Để đạt được mục tiêu kinh tế nói chung và mục tiêu về thu chi ngân sách nói riêng như đã nêu trên, tỉnh Lâm Đồng đề ra quan điểm cơ bản trong quá trình quản lý ngân sách, cụ thể như sau:
- Khắc phục những tồn tại của Luật NSNN hiện hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, tạo động lực cho các địa phương có tiền lực, hỗ trợ cho các địa phương khó khăn để đảm bảo công bằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
+ Phấn đấu thu từ các khoản NSĐP được hưởng theo tỷ lệ điều tiết chiếm khoảng 80% và thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng thu NSĐP.
+ Chi đầu tư phát triển tập trung vào phát triển hạ tầng thiết yếu, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chi cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ không thấp hơn dự toán Trung ương giao.
+ Xây dựng định mức chi ngân sách phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và khả năng của ngân sách đồng thời hạn chế bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (tức là các khoản chi phải được cân đối bổ sung ngay trong dự toán đấu năm) để cấp dưới chủ động trong công tác quản lý, điều hành.
+ Tăng cường phân cấp quản lý thu chi ngân sách, nâng cao năng lực của HĐND, UBND và các đơn vị sử dụng ngân sách, các cơ quan quản lý tài chính ở địa phương…
+ Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong công tác quản lý NSNN; tăng cường trách nhiệm giải trình, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính – NSNN đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng.
+ Tiếp thu những kinh nghiệm quản lý ở trong nước và quốc tế về quản lý NSNN; vận dụng phù hợp với thực tiễn của địa phương, bảo đảm công tác quản lý NSĐP từng bước phù hợp.