3.5. Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế trong công tác tư vấn đầu tư xây dựng tại Công ty tư vấn XDNN & PTNT Hà Nam
3.5.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty
Công ty cũng cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là một yếu tố quan trọng và có tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm làm
ra. Chất lượng nguồn lực không chỉ ở kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc mà còn được thể hiện trong thái độ, ý thức làm việc, hành vi ứng xử và nhiều yếu tố khác như sức khoẻ, tâm lý làm việc,….
Biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đào tạo. Công tác đào tạo cần được quan tâm tiến hành thường xuyên, đúng nhu cầu, đúng mức độ và phù hợp với từng đối tượng. Mỗi một cán bộ tư vấn, việc đào tạo có thể tiến hành theo từng nấc: đào tạo mới, đào tạo nâng cao hoặc đào tạo lại. Lãnh đạo Công ty cần xem xét và đánh giá đúng nhân viên của mình để có quyết định đào tạo đúng đối tượng, tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc. Trong quá trình tư vấn một số dự án lớn, quan trọng cần tăng cường áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ nhằm trang bị nhanh chóng kiến thức thực tiễn cho người lao động, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công việc.
Lựa chọn, sắp xếp cử các cá nhân đi học bồi dưỡng chuyên môn nhằm cập nhật thông tin nghiệp vụ, sau đó sẽ về triển khai, phổ biến trong Công ty.
Thường xuyên giáo dục và khuyến khích người lao động nâng cao tính tự giác, tự học hỏi nhằm nâng cao khả năng của bản thân. Tổ chức các buổi thảo luận, đúc rút kinh nghiệm theo định kỳ, theo dự án sẽ giúp Công ty đánh giá kịp thời những điểm còn thiếu trong kỹ năng, kiến thức làm việc của nhân viên từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
Cần tạo một môi trường làm việc văn hóa, thoải mái, chuyên nghiệp và trong lành. Đảm bảo được nguồn công việc thường xuyên, bố trí, phân công công việc hợp lý, công bằng, chế độ trả lương thoả đáng, giúp tăng thu nhập của của cán bộ nhân viên mà vẫn có lãi cho công ty. Đánh giá đúng những cống hiến của cán bộ công nhân viên cho Công ty. Quan tâm thường xuyên đến việc nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên bằng nhiều hình thức như tổ chức các buổi đi nghỉ dưỡng, các buổi sinh hoạt văn hoá, các hoạt động thể thao lành mạnh. Hiện nay, Công ty vẫn đang cố gắng duy trì
website của công ty trong đó có diễn đàn thảo luận trực tuyến của các kiến trúc sư, kỹ sư trong công ty, là chỗ trao đổi kinh nghiệm, kiến thức công việc cũng như đời sống. Tuy nhiên, hiệu quả của trang web chưa được như mong muốn do chưa được quan tâm thỏa đáng. Công ty cần sớm hoàn thiện và phát triển website để nâng cao kiến thức cũng như đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên.
Ngoài việc giáo dục đào tạo về mặt chuyên môn, Công ty cần quan tâm công tác giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, văn hóa giao tiếp, tác phong làm việc, lương tâm nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm nhằm tạo ấn tượng tốt cho khách hàng trong việc lựa chọn dịch vụ của Công ty.
Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO cũng là một hình thức nâng cao trí lực của cán bộ công nhân viên. Vì ISO không những đảm bảo kết quả của đầu ra có chất lượng mà nó dần từng bước tạo cho người lao động thói quen làm việc theo một quy trình xác định, chuyên nghiệp và hiệu quả đồng thời quy trình đó cũng đảm bảo cho người lao động không gian làm việc độc lập, có trách nhiệm với môi trường an toàn và có văn hóa.
3.5.4. Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
Như đã phân tích, một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế chưa được như mong muốn tại mọi công trình là do công tác kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm tại Công ty hiện tại chưa có được một bộ phận riêng biệt đảm trách, chưa có phòng ban quản lý chất lượng, việc kiểm tra, kiểm soát bản vẽ thiết kế lẫn dự toán đều do các chủ nhiệm dự án, chủ trì bộ môn chịu trách nhiệm thuần tuý về mặt chuyên môn. Do đó mới chỉ kiểm soát được phần kỹ thuật của sản phẩm làm ra.
Trong thời gian tới Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách công tác
kiểm soát, đánh giá chất lượng đầu ra của sản phẩm toàn công ty từ khi bắt đầu có ý tưởng tới khi bước vào triển khai thực hiện hợp đồng. Quy định trách nhiệm rừ ràng cho từng cỏ nhõn, bộ mụn đối với chất lượng sản phẩm do khõu mình đảm trách. Quy định luồng thông tin hợp lý (nhanh, chính xác, toàn diện và bí mật). Mã hoá hồ sơ lưu trữ phục vụ cho khâu lưu và tìm kiếm hồ sơ.
Xây dựng, hoàn thiện dần mẫu tài liệu thu nhận ý kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm Công ty sau mỗi lần kết thúc hợp đồng.
Trong thời gian qua, Ban lãnh đạo Công ty đã thực sự quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác và các hoạt động chuyên môn. Tuy vậy, phần trang thiết bị, các điều kiện cơ sở vật chất nơi làm việc,... vẫn còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty và chưa theo kịp mặt bằng chung của các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng chuyên ngành NN & PTNT của nhiều địa phương trong cả nước. Vì vậy, việc tập trung đầu tư nâng cao điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, tiến bộ khoa học để phục vụ nâng cao chất lượng sản phảm dịch vụ tư vấn của Công ty là việc làm hết sức cấp thiết.
Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế vào hoạt động nghiên cứu sản xuất kinh doanh của Công ty, tăng cường việc mở rộng, phát triển thị trường, chiếm lĩnh thị phần và củng cố thương hiệu của Công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
- Việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn là hết sức quan trọng trong đầu tư xây dựng các công trình. Giải pháp này đã mang lại hiệu quả thiết thực, đồng thời giúp cho lãnh đạo và nhân viên tuân thủ các điều khoản trong các quy trình, hướng dẫn.
- Việc hướng dẫn và áp dụng theo ISO cho toàn thể cán bộ công nhân viên rất quan trọng giúp cho việc nhận thức, uy tín, sự tồn tại và phát triển của Công ty phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua sự thỏa mãn của khách hàng.
- Do vậy việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế đối với Công ty là việc làm rất đúng đắn và cần thiết giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm và sự phát triển bền vững của Công ty trong những năm tiếp theo.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tư vấn đầu tư xây dựng là một nghề đặc biệt có vai trò ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng, chi phí, thời gian và thành quả của các dự án đầu tư xây dựng công trình. Thành quả của công tác tư vấn vừa thể hiện tính tường, vừa thể hiện tính ẩn trong việc tác động đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội, đến môi trường sống của cộng đồng và xã hội. Cũng như các loại sản phẩm được cung cấp ra thị trường, chất lượng sản phẩm của đơn vị tư vấn thiết kế có ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín, vị thế của doanh nghiệp, đồng thời cũng là cơ sở để khẳng định tương lai phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là một vấn đề rất cần thiết và phù hợp với quá trình hội nhập.
Chất lượng hồ sơ thiết kế cũng như chất lượng quá trình thiết kế xây dựng ngày càng nhận được sự quan tâm và sự khắt khe từ chủ đầu tư và các bên liên quan. Điều này đòi hỏi phải làm tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế.
Với mong muốn áp dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập nghiên cứu để đóng góp thiết thực vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn dịch vụ thiết kế của đơn vị nơi công tác nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý công tác tư vấn đầu tư xây dựng tại Công ty tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với mục đích hoàn thiện công tác quản lý tư vấn đầu tư xây dựng tại Công ty, luận văn đã đưa ra các cơ sở lý luận liên quan đến chất lượng sản phẩm nói chung, chất lượng công trình xây dựng, chất lượng thiết kế công trình, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng công trình xây dựng và quản lý chất lượng khâu thiết kế công trình. Bên cạnh đó, đưa ra các thành tựu thiết kế
trong và ngoài nước, Từ đó đánh giá năng lực và thực trạng công tác thiết kế tại Công ty, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế tại Công ty. Các giải pháp mà luận văn đưa ra bao gồm:
- Nhóm các giải pháp về chiến lược phát triển của Công ty trong tương lai - Nhóm các giải pháp về quản lý các loại sản phẩm của tư vấn.
- Nhóm các giải pháp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
- Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế trong công tác tư vấn đầu tư xây dựng tại Công ty.
- Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Với các giải pháp đề xuất nêu trên, luận văn hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé nâng cao công tác quản lý tư vấn đầu tư xây dựng của Công ty, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng và mở rộng thị trường, phát triển một cách bền vững.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị với Nhà nước và ngành xây dựng
- Có các hình thức đầu tư, nâng cấp hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo các cán bộ ngành xây dựng, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành xây dựng.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh các giai đoạn phê duyệt trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng nói chung và trong lĩnh vực thiết kế xây dựng, đặc biệt các tiêu chuẩn thiết kế, thi công và chất lượng công trình trong vùng ảnh hưởng của thiên tai.
- Bổ sung, hoàn thiện các quy chế xử phạt công tác thi công sai đồ án thiết kế, đặc biệt các trường hợp mang lại hậu quả nghiêm trọng.
- Việc phân loại và phân cấp công trình tại nghị định 15/2013 và thông tư số: 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng cụng trỡnh xõy dựng. Trong đú núi rừ phõn cấp các công trình xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Chính phủ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nhiều loại công trình rất khó xếp loại, phân cấp do các đặc điểm nằm ngoài hệ thống của nghị định.
Cần phân loại, phân cấp chi tiết hơn nữa để đáp ứng sự phát triển của ngành xây dựng.
- Đối với Quyết định 957/QĐ-BXD về việc công bố định mức chi phí quản lý dự ỏn và tư vấn đầu tư xõy dựng cụng trỡnh, cần bổ sung, làm rừ cỏch tính chi phí thiết kế đối với một dự án gồm nhiều loại công trình khác nhau.
- Giám sát chặt chẽ công tác đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng.
2.2. Kiến nghị với Công ty tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nam
- Tập trung, tăng cường quản lý công tác tư vấn đầu tư xây dựng tại Công ty đạt hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ thiết kế năng động, sáng tạo, có trình độ cao đáp ứng tất cả yêu cầu công việc.
- Có những chế độ đãi ngộ hợp lý đối với người lao động có trình độ năng lực và nhiệt tình với công việc.
- Áp dụng tốt, có hiệu quả các quy trình của ISO 9001:2008.
- Duy trì, phát huy thương hiệu của Công ty một cách bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
2. Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003,
Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật Xây dựng;
3. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
4. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
5. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
6. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
7. Thông tư số 22/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng.
8. Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
9. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2008 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu;
10. Nguyễn Tiến Cường (2008), Áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 trong xây dựng, Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;
11. Ngô Phúc Hạnh (2011), Giáo trình quản lý chất lượng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật;