Cân đối ngân sách là một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với mỗi Nhà nước, nó đảm bảo cho Nhà nước đó thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Vấn đề cân đối NSNN được nhiều học giả quan tâm với nhiều học thuyết bàn về nó. Trước hết, chúng ta tìm hiểu lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách: Theo lý
thuyết này, nội dung của cân bằng ngân sách rất đơn giản: “Mỗi năm số thu phải ngang
với số chi” 6. Quan điểm này bao gồm hai nguyên tắc cơ bản: Một là, tổng số những khoản chi không được quá tổng số những khoản thu. Hai là, tổng số những khoản thu của ngân sách không bao giờ được lớn hơn tổng số những khoản chi của ngân sách. Tức là ngân sách nhà nước phải được cân bằng tuyệt đối, bội chi hay bội thu ngân sách đều biểu hiện sự lãng phí về nguồn lực trong nhân dân. Ngoài ra, thuyết này còn đòi hỏi ngân sách nhà nước phải cân bằng cả khi lập dự toán và trong quá trình thực hiện, nếu chỉ cân bằng khi lập dự toán còn trong quá trình thực hiện lại không cân bằng thì không thể coi là cân bằng thực sự. Đồng thời, lý thuyết cổ điển đã chỉ ra, muốn thăng bằng ngân sách trong giai đoạn suy thoái thì phải giảm thu hoặc tăng chi 7.
Tìm hiểu các học thuyết hiện đại về cân đối NSNN để nghiên cứu những điểm giống và khác nhau so với lý thuyết cổ điển. Các học thuyết hiện đại về cân đối NSNN cho rằng, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường tự do cạnh tranh thì sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế đóng một vai trò rất quan trọng, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, lúc này cân đối ngân sách lại trở thành một công cụ thiết yếu hơn. Trong bối cảnh đó, quan điểm về cân đối NSNN cũng có nhiều thay đổi, chẳng hạn như: Lý thuyết về ngân sách chu kỳ cho rằng: “Sự cân bằng NSNN sẽ không duy trì được trong khuôn khổ một năm mà sẽ duy trì trong khuôn khổ một chu kỳ kinh tế. Nghĩa là, nguyên tắc cân đối giữa thu và chi NSNN vẫn được tôn trọng nhưng sự cân bằng NSNN phải thực hiện trong một chu kỳ phát triển kinh tế 8.
Từ việc nghiên cứu lý thuyết cổ điển và hiện đại trên đây, chúng ta có thể khái niệm cân đối ngân sách nhà nước như sau:
6. Xem: Trần Đình Ty, Quản lý tài chính công, NXB Lao Động 2003, Trang 326 7. Xem: Trần Đình Ty, Quản lý tài chính công, NXB Lao Động 2003, Trang 330 8. Xem: Trần Đình Ty, Quản lý Tài chính công, NXB Lao động 2003, Trang 335
Cân đối NSNN không chỉ đơn thuần là sự cân bằng về số lượng biểu hiện qua các con số giữa tổng thu và tổng chi, mà nó còn biểu hiện qua các khía cạnh khác nhau. Tựu
trung lại ta có thể hiểu: Cân đối NSNN là một bộ phận quan trọng của chính sách tài
khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi NSNN nhằm thực hiện các mục tiêu KTXH mà Nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.