Ở Việt Nam từ thời vua Hùng cách đây 2000 năm đã trực tiếp dạy dân làm nông nghiệp: Gieo hạt, cấy lúa, mở các cuộc thi để các hoàng tử, công chúa có cơ hội trổ tài. Triều vua Lê Thái Tông triều đình đặt tên chức Hà Đê sứ và khuyến nông sứ đến cấp phủ huyện và từ năm 1492 mỗi xã có một xã trưởng phụ trách nông nghiệp và đê điều. Triều đình ban bố chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền và lần đầu tiên sử dụng từ khuyến nông trong bộ luật Hồng Đức. Thời vua Quang Trung từ năm 1789 sau khi thắng giặc ngoại sâm ban bố ngay “chiếu khuyến nông” nhằm phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang (Đỗ Tuấn Khiêm và cộng sự, 2004).
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách, chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp như: thực hiện cải cách ruộng đất, chia đất cho nông dân, xây dựng hợp tác xã, tổ đổi công … Các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học ra đời phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp.
Ngày 02/03/1993 chính phủ ra nghị định 13/CP về công tác khuyến nông. Bắt đầu hình thành hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương.
tách cục Khuyến nông - Khuyến lâm thành hai đơn vị đó là cục Nông nghiệp và Trung tâm khuyến nông quốc gia.
Ngày 26/04/2005 chính phủ ban hành nghị định số 56/CP-NĐ về khuyến nông khuyến ngư.
Ngày 28/01/2008, Bộ Nông nghiệp & PTNT ra quyết định 236/QĐ- BNN- TCCB, thành lập trung tâm khuyến nông- khuyến ngư quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.
Ngày 08/01/2010 chính phủ ra Nghị định 02/CP-NĐ về công tác khuyến nông thay thế cho nghị định số 56/2005/NĐ- CP về khuyến nông, khuyến ngư. Nghị định 02 được đánh giá là: Kế thừa, phát huy tinh thần các nghị định đã ban hành trước đây, thể hiện đầy đủ, cụ thể hơn, tạo điều kiện để thông tư hướng dẫn ngắn gọn và phù hợp với thực tế phát triển của nông nghiệp và nông thôn.
2.2.3Hệ thống khuyến nông nhà nước Việt Nam
Ngày 02/03/1993, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 13-CP quy định về công tác khuyến nông; hệ thống khuyến nông đã được hình thành, củng cố và phát triển ngày một toàn diện. Tuy nhiên, sau 12 năm thực hiện Nghị định 13-CP, công tác khuyến nông đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sản xuất, khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính vì vậy Nghị định số 56/2005 NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ được ban hành thay thế Nghị định 13/CP. Theo đó, hệ thống khuyến nông Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt, từ 25.033 cán bộ khuyến nông các cấp vào tháng 12 năm 2005, đến tháng 11 năm 2010 số lượng cán bộ khuyến nông toàn quốc đã lên tới 33.260 người, trong đó có 2.108 cán bộ khuyến nông cấp tỉnh; 3.768 cán bộ khuyến nông cấp huyện và 9.301 khuyến nông viên cơ sở cấp xã. Ngoài ra còn có 18.446 cộng tác viên khuyến nông tại các thôn, bản.
Nhằm đổi mới công tác khuyến nông phù hợp với thực tiễn sản xuất, ngày 8/1/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 56. Nghị định 02 được đánh giá là: Kế thừa, phát huy tinh thần các nghị định đã ban hành trước đây, thể hiện đầy đủ, cụ thể hơn, tạo điều kiện để thông tư hướng dẫn ngắn gọn và phù hợp với thực tế phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Về tổ chức, Nghị định 02 quy định rõ tên của các đơn vị khuyến nông các cấp ở địa phương, khắc phục được tình trạng nhiều tên gọi của các đơn vị khuyến nông trong khi có cùng chức năng, nhiệm vụ. Nghị định 02 còn quy định rõ về số lượng CBKN là các xã đặc biệt khó khăn có ít nhất 2 khuyến nông viên.
Theo nghị đinh 56/2005/NĐ-CP và quyết định số 236/QĐ-BNN thì hệ thống tổ chức Khuyến nông Việt Nam hiện nay như sau:
a) Trung tâm khuyến nông quốc gia
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng nhiệm vụ:
- Xây dựng và chỉ đạo các chương trình, dự án khuyến nông về trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, bảo quản và chế biến nông sản.
- Theo dõi, đôn đốc điều phối hoạt động khuyến nông và giám sát đánh giá việc thực hiện các chương trình dự án khuyến nông.
- Tham gia thẩm định các chương trình dự án theo quy định của Bộ NN & PTNT.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện phổ biến và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, những kinh nghiệm về điển hình sản xuất giỏi, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức và quản lý kinh tế, thông tin thị trường cho nông dân.
- Quan hệ với các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động khuyến nông.
- Xây dựng hướng dẫn thực hiện chương trình, quy phạm kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống khuyến nông Việt Nam
(Nguồn:Nguyễn Hữu Thọ, Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông, 2007)
b) Tổ chức khuyến nông cấp tỉnh, thành phố
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chương trình khuyến nông của Trung ương và Tỉnh.
- Phổ biến và chuyển giao các kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp và các kinh nghiệm sản xuất cho nông dân.
- Bồi dưỡng kiến thức, quản lý kinh tế và rèn luyện tay nghề cho CBKN cơ Trung tâm khuyến
nông Quốc gia
Sở Nông nghiệp và PTNT Nhóm sở thích CLB khuyến nông Làng khuyến nông tự quản Cấp huyện Cấp xã Trạm khuyến nông huyện Trung tâm KNKL tỉnh, thành phố
Nông dân Nông dân Nông dân Khuyến nông cơ
sở Bộ Nông nghiệp và
sở, cung cấp cho nông dân những thông tin thị trường, giá cả nông sản.
- Quan hệ với tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động khuyến nông địa phương. c) Tổ chức khuyến nông cấp huyện
Trạm khuyến nông trực thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh hoặc UBND huyện, nhiệm vụ của khuyến nông cấp huyện:
- Đưa những tiến bộ kĩ thuật theo các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến lâm vào sản xuất trên địa bàn phụ trách.
- Xây dựng các mô hình trình diễn. - Hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân.
- Tổ chức tham quan học tập các điển hình tiên tiến.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, kinh tế thị trường cho nông dân.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, kinh tế thị trường cho cán bộ khuyến nông cơ sở.
- Xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm nông dân cùng sở thích. d) Tổ chức khuyến nông cơ sở
Khuyến nông cơ sở có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng mô hình trình diễn, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất và báo cáo lên cấp trên để cùng giải quyết. Có khuyến nông viên với số lượng ít nhất là 02 khuyến nông viên ở các xã thuộc địa bàn khó khăn, ít nhất 01 khuyến nông viên cho các xã còn lại.
e) Tổ chức khuyến nông khác
Tổ chức khuyến nông khác bao gồm các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, các tổ chức phi chính phủ…có tham gia hoạt động khuyến nông trên lãnh thổ Việt Nam.Tổ chức khuyến nông khác thực hiện các nội dung hoạt động khuyến nông theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật liên
quan.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông khác thuộc tổ chức, cá nhân nào do tổ chức, cá nhân đó quy định.
Trên thực tế cho ta thấy khuyến nông đã có những đóng góp to lớn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ta, nâng cao trình độ dân trí và trình độ kỹ thuật cho nông dân. Phần lớn các giống cây, con mới trong sản xuất hiện nay là do kênh khuyến nông chuyển giao, làm tăng nhanh năng xuất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.