2.3. Tình hình hoạt động tư vấn của Công ty tư vấn XDNN & PTNT Hà Nam trong thời gian qua
2.3.1. Tư vấn lập báo cáo đầu tư
Lập báo cáo đầu tư là bước đầu tiên của việc thực hiện một dự án đầu tư. Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng, nó quyết định cho việc thực hiện hay không thực hiện của một dự án đầu tư. Trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư nhà đầu tư phải đưa ra được tính hiệu quả của dự án, sự phù hợp với điều kiện thực tế và những ảnh hưởng của dự án đối với xã hội.
Nội dung công việc trong phần thực hiện tư vấn của các chuyên gia tại Công ty tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nam :
+ Nội dung công việc thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư được thực hiện theo các căn cứ sau:
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước, hoặc chiến lược sản xuất kinh doanh của ngành, của địa phương. Đây là căn cứ cho sự tồn tai lâu dài của dự án.
- Nhu cầu về mặt hàng hoặc dịch vụ mà dự án sản xuất đối với các thị trường trong nước hoặc trên thế giới.
- Hiện trạng của sản xuất và cung cấp dịch vụ, mặt hàng đó trong nước và trên thế giới. Thị trường cho sản phẩm tồn tại trong khoảng thời gian là phải tương đối dài, ít nhất là đủ cho đến thời gian thu hồi vốn. Nếu sản phẩm sản xuất ra mà không có thị phần hoặc thời gian thu hồi vốn là không đủ thì dự án sẽ phá sản.
- Tiềm năng sẵn có về tải nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính và các mối quan hệ… có thể khai thác và chiếm lĩnh được thị phần trên thị trường trong nước và trên thế giới. Những mặt lợi thế so sánh với các doanh nghiệp sản xuất trong nước và trên thế giới. Đây là một trong những yếu tố tạo nên tính cạnh tranh cho sản phẩm về mặt giá cả.
- Những kết quả thu được về mặt tài chính, kinh tế-xã hội từ việc thực hiện dự án.
Việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là bước đầu xác định các thông tin cho dự án, liệu việc thực hiện dự án có phù hợp với tình hình hiện tại hay không.
Giai đoạn này không gây nhiều tốn kém, những nó là bước cần thiết để đi tiếp vào việc nghiên cứu các bước tiếp theo.
+ Nội dung công việc thực hiện trong bước nghiên cứu tiền khả thi:
- Nghiên cứu các khía cạnh về pháp luật, điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng như thế nào đến quá trình khai thác và vận hành dự án trong tương lai.
Ngoài ra còn xác định các nguồn đầu vào cho dự án trong quá trình hoạt động, như: quy hoạch phát triển kinh tế của vùng, nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên liệu, lao động cho dự án trong tương lai
- Nghiên cứu phân tích thị trường, dự báo khả năng xâm nhập thị trường đối với sản phẩm của dự án.
- Nghiên cứu kỹ thuật: bao gồm các vấn đề lựa chọn hình thức đầu tư, quy mô, phương án sản xuất, quy trình công nghệ, lựa chọn và dự tính nhu cầu, chi phí cấn thiết cho dự án.
- Nghiên cứu tổ chức quản lý và nhân sự của dự án: tổ chức cac phòng ban, số lượng lao động trực tiếp, gián tiêp, chi phí đào tạo tuyển dụng và chi phí hàng năm.
- Nghiên cứu khía cạnh tài chính: dự tính tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn và điều kiện huy động vốn, dự tính một số khía cạnh về chỉ tiêu cho dự án (thu nhập thuần, thời gian hoàn vốn, lợi nhuận thuần…)
- Nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội: Dự tính một số chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp của dự án cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (giải quyết việc làm cho bao nhiêu lao động, đóng góp bao nhiêu cho ngân sách Nhà nước…).
Nghiên cứu tiền khả thi là bước cụ thể hơn về khả năng cho phép thực hiện hay không thực hiện dự án. Nó là bước trung gian giữa bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu khả thi.
+ Nội dung của việc nghiên cứu khả thi:
- Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện của dự án đầu tư.
- Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hoặc các hoạt động dịch vụ của dự án.
- Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án.
- Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án.
- Phân tích khía cạnh tài chính của dự án.
- Phân tích khí cạnh kinh tế xã hội của dự án.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tư vấn XDNN &
PTNT Hà Nam
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm (2010 – 2012) Đơn vị tính: VN đồng
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2012- 2011 Doanh thu 2.576.415.000 4.103.540.000 5.625.530.000 27,06 % Giá vốn hàng
bán 1.685.675.000 2.812.596.000 3.168.009.000 11,22 % Tổng chi phí 875.483.000 1.245.892.000 2.385.264.000 47,77 % Lãi trước thuế 15.257.000 45.052.000 72.257.000 37,65 %
Lãi sau thuế 10.986.000 32.438.000 52.025.000 37,65 % Nộp ngân sách 4.271.000 12.614.000 20.232.000 37,65 %
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
0,43 % 0,79 % 0,93 % 0,14 %
Tiền lương bình quân một người
trên tháng
1.560.000 2.185.000 3.050.000 28,36 %
(Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD năm 2010 - 2011 - 2012) Căn cứ vào bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2010-2012 Công ty luôn làm ăn có lãi. Tổng doanh thu năm 2012 là 5.625.530.000 đồng, tăng 27,06 % so với năm 2011. Mặc dù tổng doanh thu tăng song không đạt so với kế hoạch Công ty đã đề ra, nguyên nhân là do:
- Năm 2012 trong bối cảnh chung của toàn Ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn, việc giải ngân chỉ đạt khoảng 70-80% so với kế hoạch vốn được giao.
- Nhiều dự án kết cấu thiết kế và quy mô phức tạp, đa dạng … đã làm chậm tiến độ như một số dự án trọng điểm của Công ty đang triển khai là: Dự án Cải tạo, nâng cấp Trường Cao đẳng nghề công nông nghiệp, Dự án nâng
cấp Bệnh viện Duy Tiên, Dự án đường sơ tán dân kết hợp chắn nước núi huyện Thanh Liêm, Dự án nạo vét sông Châu Giang …
- Thời gian phê duyệt, bổ sung khối lượng phát sinh, đơn giá, điều chỉnh hợp đồng… làm thay đổi mức đầu tư của dự án thường bị kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ.
Mặc dù vậy nhưng nhìn vào báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ở trên cho thấy:
- Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch Ban giám đốc Cụng ty đề ra. Lợi nhuận hàng năm tăng lờn rừ rệt. Tỷ suất lợi nhuận năm 2012 cao hơn so với năm 2011 là 0,14 %.
- So với giá trị sản lượng thực hiện và doanh thu: toàn bộ vốn huy động để phục vụ cho SXKD của Công ty đều đúng mục đích, công tác nghiệm thu, thanh toán kịp thời, quay vòng vốn nhanh, tạo được uy tín với các chủ đầu tư và dần khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.
Như vậy qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh có thể thấy Công ty trong năm qua hoạt động mang lại hiệu quả tốt, có ảnh hưởng tốt làm tăng tiền lương bình quân của người lao động giúp cho người lao động dần ổn định cuộc sống và thêm gắn bó với Công ty hơn. Năm 2012 tiền lương bình quân của người lao động trong Công ty là 3.050.000 đồng/người/tháng, tăng 28,36
% so với mức tiền lương bình quân năm 2011. Đây là điều đáng mừng cho những người lao động trong Công ty.