- Nguyên nhân của những ưu điểm: Công tác quản lý và điều hành ngân sách có
sự quan tâm rất lớn của các cấp chính quyền địa phương, sự cố gắng nỗ lực của các cơ quan đơn vị trong hệ thống tài chính và của các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước.
- Nguyên nhân của những hạn chế:
. Một số văn bản về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi còn chồng chéo, chưa được điều chỉnh kịp thời. Luật ngân sách nhà nước và Luật quản lý thuế cũng còn có một số điểm bất cấp cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
. Công tác giám sát, thẩm tra các nội dung trình HĐND của các cơ quan chức năng chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức.
. Phân cấp quản lý nhà nước về tài chính còn phân tán, một số nội dung còn giao cho nhiều đơn vị chủ trì thực hiện, dẫn đến khó xử lý mối quan hệ về ngân sách như chi đầu tư, chi thường xuyên, quản lý ngành, lĩnh vực…, dẫn đến trách nhiệm không rõ ràng.
. Vẫn còn có quan điểm lập dự toán thu thấp, lập dự toán chi cao. Trong lập và giao dự toán đôi lúc vẫn còn mang nặng tính thành tích.
. Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, các địa phương liên quan đến công tác thu ngân sách, trên một số lĩnh vực có lúc chưa kịp thời, đồng bộ dẫn đến việc thu thập, trao đổi, xử lý thông tin chưa tập trung, chưa thống nhất, kết quả chưa cao; một số địa phương triển khai, chỉ đạo, điều hành công tác thu ngân sách có mặt còn hạn chế.
. Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, có số thu thuế chiếm tỷ trọng lớn đang gặp khó khăn về tài chính, tình trạng chậm và không thanh toán được công nợ với nhau gia tăng nên sản xuất, kinh doanh cầm chừng hoặc dừng kinh doanh; một số dự án dự kiến có số thu lớn triển khai chậm.
. Một số thủ tục hành chính còn phức tạp, trùng lắp và thiếu đồng bộ giữa các Bộ, ngành, cơ quan các cấp dẫn đến việc quản lý thuế còn chưa hiệu quả, chi phí tuân thủ pháp luật của người nộp thuế còn cao.
. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm chính trị tại một số Chi cục Thuế chưa được quan tâm đúng mức. Phương thức quản lý, trình độ quản lý thuế, năng lực cán bộ của một bộ phận cán bộ chưa theo kịp với việc chuyển đổi mô hình quản lý thuế theo chức năng đặc biệt đối với lĩnh vực thu có liên quan đến yếu tố nước ngoài.
. Sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý thu thuế chưa được thường xuyên, liên tục, do đó chưa quản lý chặt chẽ hết người nộp thuế. Thông tin về hoạt động kinh doanh của người nộp thuế trong một số trường hợp chưa được các tổ chức, cá nhân cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác cho cơ quan quản lý thuế.
. Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của ngành thuế còn thiếu tính tích hợp cả về quy trình, công nghệ và khả năng tự động hoá do quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn, hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán tại cơ quan thuế các cấp.
. Cơ sở hạ tầng quản lý còn chưa đáp ứng được, bộ máy quản lý hiệu quả không cao, năng lực cán bộ, công chức quản lý tài chính ngân sách không đồng đều nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo thẩm quyền.
. Chế độ chính sách thường xuyên thay đổi, các chế độ liên quan đến con người, an sinh xã hội ngày càng nhiều trong khi đó khả năng của ngân sách còn hạn chế. Định mức chi ngân sách chưa đáp ứng được với tốc độ trượt giá
. Công tác kiểm tra, hướng dẫn, nắm bắt thông tin của cơ quan tài chính đối với các đơn vị sử dụng ngân sách còn chưa được thường xuyên.
Kết luận chương 2
Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh Lâm Đồng đã thu được nhiều kết quả khả quan. Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và ban hành các chế độ chính sách đã được cải thiện đáng kể. Việc quản lý và điều hành thu chi ngân sách từ khâu lập dự toán đến chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách ở các cấp ngân sách đã được quan tâm chỉ đạo và thực hiện cơ bản theo đúng quy định của Luật NSNN. Tuy nhiên, trong công tác quản lý và điều hành ngân sách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc phân tích đánh giá một cách chính xác, đầy đủ những ưu điểm, hạn chế, những nguyên nhân khách quan, chủ quan sẽ là những thực tiễn quan trọng cho những giải pháp có tính khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH