Đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá về các hoạt động khuyến nông. Trong đó có các nghiên cứu như:
Nguyễn Thị Hà (2008) với đề tài: “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Với mục tiêu tìm ra những hạn chế và thiếu xót trong khuyến nông và hệ thống khuyến nông nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm. Nghiên cứu đã phân tích khá rõ về sự đánh giá của cán bộ khuyến nông và người dân đối với các hoạt động đào tạo, tập huấn; mô hình trình diễn và thông tin tuyên truyền. Mặt còn thiếu ở luận văn này là chưa làm rõ được cơ cấu của hệ thống khuyến nông của Trạm bao gồm hệ thống chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cấp huyện tới cấp xã và tới người dân ra sao, qua đó ảnh hưởng thế nào đến chất lượng các hoạt động khuyến nông, hệ thống mạng lưới khuyến nông cũng chưa đề cập tới trong luận văn này để phản ánh được cơ cấu khuyến nông từ cấp huyện tới cấp xã ra sao có những tổ chức nào tham gia và ảnh hưởng của các tổ chức đó tới các hoạt động khuyến nông như thế nào.
Triệu Thị Huế (2012) với đề tài: “Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội tại xã Quân Chu, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên” Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nghiên cứudựa trên cơ sở đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đại Từ đến sự phát triển kinh tế, xã hội tại xã Quân Chu; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khuyến nông của địa phương. Tuy nhiên khóa luận lại chủ yếu đi vào nội dung thống kê mô tả vẫn chưa làm rõ được những thuận lợi và khó khăn mà từ những kết quả của thu được của các hoạt động đào tạo, tập huấn; mô hình trình diễn và thông tin tuyên truyền.
Khóa luận tốt nghiệp của Cà Văn Thân (2013) với đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Nghiên cứu dựa trên cơ sở kết quả và tác động của hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Điện Biên. Từ đóđề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của trạm và sẽ đóng góp một phần vào
việc đánh giá sát thực hơn về tác động của các hoạt động khuyến nông đến kinh tế, xã hội tại huyện. Nghiên cứu đã giúp cho các nhà quản lý, các cán bộ khuyến nông làm cơ sở để tham khảo cho trong việc hoàn thiện hệ thống khuyến nông và đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho các hoạt động khuyến nông có hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Tuy nhiên nhược điểm của khóa luận này là chưa làm rõ về sự đánh giá của cán bộ khuyến nông và người dân đối với các hoạt động đào tạo, tập huấn; mô hình trình diễn và thông tin tuyên truyền.
Các khóa luận trên đều có những nét chung cơ bản là đều tìm hiểu đánh giá về các hoạt động khuyến nông của mỗi địa phương từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông. Từ những điểm chung này và từ thực tiễn của địa phương, tôi đã thực hiện bài khóa luận
“Đánh giá hoạt động khuyến nông của Trạm Khuyến nông huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”. Nghiên cứu này của tôi sẽ cố gắng khắc phục những nhược điểm của các luận văn trên, sẽ làm rõ hơn các nội dung như: Cơ cấu của hệ thống khuyến nông, hệ thống chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và hệ thống mạng lưới khuyến nông, vai trò và ảnh hưởng của mỗi tổ chức; những tác động qua lại của các đơn vị đó tới các hoạt động khuyến nông. Đi sâu hơn vào sự đánh giá của cán bộ khuyến nông và người dân đối với các hoạt động đào tạo, tập huấn; mô hình trình diễn và thông tin tuyên truyền.
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý
Xuân Trường là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nam Định, có tọa độ địa lý từ 20015' đến 20024' vĩ độ Bắc và từ 106017' đến 108025' kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình. Phía Nam giáp huyện Hải Hậu. Phía Tây giáp huyện Trực Ninh. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy.
Xuân Trường có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông thuận lợi. Quốc lộ 21, tỉnh lộ 489, tỉnh lộ 481 chạy qua huyện tạo sự liên hoàn hệ thống giao thông cùng với hệ thống các sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò tạo thành hệ thống giao thông thuận tiện cho phát triển, giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và trong toàn quốc.
Với vị trí địa lý khá thuận lợi, đó là điều kiện quan trọng để Xuân Trường phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập với việc phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật trong vùng, trong tỉnh.
Địa hình Xuân Trường mang đặc điểm địa hình đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần về giữa huyện trong đó thấp nhất là các xã Xuân Ngọc, Xuân Thủy và một phần xã Xuân Bắc, Xuân Phong. Đất đai ở đây được chia thành 2 vùng: Vùng đất bãi hàng năm được bù đắp bởi lượng phù sa sông Hồng và sông Ninh Cơ, có thành phần cơ giới cát, cát pha thịt nhẹ phù hợp với cây công nghiệp và rau màu các loại. Vùng trong đê có thành
phần cơ giới thịt nhẹ, thịt nặng phù hợp với trồng lúa, là vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng với hệ thống kênh mương tự chảy hàng năm cung cấp nước cho trồng trọt và sinh hoạt.
Đất đai phì nhiêu, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, ở một số vùng đất ven sông trong và ngoài đê có thể phát triển mạnh trồng màu và cây công nghiệp. Nhìn chung điều kiện địa hình của Xuân Trường tạo ra hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng, phong phú đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Xuân Trường
3.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu
Xuân Trường mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24°C, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20°C từ 8-9 tháng, Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9°C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 27°C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80-85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7,8,9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, tháng 1, tháng 2, có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1.650-1.700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100-1.200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ trung bình cả năm là 2-2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình 2,4-2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là
gió Đông Nam, với tần suất 50-70%, tốc độ gió trung bình 1,9-2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng.
- Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 trận/năm.
Nhìn chung khí hậu Xuân Trường rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và các hoạt động du lịch.
3.1.1.3 Thuỷ văn
Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: Sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò và chế độ thủy triều. Xuân Trường có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7 - 0,9 km/km2. Các dòng chảy đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hiện tại sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn toàn huyện qua các cống dưới đê như: cống chợ Đê- Hành Thiện, cống Hạ Miêu 1, Hạ Miêu 2 - Xuân Thành, cống Bùi Chu (Xuân Hồng), cống Trung Linh (Xuân Ngọc), cống số 7 - Sa Cao, cống Trà Thượng - Xuân Trường... Sông ngòi Xuân Trường được phân làm 2 loại là các sông chính và kênh mương nội đồng.
3.1.1.4Địa hình, thổ nhưỡng
Đất đai Xuân Trường hầu hết có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông Hồng. Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ 96% (Fluvisols), tiếp đến là nhóm đất phèn 4%, đất cát 1%, đất mặn 1%. Theo kết quả điều tra, khảo sát, phân loại đất theo tiêu chuẩn quốc tế (FAO-UNESCO) đất Xuân Trường bao gồm các loại như sau:
(1) Đất phù sa - Fluvisols (FL)
Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đáp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không
được bồi hàng năm. Nhóm đất phù sa có 4 đơn vị đất là đất phù sa trung tính ít chua- Eutric Fluvisols (Fle); đất phù sa chua- Dystric Fluvisols (FLd); đất phù sa glây- Gleyic Fluvisols (FLg) và đất phù sa có tầng đốm rỉ- Cambic Fluvisols (FLb) trải khắp trên toàn huyện.
Trong nông nghiệp đất phù sa phần lớn dùng trồng lúa, màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày.
(2) Đất phèn - Thionic Fluvisols (FLt)
Diện tích khoảng 500ha, chiếm 4% diện tích tự nhiên của huyện, phân bổ ở các xã Xuân Vinh, Xuân Hòa nơi địa hình thấp.
Nhóm đất phèn có một đơn vị đất là đất phèn tiềm tàng và chủ yếu đang được trồng lúa.
(3) Đất cát - Arenosols (Arh-e)
Diện tích khoảng 100ha phân bố rải rác tại các xã ven sông. Đất mặn – SaLic Fluvisols (FLs)
Diện tích khoảng 100 ha phân bố chủ yếu tại xã Xuân Vinh.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường
3.1.2.1Đặc điểm phân bố và sử dụng đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia nó không chỉ là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng cũng như các hoạt động kinh tế văn hóa xã hội… mà còn là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Không chỉ thế đất đai còn là môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do vậy, việc sử dụng đất đai hợp lý và lâu bền đang được nhà nước quan tâm và giải quyết. Để thấy rõ cơ cấu và tình hình sử dụng đất đai của huyện Xuân Trường ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Xuân Trường giai đoạn 2011 – 2013 STT Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 11.288,15 100,00 11.288,15 100,00 11.288,15 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Đất nông nghiệp 7.845,32 69,50 7.840,20 69,46 7.836,43 69,42 99,93 99,95 99,94 1.1 Đất trồng lúa 6.320,44 56,00 6.317,15 55,96 6.314,18 55,94 99,94 99,95 99,94 1.2 Đất nông nghiệp khác 1.524,88 13,50 1.523,05 13,50 1.522,25 13,48 99,88 99,94 99,91 2 Đất phi nông nghiệp 2.950,5 26,13 2.962,59 26,25 2.970,55 26,32 100,40 100,27 100,33 3 Đất chưa sử dụng 492,33 4,37 485,36 4,29 481,17 4,26 98,58 99,13 98,85
Qua bảng trên cho ta thấy huyện Xuân Trường có tổng diện tích đất tự nhiên năm 2011 là 11.288,15 havà không thay đổi qua các năm 2012 và năm 2013. Số liệu về diện tích và tình hình sử dụng đất của huyện được thống kê theo các mục đích sử dụng khác nhau, thể hiện qua bảng 3.1 gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2011 chiếm 69,50% với tổng diện tích đất nông nghiệp là 7.845,32 ha đến năm 2012 giảm xuống còn 7.840,20 ha và năm 2013 là 7.836,43 ha chiếm 69,42% tổng diện tích đất tự nhiên nhưng sự suy giảm này không đáng kể. Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 2.950,5 ha năm 2011 chiếm 26,13% tổng diện tích đất tự nhiên và các năm sau có xu hướng tăng dần nên nhưng cũng ở mức tăng thấp cụ thể năm 2012 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 12,09 ha lên thành 2.962,59 ha và đến năm 2013 là 2.970,55 ha chiếm tỷ lệ 26,32% tổng diện tích đất tự nhiên. Nguyên nhân làm cho đất nông nghiệp giảm dần, đất phi nông nghiệp tăng qua các năm gần đây là do tình trạng đô thị hóa nông thôn, các nhà máy doanh nghiệp mua đất của người dân để sản xuất cùng với đó là nhu cầu xây nhà ở và xây dựng cá cơ sở hạ tầng phục vụ thiết yếu cho sinh hoạt của người dân dẫn đến tình trạng giảm diện tích đất nông nghiệp tăng diện tích đất phi nông nghiệp.
Trong cơ cấu đất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ cao năm 2011 là 6.320,44 hanhưng sang năm 2012 giảm xuống còn 6.317,15 ha chiếm 55,96% tổng diện tích đất tự nhiên và năm 2013 còn 6.314,18 ha do chuyển sang loại đất khác. Đất nông nghiệp khác cũng chiếm một tỷ trọng cao năm 2011 là 1.524,88 ha sang năm 2013 giảm xuống còn 1.522,25 ha chiếm 13,48% tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất chưa sử dụng chiếm một phần tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu đất tự nhiên tuy nhiên diện tích đất này cũng đang có xu hướng giảm trong nhưng năm gần đây cụ thể là năm 2011 là 492,33 ha chiếm 4,37% tổng diện tích đất tự nhiên dẫn đến giảm xuống còn 485,36ha năm 2012 và 481,17
ha năm 2013. Đây là một tiềm năng để sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng phong phú, đa dạng có điều kiện để thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra một cách dễ dàng. Vì nếu người dân biết tận dụng khai thác một cách triệt để nguồn nhân lực này vào sản xuất sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
3.1.2.2Đặc điểm về dân số lao động
Do có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nên Huyện Xuân Trường nhanh chóng trở thành khu dân cư đông đúc với nguồn lao động dồi dào. Toàn huyện được chia làm 19 xã và 1 thị trấn (Thị trấn Xuân Trường). Sức ép về tăng dân số và giảm diện tích đất nông nghiệp do xu hướng đô thị hóa đang là 1 thách thức với sự phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung của toàn huyện. Để thấy được tình hình dân số và lao động qua 3 năm 2011 – 2013 của huyện