; bồi dưỡng cho CBKN cơ sở và nông dân về phương pháp khuyến nôngxây dựng các mô hình trình diễn cấp huyện; hướng dẫn hoạt động cho tổ khuyến nông xã, tuyên truyền vận động thành lập các câu lạc bộ khuyến nông, làng khuyến nông tự quản mới. Thực hiện chuyển giao và dịch vụ các loại giống cây trồng, giống vật nuôi cho nông dân; thực hiện chế độ thông tin định kỳ với TTKN cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.
b) Cơ sở hạ tầng trạm
phòng trưởng trạm, 1 phòng phó trưởng trạm và 1 phòng họp, các phòng làm việc được trang bị đầy đủ bàn ghế và tiện nghi. Các thiết bị máy móc bao gồm 02 máy tính để bàn, 2 laptop, 02 máy điện thoại cố định, 01 máy in, 01 photo,3 máy đun nước và 01 bộ loa đài, hệ thống máy móc thiết bị có chất lượng tốt, đảm bảo phục vụ tốt cho công việc của trạm; trạm không có các dụng cụ phục vụ sản xuất mà chủ yếu huy động và mượn từ người dân. Qua đó cho thấy cơ sở của trạm mới chỉ đáp ứng một phần nào cho việc xây dựng và triển khai các hoạt động KN, cần phải có sự đầu tư hơn nữa về trang thiết bị cho trạm.
c) Công tác tổ chức, phương thức hoạt động và tổ chức mạng lưới * Cơ cấu tổ chức
Hoạt động của trạm KN huyện Xuân Trường dưới sự lãnh đạo sâu sát của UBND huyện, trung tâm KN tỉnh hệ thống KN huyện luôn có sự điều chỉnh để cho hoàn thiện hoạt động KN đáp ứng nhu cầu của người nông dân và phù hợp với sự đổi mới chính sách quản lý vĩ mô của Đảng và Nhà nước.
Hình 4.1:Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy KN huyện Xuân Trường
Trung tâm KN tỉnh UBND huyện
Trạm KN huyện Phòng NN huyện
KN xã
UBND Xã, Chủ nhiệm HTX
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Xuân Trường, 2014)
Qua sơ đồ trên ta thấy hệ thống KN là 1 mạng lưới xuyên suốt và đồng bộ từ trung ương xuống địa phương và được chia làm 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp địa phương.
• Cấp tỉnh
Có 1 trung tâm KN trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn với nhiệm vụ là:
+ Xây dựng chỉ đạo thực hiện các chương trình KN của trung ương và tỉnh. + Phổ biến và chuyển giao tiến bộ KHKT về nông nghiệp và những kinh nghiệm, điển hình sản xuất cho nông dân.
+ Bồi dưỡng kiến thức, quản lý kinh tế và rèn luyện tay nghề cho cán bộ KN viên cơ sở, cho nông dân, cung cấp cho nông dân thông tin thị trường và giá cả nông sản.
+ Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc tham gia trực tiếp và hoạt động KN của địa phương.
• Cấp huyện
Thành lập trạm KN dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện và có mối quan hệ với phòng nông nghiệp huyện có nhiệm vụ cụ thể là:
+ Tiếp nhận những chương trình KN do trung tâm KN tỉnh đưa xuống, tổ chức thực hiện, giám sát và báo cáo kết quả hoạt động lên trung tâm.
+ Xác định những nhu cầu KN của các xã trong huyện. Viết báo cáo tình hình sản xuất, sâu bệnh, dịch bệnh để trình lên huyện và trung tâm KN tỉnh.
+ Trực tiếp chỉ đạo KN xã.
+ Tổ chức các hoạt động KN như: Tập huấn kỹ thuật, tổ chức trình diễn, xây dựng mô hình, đi tham quan, hội thảo đầu bờ… để chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân.
+ Hợp tác với những cơ quan nghiên cứu để khảo sát và thử nghiệm những mô hình trên cơ sở có người dân cùng tham gia.
+ Thông qua những phương tiện KN, cung cấp cho người nông dân những thông tin cần thiết về hạt giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, giá cả thị trường…. thu thập thông tin KHKT trong lĩnh vực khác để sẵn sàng cung cấp thông tin cho người dân khi cần.
+ Phối hợp với những cơ quan chức năng khác trong huyện như Trạm Bảo Vệ Thực Vật, Trạm Thú y để thực hiện các chương trình liên quan đến KN.
• Cấp cơ sở
Hiện nay các xã, thị trấn đều có cán bộ KN chịu trách nhiệm quản lý về sản xuất nông nghiệp. Những cán bộ KN xã hoạt động dưới sự chỉ đạo của trạm KN huyện. Cán bộ KN trực tiếp thực hiện, giám sát đánh giá báo cáo những chương trình KN trong địa bàn và thông báo, thông tin tổng hợp nhu cầu của người dân. Tập huấn kỹ thuật cho người nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn tại địa phương, chuyển giao TBKT tới người nông dân và báo cáo tình hình sản xuất lên trạm. Ngoài nhiệm vụ đưa các TBKT tới các xã, thị trấn trong huyện, đội ngũ cán bộ KN cơ sở còn trực tiếp tham gia công tác chỉ đạo sản xuất ở đại phương, tham mưu giúp UBND xã xây dựng các kế hoạch phát triển nông nghiệp, cùng với các HTX chỉ đạo sản xuất theo đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu giống lúa, hướng dẫn nông dân gieo lúa đúng thời vụ và chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, góp phần hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất do tác động của thời tiết và dịch bệnh gây ra. Ngoài ra cán bộ KN cơ sở còn có 1 số nhiệm vụ sau:
+ Phát hiện những nông dân sản xuất giỏi, những kinh nghiệm và kiến thức sản xuất trong địa bàn để báo cáo cho trạm và phổ biến điển hình này cho người nông dân khác.
+ Xây dựng các câu lạc bộ KN.
Trạm hoạt động theo quy chế và mỗi CBKN trong cơ quan được phân công nhiệm vụ công tác trên địa bàn cụ thể. Định kỳ giao ban vào thứ 2 hàng tuần do đó Trạm luôn nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất tại cơ sở nên đã chủ động điều hành công việc và tham mưu kịp thời cho UBND huyện, phòng NN & PTNT giải quyết và chỉ đạo kịp thời những khó khăn phát sinh trong sản xuất. Cuối mỗi tháng thì cán bộ xã sẽ viết và trình bày báo cáo về tình hình hoạt động khuyến nông diễn ra trên địa bàn xã và định hướng giải pháp cho tháng tiếp theo. Cán bộ của Trạm sẽ tổng hợp thành báo cáo tháng, báo cáo quỹ chung cho toàn huyện. Tổ chức mạng lưới khuyến nông của Trạm được thực hiện trên các mối liên kết phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong và ngoài ngành, các tổ chức đoàn thể, các câu lạc bộ khuyến nông và hộ nông dân. Thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 4.2:Sơ đồ hệ thống mạng lưới khuyến nông
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Xuân Trường, 2014)
KNV cơ sở Trạm khuyến nông