NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 104)

3.4.1. Đối với Quốc Hội, Chính phủ

- Về số bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương: Đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách thì khoản thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên nếu trong thời kỳ ổn định mà NSTW không tăng mức trợ cấp sẽ gây khó khăn cho địa phương trong cân đối các khoản chi để bù đắp phần trượt giá và các chế độ chính sách mới. Vì vậy số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách địa phương hằng năm cần tăng một tỷ lệ nhất định theo khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, ít nhất bằng với tỷ lệ lạm phát.

- Luật NSNN năm 2002 cần được sửa đổi đề phù hợp hơn, cụ thể:

. Luật NSNN đã quy định dự phòng ngân sách để chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ phát sinh quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán. Tuy nhiên, chưa có quy định tiêu chí để xác định nhiệm vụ nào là cấp bách được bổ sung từ dự phòng, nên còn có một số trường hợp sử dụng dự phòng chưa đúng với quy định của Luật

NSNN. Vì vậy cần sửa đổi bổ sung cụm từ “ nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh

ngoài dự toán” bằng cụm từ “chế độ, chính sách mới chưa bố trí trong dự toán và nhiệm vụ cần thiết khác phát sinh ngoài dự toán”. Đồng thời bổ sung thêm quy

định các cơ quan nhà nước, địa phương, đơn vị dự toán khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc được phép dự phòng để chủ động thực hiện các nhiệm vụ

chi đột xuất trong năm (sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp)

. Đối với các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp xã: Chỉ quy định một số khoản thu bắt buộc phải điều tiết cho ngân sách xã, không quy định cụ thể tỷ lệ phần trăm. Việc quyết định tỷ lệ phần trăm các khoản thu do HĐND cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế ở địa phương.

. Quốc Hội quyết định dự toán tổng thu, tổng chi NSNN, chi đầu tư, chi thường xuyên, chi dự phòng. Trong chi thường xuyên không quy định chi tiết đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ vì nó dẫn đến khả năng không chủ động cho địa phương trong phân bổ và quyết định ngân sách.

. Về thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: Để đảm bảo tính thống nhất về chính sách, chế độ, Luật NSNN cần phải quy định cụ thể thẩm quyền ban hành như sau:

Chính phủ quy định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước như: Chế độ tiền lương, trợ cấp xã hội, chế độ đối với người có công với cách mạng, tỷ trọng chi ngân sách thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ trong tổng chi NSNN.

Thủ tướng Chính phủ quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước. Đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu để phù hợp với đặc điểm của địa phương. Thủ tướng Chính phủ quy định khung và giao HĐND tỉnh quyết định cụ thể.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp không thống nhất, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị hành chính thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí được ban hành chế độ chi tiêu nội bộ.

Việc ban hành chế độ, chính sách từ Trung ương đến địa phương chỉ được thực hiện khi ngân sách đã đảm bảo được nguồn.

- Đối với Luật quản lý thuế, cần bổ sung những nội dung sau để cơ quan thuế thuận tiện trong quá trình thực hiện:

+ Trường hợp ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức được cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm thu thế, người bảo lãnh chậm chuyển tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước thì phải nộp tiền lãi chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển.

+ Bổ sung quy định phân kỳ nộp thuế đối với trường hợp người nộp thuế có số thuế nợ hoặc bị truy thu thuế với số thuế lớn theo kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đề xuất để cho phép người nộp thuế được nộp dần tiền thuế trong thời hạn 12 tháng đối với số thuế mà người nộp thuế bị truy thu vượt quá khả năng nộp đủ thuế một lần, trên cơ sở cam kết của người nộp thuế, phải có bảo lãnh của ngân hàng thương mại và vẫn tính lãi chậm nộp.

3.4.2 - Đối với Bộ Tài chính

- Tham mưu cho Chính phủ trình Quốc Hội sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý thuế;

- Nâng cao công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời bãi bỏ những Văn bản không còn hiệu lực. Trong việc ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, cần khoa học tránh chồng chéo giữa các chế độ chính sách, hạn chế tình trạng ban hành văn bản chế độ đi sau thực tiễn.

- Xây dựng đề án “Giải pháp nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý ngân

sách“ trình Chính phủ phê duyệt để có cơ sở triển khai thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra các quy định về tài chính - ngân sách của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp quy định trong các văn bản đó trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành đối với những nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; đình chỉ việc thi hành hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ đối với những quy định của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

3.4.3- Đối với HĐND các cấp

- Nâng cao vai trò thẩm tra, giám sát của các Ban thuộc HĐND tỉnh và các bộ phận thuộc HĐND huyện và HĐND xã.

- Đưa chế độ giải trình của UBND về hiệu quả chi NSNN trong khâu lập, phân bổ, thực hiện và quyết toán thu, chi ngân sách trong các kỳ họp HĐND các cấp.

- Tăng cường công tác giám sát thực hiện các Nghị quyết của HĐND ở cơ sở, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

3.4.4- Đối với UBND các cấp

- Xây dựng đề án cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2015

- Nghiêm túc thực hiện và chỉ đạo thực hiện chỉ thị của Chính phủ về công tác bố trí vốn XDCB, đặc biệt là bố trí trả nợ XDCB hằng năm.

- Tăng cường kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính - ngân sách.

3.4.5. Đối với cơ quan Tài chính và Kế hoạch – Đầu tư

- Tăng cường phối hợp trong việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.

- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc và cấp ngân sách, trong đó chú ý hướng dẫn nghiệp vụ về cân đối ngân sách, khoá sổ và lập tổng quyết toán ngân sách hằng năm.

- Tăng cường sự phối kết hợp với Kho bạc nhà nước trên địa bàn để thực hiện công tác báo cáo thống kê kịp thời, phối hợp thu hồi tạm ứng và các biện pháp chế tài đối với các đơn vị không chấp hành đúng quy định về quản lý ngân sách nhà nước.

Kết luận chương 3

Việc nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 cần được thực hiện đồng bộ các giải pháp từ công tác lập dự toán đến công tác chấp hành và quyết toán ngân sách. Có những giải pháp liên quan đến các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính. Đó là những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý thu thuế; những giải pháp để chống thất thu thuế, tăng thu hằng năm theo đề án được phê duyệt; những giải pháp quản lý chi ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách.

KẾT LUẬN

Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, công cụ ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc điều chỉnh chính sách vĩ mô. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả là một thách thức lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên nghiên cứu, từ lý luận đến thực tiễn để đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước. Thông qua ngân sách, Nhà nước huy động các nguồn lực của xã hội, phân phối và sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội , đảm bảo quốc phòng, an ninh. Vì vậy, việc củng cố, hoàn thiện và lành mạnh hoá hệ thống tài chính quốc gia để phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng trong thời kỳ mới.

Luận văn này đã đề cập đến những vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước và nội dung hoạt động của ngân sách, xem xét và khái quát thực trạng về quản lý ngân sách tại tỉnh Lâm Đồng. Từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách tại địa phương trong thời gian tới. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, bản thân tôi xin rút ra một số kết luận. Đó là muốn hoàn thiện quản lý thu ngân sách, phải hoàn thiện các pháp luật về thuế, xây dựng các chuẩn mực trong quản lý thu, xây dựng các đề án quản lý thu thuề, phát huy nhân tố con người trong toàn ngành thuế, tăng cường công tác kiểm tra và thanh tra thuế và các dịch vụ tư vấn thuế, thu đúng và đầy đủ theo quy định pháp luật tạo môi trường kinh doanh công bằng giữa các đối tượng kinh doanh. Muốn hoàn thiện quản lý chi ngân sách phải thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền, đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong quá trình lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách địa phương. Việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải gắn với kế hoạch vốn, tránh dàn trãi, lãng phí; tập trung bố trí vốn cho các công trình trọng tâm, trọng điểm. Chủ động bố trí ngân sách được giao trả dứt điểm nợ xây dựng cơ bản; kiên quyết đình hoãn những dự án không hiệu quả, thực hiện kéo dài. Thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm chi ngân sách. Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho

các cấp chính quyền địa phương được chủ động điều hành ngân sách sao cho hiệu quả cao, tiết kiệm.

Từ những nội dung cơ bản đã trình bày về thực trạng quản lý ngân sách, luận văn đã đề xuất những giải pháp cơ bản áp dụng trong quá trình quản lý và điều hành ngân sách giai đoạn 2011-2015, góp phần xây dựng một nền tài chính lành mạnh, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng theo đúng Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Bộ Tài chính (2003), “Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện”,

NXB Tài chính, Hà nội.

2 Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 Quy định về

quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

3 Bộ Tài chính (2008), Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 Hướng

dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

4 Bộ Tài chính (2005-2010), các Thông tư tổ chức thực hiện dự toán ngân sách

nhà nước hằng năm

5 Bộ Tài chính (2011), Ngân sách Việt nam năm 2012 , NXB Tài chính, Hà Nội

6 Bộ Tài chính (2011) Niên giám thống kê Tài chính 2006-2010

7 Chính phủ (2006, Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 ban hành

định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007

8 Chính phủ (2006-2010), Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch kinh tế xã hội và

dự toán ngân sách 2006-2010

9 Chính phủ (2010), Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 về ban hành

định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011.

10 Cục thuế tỉnh Lâm Đồng (2006-2011), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện

thu ngân sách 2006-2010.

11 Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Lâm

Đồng lần thứ IX, NXB sự thật, Hà Nội.

12 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2005), Nghị quyết 36/2005/NQ-HĐND

ngày 07/12/2005 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2006.

13 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2006), Nghị quyết 58/2006/NQ-HĐND

ngày 08/12/2006 về định mức phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2007.

14 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2006), Nghị quyết 59/2006/NQ-HĐND

ngày 08/12/2006 về phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân sách địa phương tỉnh Lâm Đồng.

15 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2006-2010), Nghị quyết về giao dự toán

16 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2010), Nghị quyết 153/2010/NQ-HĐND

ngày 08/12/2010 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011.

17 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2010), Nghị quyết 156/2010/NQ-HĐND

ngày 08/12/2010 về định mức phân bổ ngân sách tỉnh Lâm Đồng năm 2011.

18 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2010), Nghị quyết 157/2010/NQ-HĐND

ngày 08/12/2010 về phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015.

19 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2011), Nghị quyết 15/2011/NQ-HĐND

tỉnh ngày 31/8/2011 về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách tập trung.

20 Kiểm toán nhà nước (2007-2011), thông báo kết luận kiểm toán 2006,2008,2010.

22 GS.TS Dương Thị Bình Minh, PGS.TS Sử Đình Thành (2006)– Lý thuyết Tài

chính tiền tệ- NXB Thống kê.

22 PGS. TS.Nguyễn Đăng Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ - NXB Đại

học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

23 PGS.TS. Trần Đình Ty (2003), Quản lý tài chính công – NXB Lao động

24 Phùng Thị Hiền (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân

sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường

Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

25 Sở Tài chính (2006-2011), quyết toán thu chi ngân sách 2006-2010

26 Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính – Bộ Tài chính (2011), Tài liệu đào

tạo, bồi dưỡng công chức tài chính kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc.

27 UBND tỉnh Lâm Đồng (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)