- Về giao số kiểm tra: Cơ quan tài chính từ Trung ương đến địa phương cần
đổi mới tư duy trong việc giao số kiểm tra đảm bảo ở mức tương đối và phù hợp với nguồn lực thực tế.
+ Các địa phương tiến hành triển khai đồng bộ việc lập sổ bộ thường xuyên nhằm tránh tình trạng để đối tượng thu nộp ngoài sổ bộ, làm cho công tác lập dự toán không chính xác.
+ Tiến hành đánh giá tình hình thực hiện năm kế hoạch một cách chính xác, đúng thực lực của các địa phương, hạn chế việc đánh giá nặng vào việc hoàn thành chỉ tiêu tổng thể mà phải tăng cường việc đánh giá chỉ tiêu về thuế, phí.
+ Lập và giao dự toán cần bám sát vào các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2011-2015 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các huyện, thành phố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tại một số địa phương xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng chưa phù hợp với bối cảnh kinh tế, có thể xem xét một cách linh hoạt, đảm bảo việc lập và giao dự toán không những không có cơ sở khoa học mà còn mang tính áp đặt.
- Lập và giao dự toán vốn đầu tư: Để việc lập và giao dự toán vốn đầu tư
được hiệu quả, tránh dàn trải manh mún trong việc bố trí vốn, trong giai đoạn này cần thực hiện một Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển một cách nghiêm túc, đúng quy định, cụ thể:
+ Lập Kế hoạch đầu tư trung hạn và kế hoạch hàng năm theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước trung hạn 3 năm.
+ Nguyên tắc xây dựng kế hoạch trung hạn, đặc biệt là giai đoạn 2013-2015 và kế hoạch hàng năm là phải bảo đảm cân đối giữa nhu cầu đầu tư với khả năng bố trí vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2013-2015 và khả năng huy động các nguồn vốn nhà nước khác và các nguồn vốn bổ sung của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; Kế hoạch đầu tư 3 năm 2013 - 2015 phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại đầu tư từ NSNN theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hướng, chính sách và các cân đối lớn trong đầu tư; Cần tập trung vốn cho các dự án hoàn thành trong năm 2012 trở về trước thuộc nhiệm vụ đầu tư từ NSNN
nhưng chưa được bố trí đủ vốn; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2013, 2014 và 2015; và ưu tiên cho các dự án trọng điểm hoàn thành sau năm 2015.
+ Hạn chế tối đa việc khởi công các dự án mới khi chưa đủ nguồn vốn để hoàn thành các dự án chuyển tiếp. Các dự án khởi công mới trong kế hoạch đầu tư 3 năm 2013-2015 phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt, thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước, quyết định phê duyệt dự án và thẩm định nguồn vốn theo đúng quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg. Phải cân nhắc kỹ lưỡng việc bố trí vốn cho các dự án khởi công mới, chỉ bố trí vốn khởi công mới cho các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
+ Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính cần quan tâm sâu sát việc cân đối, bố trí vốn ưu tiên cho việc thanh toán nợ xây dựng cơ bản các công trình đã hoàn thành, có quyết toán được duyệt nhưng còn thiếu vốn thuộc trách nhiệm thanh toán từ ngân sách tỉnh.
- Lập và giao dự toán chi thường xuyên: Để việc lập và giao dự toán chi
thường xuyên hằng năm được thuận lợi, theo xu hướng ngày càng giảm dần mức chi thường xuyên, cần phải thực hiện các giải pháp như:
+ Phẩn bổ kinh phí tự chủ ổn định trong thời gian dài, giảm dần kinh phí không tự chủ, đặc biệt là hạn chế việc phê duyệt các đề tài, đề án không mang tính cấp bách và không có hiệu quả trong thực tiễn, tập trung dành nguồn để bố trí đối ứng cho các dự án được Trung ương đảm bảo một phần nguồn vốn.
+ Đối với một số sự nghiệp như giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, Chính phủ, Bộ Tài chính không nên giao cụ thể tổng chi cho các địa phương mà thực hiện theo phương pháp quy định mức tỷ lệ thấp nhất mà địa phương phải đảm bảo, chẳng hạn như đối với sự nghiệp giáo dục phải giao dự toán hằng năm chiếm tỷ trọng ít nhất 20% tổng chi cân đối ngân sách và không thấp hơn dự toán năm trước.