Phía cơ quan khuyến nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 26 - 28)

Cán bộ khuyến nông và người làm công tác khuyến nông là lực lượng nòng cốt để tuyên truyền hoạt động khuyến nông, đưa những tiến bộ kỹ thuật đến cho người dân, tiếp nhận ý kiến đóng góp, những nhu cầu mong muốn của người dân, từ đó phản ánh báo cáo lên tuyến trên để có biện pháp giải

quyết. Năng lực triển khai các hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến nông và người làm công tác khuyến nông được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Trình độ chuyên môn: Cán bộ khuyến nông và người làm công tác khuyến nông cần phải có đầy đủ kiến thức về tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nghề cá,...vì các hoạt động ở nông thôn tương đối toàn diện và đa ngành. Vì vậy, cán bộ khuyến nông và người làm công tác khuyến nông không chỉ am hiểu chuyên sâu về chuyên ngành đã được đào tạo mà cần phải có sự hiểu biết rộng các ngành khác, có như vậy mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, các hoạt động khuyến nông mà họ đảm nhiệm sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Chuyên môn công tác ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động khuyến nông, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển đòi hỏi cán bộ khuyến nông tiếp nhận những tiến bộ mới, quy trình mới, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phù hợp hơn. Đặc biệt là những kiến thức về thị trường là vô cùng cần thiết (Nguyễn Văn Long, 2006).

Kỹ năng, kinh nghiệm: Cán bộ khuyến nông và người làm công tác khuyến nông cần có các kỹ năng về truyền đạt thông tin, tổ chức và lập kế hoạch, phân tích đánh giá, khả năng lãnh đạo và có tính sáng tạo. Những kỹ năng này giúp cán bộ khuyến nông và người làm công tác khuyến nông có thể giao tiếp tốt với người dân, ứng xử nhanh nhạy với các vấn đề trong quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Những kỹ năng này không chỉ do đào tạo mà còn phụ thuộc vào năng khiếu, sự rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của họ trong quá trình công tác. Những cán bô khuyến nông có độ tuổi cao là những người có thâm niên công tác lâu năm, có kinh nghiệm và khả năng tiếp xúc với người dân, những cán bộ này nắm địa bàn tốt. Tuy nhiên khả năng công tác tại địa bàn rộng là khá kém do điều kiện sức khỏe hạn chế. Cán bộ khuyến nông trẻ lại thiếu kinh nghiệm nhưng là những người nhiệt tình trong công viêc. Do vậy cần phải có sự kết hợp hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc

tốt nhất (Nguyễn Văn Long, 2006).

Giới tính:Giới trong tổ chức hoạt động khuyến nông có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động khuyến nông. Do hoạt động khuyến nông luôn cần di chuyển liên tục đến địa bàn các xã nên cán bộ khuyến nông là nam giới sẽ có những ưu thế hơn. Cán bộ khuyến nông là nam giới có khả năng tiếp xúc với những người lớn tuổi tốt hơn và rất ưu thế với điều kiện bắt buộc công tác trên một địa bàn lớn.Tuy nhiên cán bộ khuyến nông là nữ giới lại biết cách thuyết phục vận động nhân dân bằng hình thức tuyên truyền, vận động cũng đạt hiệu quả cao.Tỉ lệ nam nữ thích hợp trong tổ chức khuyến nông góp phần nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động khuyến nông. Nếu trong tổ chức khuyến nông tỷ lệ nam và nữ chênh lệch sẽ gây bất lợi trong tổ chức lao động. Một số nhiệm vụ trong khuyến nông mà nữ giới được xem xét nắm giữ nhiệm vụ chủ chốt: công tác lên kế hoạch, điều hành hay tiếp cận với đối tượng là nữ giới trong khuyến nông.

Mức độ tâm huyết với nghề: Người làm công tác khuyến nông cần có lòng say mê, yêu thích với nghề nghiệp, sẵn sàng làm việc ở bất kỳ đâu, tin tưởng vào năng lực của chính mình và quyết tâm làm hết sức để góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn (Nguyễn Văn Long, 2006).

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w