Điều kiện kinh tế xã hội huyện Xuân Trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 48 - 53)

3.1.2.1Đặc điểm phân bố và sử dụng đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia nó không chỉ là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng cũng như các hoạt động kinh tế văn hóa xã hội… mà còn là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Không chỉ thế đất đai còn là môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do vậy, việc sử dụng đất đai hợp lý và lâu bền đang được nhà nước quan tâm và giải quyết. Để thấy rõ cơ cấu và tình hình sử dụng đất đai của huyện Xuân Trường ta nghiên cứu bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Xuân Trường giai đoạn 2011 – 2013 STT Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 11.288,15 100,00 11.288,15 100,00 11.288,15 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Đất nông nghiệp 7.845,32 69,50 7.840,20 69,46 7.836,43 69,42 99,93 99,95 99,94 1.1 Đất trồng lúa 6.320,44 56,00 6.317,15 55,96 6.314,18 55,94 99,94 99,95 99,94 1.2 Đất nông nghiệp khác 1.524,88 13,50 1.523,05 13,50 1.522,25 13,48 99,88 99,94 99,91 2 Đất phi nông nghiệp 2.950,5 26,13 2.962,59 26,25 2.970,55 26,32 100,40 100,27 100,33 3 Đất chưa sử dụng 492,33 4,37 485,36 4,29 481,17 4,26 98,58 99,13 98,85

Qua bảng trên cho ta thấy huyện Xuân Trường có tổng diện tích đất tự nhiên năm 2011 là 11.288,15 havà không thay đổi qua các năm 2012 và năm 2013. Số liệu về diện tích và tình hình sử dụng đất của huyện được thống kê theo các mục đích sử dụng khác nhau, thể hiện qua bảng 3.1 gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2011 chiếm 69,50% với tổng diện tích đất nông nghiệp là 7.845,32 ha đến năm 2012 giảm xuống còn 7.840,20 ha và năm 2013 là 7.836,43 ha chiếm 69,42% tổng diện tích đất tự nhiên nhưng sự suy giảm này không đáng kể. Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 2.950,5 ha năm 2011 chiếm 26,13% tổng diện tích đất tự nhiên và các năm sau có xu hướng tăng dần nên nhưng cũng ở mức tăng thấp cụ thể năm 2012 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 12,09 ha lên thành 2.962,59 ha và đến năm 2013 là 2.970,55 ha chiếm tỷ lệ 26,32% tổng diện tích đất tự nhiên. Nguyên nhân làm cho đất nông nghiệp giảm dần, đất phi nông nghiệp tăng qua các năm gần đây là do tình trạng đô thị hóa nông thôn, các nhà máy doanh nghiệp mua đất của người dân để sản xuất cùng với đó là nhu cầu xây nhà ở và xây dựng cá cơ sở hạ tầng phục vụ thiết yếu cho sinh hoạt của người dân dẫn đến tình trạng giảm diện tích đất nông nghiệp tăng diện tích đất phi nông nghiệp.

Trong cơ cấu đất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ cao năm 2011 là 6.320,44 hanhưng sang năm 2012 giảm xuống còn 6.317,15 ha chiếm 55,96% tổng diện tích đất tự nhiên và năm 2013 còn 6.314,18 ha do chuyển sang loại đất khác. Đất nông nghiệp khác cũng chiếm một tỷ trọng cao năm 2011 là 1.524,88 ha sang năm 2013 giảm xuống còn 1.522,25 ha chiếm 13,48% tổng diện tích đất tự nhiên.

Diện tích đất chưa sử dụng chiếm một phần tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu đất tự nhiên tuy nhiên diện tích đất này cũng đang có xu hướng giảm trong nhưng năm gần đây cụ thể là năm 2011 là 492,33 ha chiếm 4,37% tổng diện tích đất tự nhiên dẫn đến giảm xuống còn 485,36ha năm 2012 và 481,17

ha năm 2013. Đây là một tiềm năng để sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng phong phú, đa dạng có điều kiện để thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra một cách dễ dàng. Vì nếu người dân biết tận dụng khai thác một cách triệt để nguồn nhân lực này vào sản xuất sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

3.1.2.2Đặc điểm về dân số lao động

Do có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nên Huyện Xuân Trường nhanh chóng trở thành khu dân cư đông đúc với nguồn lao động dồi dào. Toàn huyện được chia làm 19 xã và 1 thị trấn (Thị trấn Xuân Trường). Sức ép về tăng dân số và giảm diện tích đất nông nghiệp do xu hướng đô thị hóa đang là 1 thách thức với sự phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung của toàn huyện. Để thấy được tình hình dân số và lao động qua 3 năm 2011 – 2013 của huyện Xuân Trường ta đi nghiên cứu bảng sau:

Bảng 3.2: Dân số huyện Xuân Trường trong giai đoạn 2011 – 2013 STT Năm 2011 2012 2013 So sánh (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng dân số 178.818 100,00 180.200 100,00 181.984 100,00 100,77 100,99 100,88 1 Dân số nam 87.031 48,67 88.000 48,68 88.171 48,71 101,11 100,19 100,65 2 Dân số nữ 91.787 51,33 92.200 51,32 93.813 51,29 100,44 101,75 100,09 3 Số người trong độ tuổi

lao động 92.180 51,55 93.200 51,72 94.400 51,87 101,10 101,29 101,19

Qua bảng 3.2 cho ta thấy tình hình dân số lao động của huyện Xuân Trường trong giai đoạn 2011 – 2013 đều tăng qua các năm với mức tăng từ năm 2011 đến năm 2013 lần lượt là 0,77% và 0,99% với tốc độ phát triển bình quân là 0,88%. Đến năm 2013 tổng dân số của huyện là 181.984 người trong đó dân số nam chiếm 48,71% với 88.171 người còn lại 51,29% là dân số nữ. Mặt khác, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 94.400 người năm 2013 chiếm 51,87% tổng dân số của huyện và số người trong độ tuổi lao động cũng tăng đều qua các năm (năm 2012 tăng 1.020 người với tỷ lệ tăng là 1,10%, năm 2013 tăng 1,29%).

Qua đó cho thấy huyện Xuân Trường có một nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên đó lại là một thách thức, vấn đề giải quyết việc làm với toàn xã hội trở nên nan giải, phức tạp và một yêu cầu cấp thiết đặt ra ở đây là phải nâng cao trình độ học tập cũng như kinh nghiệm sản xuất thâm canh của người dân. Phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong đó cần phát huy vai trò của cán bộ kỹ thuật, các tổ chức khuyến nông, các nhà khoa học kỹ thuật. Do đó để giải quyết vấn đề này trong những năm tới thì cán bộ có những biện pháp khuyến khích nhân dân tập trung. Mở mang những ngành nghề khác nhằm khai thác tối đa tiềm năng lao động của huyện, giảm tính thời vụ trong nông nghiệp. Góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới kinh tế toàn huyện cũng như công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 48 - 53)