XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 101 - 121)

KHUYẾN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH 4.3.1 Giải pháp đối với trạm khuyến nông huyện Xuân Trường

- Đội ngũ CBKN của trạm cần được nâng cao hơn nữa về năng lực, chuyên môn, đặc biệt là nâng cao kỹ năng tiếp cận cộng đồng và phương pháp khuyến nông. Đội ngũ CBKN cần biên chế thêm cán bộ chuyên ngành thủy sản vì đội ngũ cán bộ chuyên ngành này còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại.

các chuyên gia giỏi về giảng dạy và chọn lựa địa điểm - thời gian tập huấn thuận lợi để nâng cao chất lượng học tập.

- Trạm cần phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành điều tra khảo sát nông nghiệp nông thôn để phát hiện những khó khăn, trở ngại của nông thôn, nhu cầu của nông dân để triển khai các chương trình khuyến nông cho phù hợp và hiệu quả.

- Trạm khuyến nông cần phải phối hợp với ngân hàng, quỹ tín dụng tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, đầu tư cho sản xuất theo hướng áp dụng các KTTB mà CBKN đã hướng dẫn. Do hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao, khả năng tích luỹ vốn để đầu tư tái sản xuất thấp. Vì vậy nhiều khi các chương trình khuyến nông được triển khai nhưng nông dân không áp dụng do thiếu vốn.

- Trạm khuyến nông cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các kênh khuyến nông khác để thực hiện việc huyển giao KTTB vào sản xuất của nông dân sao cho có hiệu quả cao nhất, đồng bộ nhất. Tránh tình trạng chồng chéo hoặc đối lập giữa các kênh khuyến nông.

- Trạm khuyến nông cần tích cực vận động nông dân tham gia thành lập và đưa các CLBKN vào hoạt động có hiệu quả.

4.3.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến nông

- Cần có nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời đối với hộ nông dân tham gia hoạt động khuyến nông.

- Mở rộng thêm các hình thức trợ giá giống, phân bón, đầu tư vật chất, kĩ thuật cho hoạt động sản xuất.

- Hỗ trợ các thành viên tham gia chỉ đạo về kinh tế, phương tiện kĩ thuật và cần được hiểu biết thêm các thông tin, kĩ năng và phương pháp thực hiện các dự án.

- Mở rộng các chính sách liên quan đến quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm do người dân sản xuất ra.

nhu cầu sản xuất.

- Có chính sách khuyến khích người làm công tác khuyến nông như công tác khen thưởng, trợ cấp.

4.3.3 Giải pháp về ngân sách cho khuyến nông

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa khuyến nông nhằm huy động kinh phí từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước...

Phối hợp với các tổ chức tín dụng như : Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ tạo việc làm… nhằm tăng thêm nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi cho các hộ nông dân để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Cần kêu gọi những nguồn vốn của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện.

4.3.4 Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông

4.3.4.1 Hoạt động bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn

Về nội dung tập huấn: Cần đa dạng hơn về nội dung tập huấn cho người dân, xây dựng chủ đề tập huấn theo nhu cầu của bà con, là những vấn đề bức xúc mà người dân đang gặp phải, có sự gắn kết giữa tập huấn với các chương trình khuyến nông khác, cần tổ chức các lớp tập huấn ngay trên đồng ruộng, chuồng nuôi, ao cá của nông dân.

Về phương pháp tập huấn:Cần tăng nội dung thực hành nhiều hơn lý thuyết, lồng ghép nội dung tập huấn với các cuộc tham quan, hội thảo đầu bờ để người dân tiếp thu có hiệu quả cao hơn so với tập huấn trên lớp.

Đối tượng tập huấn: Để các lớp tập huấn tốt hơn thì cần lựa chọn đúng đối tượng tham gia các lớp tập huấn, tránh sự chênh lệch giữa hộ giàu, hộ khá và hộ nghèo, giữa nam và nữ.

4.3.4.2 Trình diễn và nhân rộng mô hình

phương, phù hợp với nhu cầu, điều kiện canh tác của gia đình và của địa phương, phù hợp với trình độ của người dân, đơn giản, dễ làm, dễ tiếp thu và có khả năng nhân rộng sau khi kết thúc.

Lựa chọn hộ tham gia: Nên chọn những nông dân đại diện, tình nguyện áp dụng TBKT, năng động, có uy tín trong cộng đồng, đặc biệt là biết chia sẻ kinh nghiệm với mọi người nông dân khác.

Cần sớm đưa những mô hình mang lại kết quả cao tiến hành nhân rộng. Cần thực hiện lựa chọn những mô hình có vốn đầu tư thấp nhất để thu hút sự tham gia của người dân và để ngay cả những người nông dân nghèo cũng có thể áp dụng được những mô hình này.

Phải có kế hoạch sớm, cụ thể để xây dựng mô hình, xác định thời vụ, thời điểm triển khai, dự kiến về giống, vật tư đầy đủ và đảm bảo chất lượng. Trong quá trình thực hiện Trạm khuyến nông và địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc theo dõi, kiểm tra giám sát mô hình. Khi kết thúc mô hình cần được tổng kết, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm, nếu mô hình tốt tiến hành tổ chức tham quan, hội thảo, phổ biến rộng rãi đến nông dân.

4.3.4.3 Thông tin tuyên truyền

- Trước khi tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền cần xác định nhu cầu của người dân để cung cấp các thông tin đáp ứng nhu cầu của hộ.

- Tăng cường thêm việc in ấn phát tờ rơi, áp phíc về khuyến nông hay chính sách khuyến nông.

- Trạm cần thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với đài phát thanh huyện Xuân Trường để hoạt động khuyến nông chuyển tới nông dân kịp thời và hiệu quả nhất.

- Trạm cần đầu tư thêm và nâng cấp các trang thiết bị phục vụ như: Loa, đài, tài liệu khuyến nông…

- Huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ để đa dạng hóa hình thức tuyên truyền.

- Chú ý xây dựng các hình thức thông tin tuyên truyền đơn giản, dễ hiểu mà người dân có thể dễ dàng tiếp thu.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Hoạt động khuyến nông có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân nông thôn nói riêng và toàn nền kinh tế nước ta nói chung. Hoạt động khuyến nông đã đóng vai trò chính việc chuyển giao những kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Qua nghiên cứu này đã tập hợp lý luận và thực trạng về đánh giá tình hình hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Về lý luận đã phản ánh được hệ thống các chỉ tiêu chung về thực trạng các hoạt động khuyến nông như: Số lượng các hoạt động khuyến nông mà Trạm thực hiện được, cán bộ khuyến nông ở mỗi cấp, chất lượng các hoạt động khuyến nông. Hệ thống các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế của huyện.

Về thực trạng hoạt động của Trạm khuyến nông huyện Xuân Trường từ khi thành lập đến nay đã có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp vào thành tích trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời những kết quả đạt được đã tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của Trạm sau này.

Việc tổ chức hệ thống khuyến nông từ huyện xuống cơ sở, để công tác khuyến nông đi vào thực tế sản xuất của nông dân, trong phương hướng hoạt động đơn vị, trạm khuyến nông huyện Xuân Trường đã chú trọng đến xây dựng các mô hình trình diễn, mở các lớp tập huấn… Hàng năm trạm phối hợp với TTKNKN tỉnh Nam Định và các ngành chức năng tổ chức được hàng trăm lớp tập huấn với hàng ngàn lượt người tham gia về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Trạm phối hợp với đài phát thanh huyện, đài truyền thanh các xã tuyên truyền, khuyến cáo các KTTB, các mô hình sản xuất hiệu quả cao, các kinh nghiệm

sản xuất giỏi tới bà con nông dân. Đồng thời trạm còn phối kết hợp với TTKNKN tỉnh, trường đào tạo mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực cho đội ngũ CBKN trạm và cơ sở.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác khuyến nông của trạm còn một số hạn chế sau: Mạng lưới CBKN của huyện còn rất mỏng phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao. Trình độ CBKN còn thiếu đồng bộ, tất cả chỉ mới được đào tạo 1 chuyên ngành, phần lớn họ còn thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng sư phạm nên còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động. Nội dung và các thông tin được truyền đạt trong các hoạt động khuyến nông còn chưa đầy đủ, mới chỉ thiên về các nội dung mang tính chất kỹ thuật, kinh phí dành cho các hoạt động KN còn hạn hẹp, sự đầu tư và phân bổ thiếu đồng đều cho các hoạt động dẫn đến hiệu quả mang lại chưa thực sự đúng với tiềm năng của huyện; các chương trình có chính sách hỗ trợ còn chậm trong việc lập hồ sơ thanh quyết toán, việc thực hiện các báo cáo chưa đầy đủ và kịp thời.

Từ những thực trạng hoạt động khuyến nông huyện Xuân Trường đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông phát triển hơn nữa. Cần tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khuyến nông cho CBKN cơ sở, cần cung cấp cho họ những thông tin, kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật, công nghệ mới, trang bị phương pháp chuyển giao, phương pháp đào tạo nông dân và phương pháp tiếp cận cộng đồng. Có các chính sách khuyến khích hợp lý, tăng phụ cấp cho CBKN cơ sở, có chính sách khen thưởng, kỷ luật hàng năm đối với CBKN cơ sở và cần gắn chế độ lương với kết quả công việc. Như vậy thì cán bộ làm công tác khuyến nông mới nhận thức rõ trách nhiệm và vinh dự của mình để vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Thực hiện các hoạt động khuyến nông phù hợp với tình hình của địa phương để người nông dân phát huy tốt được nguồn lực của mình.

Để hoạt động của trạm KN huyện Xuân Trường đạt được kết quả cao đòi hòi trong những năm tiếp theo phải có sự tham gia và ủng hộ hơn nữa của các ban ngành liên quan; cùng với đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ KN của trạm với bà con nông dân. Qua đó nhằm nâng cao hiệu quả cho các hoạt động của trạm và đưa khuyến nông huyện phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Đối với cấp nhà nước và chính phủ

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách đối với công tác khuyến nông. Đặc biệt là chế độ đãi ngộ cho CBKN tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc với mức lương cao hơn, xứng đáng với những đóng góp của họ. Cần tăng cường và áp dụng hợp lý các chính sách tài chính để hỗ trợ, giúp đỡ nông dân (đặc biệt là những người nghèo) phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và xây dựng nông thôn mới.

5.2.2 Đối với cấp tỉnh

Đề nghị UBND tỉnh và TTKNKN tỉnh Nam Định cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động khuyến nông của Trạm. Tăng cường kinh phí cho hoạt động khuyến nông cấp huyện cũng như cơ sở để đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn. Thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBKN các trạm, cho khuyến nông viên cơ sở. Phối hợp nhiều hơn nữa với các cơ quan nghiên cứu, các viện, các trường, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp để tiếp nhận nhiều hơn các KTTB. Đồng thời tiến hành điều tra, khảo sát để nắm chắc nhu cầu của các hộ nông dân, đánh giá đúng hiện trạng sản xuất ở địa phương. Từ đó xây dựng các chương trình, dự án khuyến nông “theo nhu cầu” chuyển xuống cho cấp huyện. Phát hiện những mô hình nông dân sản xuất giỏi, khuyến khích để họ phát triển. Thiết lập kênh thông tin hai chiều trong các chương trình dự án khuyến nông. Tăng cường tổ chức cho

CBKN của các huyện đi tham quan các mô hình điển hình trong và ngoài tỉnhđể từ đó xây dựng mô hình tại địa phương mình cho tốt hơn.

5.2.3 Đối với cấp huyện

Hàng năm huyện cần trích thêm kinh phí sự nghiệp cấp cho hoạt động khuyến nông. Đồng thời cần có biện pháp giám sát tốt hơn đối với các mô hình khuyến nông. Huyện cần có biện pháp hợp lý hỗ trợ đầu vào cho nông dân và hình thành bộ phận thu mua hoặc tìm đầu ra cho các nông sản hàng hoá để nông dân có điều kiện bán sản phẩm và yên tâm đầu tư thâm canh. Đồng thời huyện cần cấp thêm kinh phí cho trạm mua một số dụng cụ phục vụ hoạt động hội họp tại chỗ hoặc công tác chuyên môn. Nếu có điều kiện thì cần nâng cấp mở rộng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật của trạm hơn nữa.

5.2.4 Đối với Trạm

Cần lựa chọn và xây dựng các chương trình khuyến nông phù hợp với điều kiện của mỗi xã, thị trấn. Đổi mới phương thức truyền đạt của CBKN cho phù hợp với trình độ của người nông dân. Xây dựng mạng lưới khuyến nông xuống tận thôn, xóm. Tăng cường hướng dẫn xây dựng, sinh hoạt và giám sát các câu lạc bộ khuyến nông sao cho có hiệu quả nhất. Mở các mô hình dịch vụ khuyến nông nhằm hỗ trợ trong sản xuất cho người dân.

5.2.5 Đối với cơ sở

Đề nghị các cấp lãnh đạo ở các xã phải quan tâm hơn nữa tới việc đưa khoa học - KTTB về cho bà con nông dân. Các xã cần phải hỗ trợ thêm kinh phí để khuyến nông tổ chức hội họp, in ấn tài liệu, tham quan xây dựng mô hình trình diễn phục vụ cho hoạt động khuyến nông ở cơ sở mình. Mỗi xã, CBKN phải tổ chức được ít nhất 1 mô hình khuyến nông tiêu biểu trong năm. Muốn vậy các xã phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác khuyến nông, lắng nghe ý kiến của người dân và của CBKN để có định hướng đúng cho công tác khuyến nông tại địa phương mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I . Sách

1. Đỗ Kim Chung (2011), Giáo trình Phương pháp khuyến nông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo – Chương trình giáo dục đại học,Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Long (2006), Giáo trình khuyến nông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đỗ Tuấn Khiêm, Nguyễn Hữu Hồng (2004), Giáo trình khuyến nông, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

5. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Nguyên lý và phương pháp khuyến nông, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

6. A. W. VandenBan & H. S. Hawkins (1998), Khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II.Luận Văn

7. Nguyễn Thị Hà (2008)“Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh” Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Triệu Thị Huế (2012) “ Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển Kinh tế- Xã hội tại xã Quân Chu, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên”Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

9. Cà Văn Thân (2013) “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên” Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

III.Báo cáo, nghị định

10. Bộ NN & PTNN (2011), Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông toàn quốc năm 2011 và triển khai kế hoạch khuyến nông năm 2012.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 101 - 121)