Thanh tra, kiểm toán là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo cho việc quản lý NSNN phải tuân thủ được các nguyên tắc cơ bản, đó là đầy đủ, trọn vẹn;
thống nhất; đảm bảo cân đối; công khai, minh bạch; rõ ràng, khách quan, trung thực; đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của NSNN.
Vì vậy, để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm toán, tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau đây:
- Đối với cơ quan Thanh tra, kiểm toán:
+ Cần phải xây dựng các tiêu chí, phương pháp chọn mẫu các đối tượng được thanh tra, kiểm toán NSNN chẳng hạn như phân nhóm các đơn vị kiểm toán: Nhóm 1- gồm một số đơn vị đại diện cho các quy mô thu, chi lớn. Ðối với nhóm này, cơ quan Thanh tra, kiểm toán sẽ thực hiện tương đối toàn diện về tổng thể cũng như các đơn vị trực thuộc; Nhóm 2 - gồm một số đơn vị đại diện cho các quy mô thu, chi ngân sách trung bình. Ðối với nhóm này, chỉ tập trung vào những đơn vị và các nội dung có rủi ro tương đối cao; Nhóm 3- gồm các đơn vị còn lại. Ðối với nhóm này, chỉ tập trung vào những nội dung có rủi ro cao.
+ Ðổi mới việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm toán, kế hoạch phải hướng vào những vấn đề trọng điểm về quản lý NSÐP. Từng bước xây dựng kế hoạch thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm toán chuyên đề và hoạt động.
+ Cần dành năng lực thích đáng để giúp HÐND và UBND trong việc ban
hành các quyết định về tài chính ngân sách, ban hành chính sách trong việc phê chuẩn dự toán, quyết toán ngân sách, giám sát và quản lý ngân sách.
+ Cần chú ý đến việc thanh tra kiểm toán tính cân đối ngân sách địa phương để chỉ ra cho địa phương thấy được những điểm chưa phù hợp trong cân đối ngân sách, không nên chỉ chú trọng vào việc thanh tra, kiểm toán để phát hiện những sai sót trong quản lý nhằm thu hồi nộp ngân sách.
+ Kết luận kiểm toán ngân sách hằng năm cần ban hành trước kỳ họp HĐND tỉnh (vào trước tháng 12 hằng năm) sẽ thuận tiện cho việc điều chỉnh những số liệu theo kiến nghị của cơ quan Thanh tra, kiểm toán trước khi HĐND tỉnh phê chuẩn.
+ Cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm toán ngân sách cần phải là những người có bề dày kinh nghiệm trong quản lý ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách.
+ Trong việc kiểm tra các địa phương thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra, kiểm toán cần chú ý hơn nữa vào các kiến nghị về chủ trương, chế độ chính sách của địa phương và có biện pháp chế tài phù hợp đối với những địa phương, đơn vị không thực hiện đúng kết luận của cơ quan Thanh tra, kiểm toán.
- Đối với các cấp có thẩm quyền ở địa phương:
+ Hội đồng nhân dân các cấp được thanh tra, kiểm toán cũng cần phải bố trí thời gian, cán bộ tham dự những cuộc họp thông qua kết luận thanh tra, kiểm toán về ngân sách để nâng cao hơn nữa khả năng thẩm tra, giám sát các nội dung trình HĐND phê chuẩn.
+ Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương cần chỉ đạo sâu sát việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán và có biện pháp chế tài đối với các đơn vị không chấp hành đúng kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán.
+ Sở Tài chính và Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện cử cán bộ theo dõi, tổng hợp thường xuyên kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán; qua đó thực hiện đôn đốc và đề xuất UBND tỉnh có biện pháp chế tài đối với những đơn vị không thực hiện đầy đủ những kiến nghị. Đồng thời cần chú ý đến việc tham mưu thực hiện những kiến nghị về cơ chế, chính sách không còn phù hợp, những chế độ vượt quá khả năng cân đối của ngân sách để tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh phù hợp.