- Tốc độ tăng GDP (theo giá so sánh 1994) bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 15 - 16%/năm; trong đó ngành nông nghiệp tăng 7,8 - 8,3%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 22,5 - 24,1%, ngành dịch vụ tăng 19 - 20%.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2011 đạt 23 triệu đồng; năm 2012 đạt 29 triệu đồng; năm 2013 đạt 33 triệu đồng; năm 2014 đạt 38,4 triệu đồng; năm 2015 đạt 44,5 triệu đồng (khoảng 2.200 USD), gấp hơn 2 lần so với năm 2010.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: tỷ trọng nông lâm nghiệp 36,8 - 37%, công nghiệp - xây dựng 26,8 - 28%, dịch vụ 35,2 - 35,8%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 18,1%/năm, kim ngạch xuất khẩu: năm 2011 đạt 350 triệu USD; năm 2012 đạt 478 triệu USD; năm 2013 đạt 574 triệu USD; năm 2014 đạt 675 triệu USD; năm 2015 đạt 783 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 2.860 triệu USD.
- Tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm đạt 84.000 – 85.000 tỷ đồng, tăng bình quân 18 - 18,6%/năm, bằng 40% so với GDP, tăng gấp 2,5 lần so với thời kỳ 2006 - 2010. 3.1.2. Mục tiêu về thu chi ngân sách
- Tổng thu ngân trong thời kỳ 2011 - 2015 là 30.000 tỷ đồng, tỷ trọng huy động vào NSNN so với GDP là 13,87% trong đó thu từ thuế phí là 19.200 tỷ đồng, tỷ lệ huy động vào NSNN so với GDP là 8,88%, chiếm tỷ trọng 64% tổng thu NSNN.
- Tổng thu NSĐP dự kiến thực hiện 5 năm là 37.480 tỷ đồng
- Chi NSĐP dự kiến 5 năm là 37.480 tỷ đồng, gấp 1,86 lần tổng chi ngân sách giai đoạn 2006-2010, trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển là 9.870 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 15,3% và chiếm 29,2% chi cân đối ngân sách địa phương, tăng 1,6% so với giai đoạn 2006-2010.
+ Chi thường xuyên là 21.527 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 14,3% và chiếm 63% chi cân đối NSĐP; gấp 2,1 lần tổng chi giai đoạn 2006-2010.
3.2. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TỈNH LÂM ĐỒNG Để đạt được mục tiêu kinh tế nói chung và mục tiêu về thu chi ngân sách nói Để đạt được mục tiêu kinh tế nói chung và mục tiêu về thu chi ngân sách nói riêng như đã nêu trên, tỉnh Lâm Đồng đề ra quan điểm cơ bản trong quá trình quản lý ngân sách, cụ thể như sau:
- Khắc phục những tồn tại của Luật NSNN hiện hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, tạo động lực cho các địa phương có tiền lực, hỗ trợ cho các địa phương khó khăn để đảm bảo công bằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
+ Phấn đấu thu từ các khoản NSĐP được hưởng theo tỷ lệ điều tiết chiếm khoảng 80% và thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng thu NSĐP.
+ Chi đầu tư phát triển tập trung vào phát triển hạ tầng thiết yếu, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chi cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ không thấp hơn dự toán Trung ương giao.
+ Xây dựng định mức chi ngân sách phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và khả năng của ngân sách đồng thời hạn chế bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (tức là các khoản chi phải được cân đối bổ sung ngay trong dự toán đấu năm) để cấp dưới chủ động trong công tác quản lý, điều hành.
+ Tăng cường phân cấp quản lý thu chi ngân sách, nâng cao năng lực của HĐND, UBND và các đơn vị sử dụng ngân sách, các cơ quan quản lý tài chính ở địa phương…
+ Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong công tác quản lý NSNN; tăng cường trách nhiệm giải trình, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính – NSNN đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng.
+ Tiếp thu những kinh nghiệm quản lý ở trong nước và quốc tế về quản lý NSNN; vận dụng phù hợp với thực tiễn của địa phương, bảo đảm công tác quản lý NSĐP từng bước phù hợp.
3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU - CHI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 ĐOẠN 2011-2015
3.3.1. Đối với công tác phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NS
- Về việc quy định định mức phân bổ ngân sách
+ Định mức phân bổ đối với ngân sách cấp huyện: Việc phân vùng đối với cấp huyện được nên phân thành 04 nhóm, cụ thể: thành phố Đà lạt, Bảo Lộc thuộc nhóm 1, các huyện Đức Trọng, Bảo Lâm thuộc nhóm 2 - huyện có số địa bàn hành chính từ 15 đơn vị trở xuống và có trên 100.000 dân; huyện Di Linh, Lâm Hà thuộc nhóm 3 - huyện có số địa bàn hành chính từ 15 đơn vị trở lên và có trên 100.000 dân; 06 địa phương còn lại thuộc nhóm 4 – huyện có dưới 50.000 dân và có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Việc phân vùng này có thể hiệu quả do số địa bàn hành chính ổn định trong nhiều năm, đồng thời chỉ tiêu dân số ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý của các cấp chính quyền ở địa phương.
Đối với sự nghiệp giáo dục, để thực hiện chính sách giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và đảm bảo chi khác cho các cơ sở giáo dục, cần phải nghiên cứu quy định định mức phù hợp hơn, có thể quy định tính theo mức lương của từng thời điểm để các cơ sở giáo dục có điều kiện chi xây dựng, sửa chữa nhỏ bàn ghế, trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất hoặc chi các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Định mức phân bổ đối với ngân sách cấp xã: Việc phân vùng đối với cấp xã nên phân theo loại xã để phù hợp với một số các tiêu chí quy định về số lương cán bộ công chức cấp xã theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về số lượng và chế độ đối với cán bộ công chức cấp xã. Ngày 26/01/2010, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định số 139/QĐ-UBND quy định về việc giao số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lâm Đồng (xã loại I có 72 xã – số lượng CBCC là 25 người, xã loại II có 64 xã– số lượng CBCC 23 người, xã loại III có 12 xã – số lượng CBCC ). Việc phân loại xã làm cơ sở để quy định số lượng CBCC phù hợp với đặc điểm hoạt động của xã. Vì vậy, nếu tiếp tục phân bổ theo vùng như đã nêu ở phần thực trạng sẽ không phù hợp vì sẽ dẫn đến tình trạng xã vùng sâu, có số lượng CBCC ít nhưng vẫn được bố trí định mức cao.
Ngoài ra, cũng để tránh tình trạng nêu trên, định mức phân bổ ngân sách cũng nên phân bổ theo quỹ lương và chi khác trên cơ sở biên chế (số lượng) đã quy định để có sự công bằng giữa biên chế của các cơ quan đơn vị với biên chế của UBND cấp xã nhằm khuyến khích các xã thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí, trong trường hợp các xã tiết kiệm được biên chế sẽ có điều kiện tăng thu nhập cho CBCC cấp xã.
- Về phân cấp nguồn thu
Về cơ bản việc phân cấp nguồn thu giai đoạn 2006-2010 đã và đang thực hiện tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, năng lực quản lý ở các địa phương đã ngày một được nâng lên, vì vậy công tác quản lý thu phải thực hiện theo hướng phân cấp nhiều hơn nữa công tác quản lý thu cho các địa phương, tức là Cục thuế tỉnh chỉ quản lý thu những doanh nghiệp có quy mô lớn để gắn trách nhiệm của địa phương đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Vì vậy việc phân cấp nguồn thu cũng phải tương đồng với việc phân cấp quản lý thu theo hướng: Cấp nào quản lý thu thì cấp đó phải được hưởng tỷ lệ phần trăm trên khoản thu đó.
Ngoài ra, đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê mặt đất, mặt nước, tỉnh Lâm Đồng cũng cần xem xét quy định tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp huyện (hiện nay đang thực hiện điều tiết 100% cho ngân sách cấp tỉnh) để tăng cường công tác quản lý và khai thác quỹ đất một cách hợp lý trên địa bàn đồng thời có nguồn để đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương, tránh tình trạng như hiện nay chỉ có tăng thu mới được xem xét cấp lại để đầu tư kết cấu hạ tầng.
- Về phân cấp nhiệm vụ chi
+ Đối với cấp huyện: Quy định phân cấp nhiệm vụ chi khoa học công nghệ cho ngân sách cấp huyện sẽ khuyến khích được nhiều đề tài khoa học áp dụng trong thực tiễn ở cơ sở.
+ Đối với ngân sách cấp xã
. Điều chỉnh Quyết định 54/2007/QĐ-UBND ngày 06/10/2007 theo hướng phân cấp quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong tỉnh để khuyến khích các xã tăng thu, tăng
nguồn để chi đầu tư phát triển đồng thời phù hợp với quy định của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi.
. Phân cấp chi sự nghiệp nông, lâm thủy lợi cho UBND cấp xã để xã có điều kiện đẩy mạnh hoạt động nông lâm thủy trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới hiện nay.
. Phân cấp chi đảm bảo xã hội cho ngân sách cấp xã vì hầu hết các đối tượng chính sách xã hội tập trung trên địa bàn xã. Nếu xã thực hiện quản lý trực tiếp việc chi tiêu cho các đối tượng sẽ giúp cho xã quản lý đối tượng một cách thuận lợi, chi tiêu được kịp thời hơn.
- Đối với công tác giám sát của HĐND các cấp, cần phải thực hiện các giải pháp sau
+ Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với HĐND, trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân sách có những vấn đề Cấp ủy đảng nên có định hướng và quyết định sau tổ chức thảo luận lắng nghe ý kiến HĐND. Đối với một số công trình trọng điểm, quan trọng hay những vấn đề liên quan đến chi ngân sách lớn, Hội đồng nhân dân cần có thông tin ngay từ đầu để phối hợp, xem xét, quyết định.
+ Sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của HĐND, làm rõ vai trò của Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát và quy định rõ chế tài trách nhiệm các đơn vị, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
+ Tăng số đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách và lực lượng chuyên viên giúp việc cho Thường trực và các Ban của HĐND, nhất là Ban Kinh tế - Ngân sách. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ nâng cao năng lực cho các thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; thường xuyên tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho các đại biểu HĐND và đội ngũ chuyên viên tham mưu, giúp việc của Văn phòng HĐND để đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát ngân sách nhà nước tại địa phương.
3.3.2. Các giải pháp đối với công tác lập và giao dự toán
- Về giao số kiểm tra: Cơ quan tài chính từ Trung ương đến địa phương cần
đổi mới tư duy trong việc giao số kiểm tra đảm bảo ở mức tương đối và phù hợp với nguồn lực thực tế.
+ Các địa phương tiến hành triển khai đồng bộ việc lập sổ bộ thường xuyên nhằm tránh tình trạng để đối tượng thu nộp ngoài sổ bộ, làm cho công tác lập dự toán không chính xác.
+ Tiến hành đánh giá tình hình thực hiện năm kế hoạch một cách chính xác, đúng thực lực của các địa phương, hạn chế việc đánh giá nặng vào việc hoàn thành chỉ tiêu tổng thể mà phải tăng cường việc đánh giá chỉ tiêu về thuế, phí.
+ Lập và giao dự toán cần bám sát vào các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2011-2015 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các huyện, thành phố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tại một số địa phương xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng chưa phù hợp với bối cảnh kinh tế, có thể xem xét một cách linh hoạt, đảm bảo việc lập và giao dự toán không những không có cơ sở khoa học mà còn mang tính áp đặt.
- Lập và giao dự toán vốn đầu tư: Để việc lập và giao dự toán vốn đầu tư
được hiệu quả, tránh dàn trải manh mún trong việc bố trí vốn, trong giai đoạn này cần thực hiện một Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển một cách nghiêm túc, đúng quy định, cụ thể:
+ Lập Kế hoạch đầu tư trung hạn và kế hoạch hàng năm theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước trung hạn 3 năm.
+ Nguyên tắc xây dựng kế hoạch trung hạn, đặc biệt là giai đoạn 2013-2015 và kế hoạch hàng năm là phải bảo đảm cân đối giữa nhu cầu đầu tư với khả năng bố trí vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2013-2015 và khả năng huy động các nguồn vốn nhà nước khác và các nguồn vốn bổ sung của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; Kế hoạch đầu tư 3 năm 2013 - 2015 phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại đầu tư từ NSNN theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hướng, chính sách và các cân đối lớn trong đầu tư; Cần tập trung vốn cho các dự án hoàn thành trong năm 2012 trở về trước thuộc nhiệm vụ đầu tư từ NSNN
nhưng chưa được bố trí đủ vốn; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2013, 2014 và 2015; và ưu tiên cho các dự án trọng điểm hoàn thành sau năm 2015.
+ Hạn chế tối đa việc khởi công các dự án mới khi chưa đủ nguồn vốn để hoàn thành các dự án chuyển tiếp. Các dự án khởi công mới trong kế hoạch đầu tư 3 năm 2013-2015 phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt, thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước, quyết định phê duyệt dự án và thẩm định nguồn vốn theo đúng quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg. Phải cân nhắc kỹ lưỡng việc bố trí vốn cho các dự án khởi công mới, chỉ bố trí vốn khởi công mới cho các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
+ Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính cần quan tâm sâu sát việc cân đối, bố trí vốn ưu tiên cho việc thanh toán nợ xây dựng cơ bản các công trình đã hoàn thành, có quyết toán được duyệt nhưng còn thiếu vốn thuộc trách nhiệm thanh toán từ ngân sách tỉnh.
- Lập và giao dự toán chi thường xuyên: Để việc lập và giao dự toán chi
thường xuyên hằng năm được thuận lợi, theo xu hướng ngày càng giảm dần mức