Nội dung chủ yếu của hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng thể hiện trong bảng biểu sau:
+) Nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư +) Lập báo cáo sơ bộ
+) Lập dự án đầu tư
+) Lập hồ sơ xin phép xây dựng +) Thẩm định dự án đầu tư Chuẩn bị đầu tư
+) Chuẩn bị xây dựng
+) Tư vấn đầu thầu thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp công trình
+) Tư vấn về pháp luật xây dựng và hợp đồng kinh tế
+) Xác định giá xây dựng, giá tư vấn xây dựng phục vụ cho việc ký kết hợp đồng
+) Quản lý dự án
+) Thiết kế quy hoạch tổng thể mặt bằng +) Khảo sát xây dựng
+) Thiết kế công trình
+) Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công công trình
Tổ chức thi công xây
dựng
+) Thẩm định tổng dự toán công trình kèm theo thiết kế kỹ thuật công trình
+) Tư vấn giám sát thi công, báo cáo tiến độ và chất lượng
+) Tư vấn đánh giá trình độ và giá trị công nghệ được chuyển giao
Thực hiện đầu tư
Tư vấn giám định
công trình +) Trang trí nội, ngoại thất có tính chất nghệ thuật đặc biệt
+) Tư vấn lập hồ sơ hoàn công, nghiệm thu và bàn giao công trình
Khai thác đưa công trình vào sử dụng
+) Bàn giao công trình đưa vào sử dụng
Quá trình tư vấn đầu tư và xây dựng bao gồm các bước sau:
TT Giai đoạn Nội dung công việc
+) Những tiếp xúc đầu tiên với khách hàng +) Chuẩn đoán sơ bộ vấn đề
+) Lập kế hoạch vụ việc tư vấn
+) Kiến nghị vụ việc tư vấn với khách hàng 1 Nhập cuộc
+) Hợp đồng tư vấn +) Tìm hiểu sự việc
+) Phân tích tổng hợp sự việc 2 Chuẩn đoán
+) Khảo sát chi tiết các vấn đề +) Xây dựng các giải pháp
+) Đánh giá các giải pháp có thể thay thế +) Kiến nghị với khách hàng
3 Lập kế hoạch hành động
+) Lập kế hoạch thực hiện +) Trợ giúp thực hiện +) Kiến nghị điều chỉnh 4 Thực hiện
+) Đào tạo +) Đánh giá
+) Báo cáo cuối cùng +) Giải quyết các cam kết +) Các kế hoạch tiếp tục về sau 5 Kết thúc
+) Chấm dứt
Giai đoạn nhập cuộc là giai đoạn đầu tiên trong bất kỳ quá trình tư vấn nào. Trong giai đoạn này nhà đầu tư và các chuyên gia tư vấn gặp nhau tìm hiểu về vấn đề cần đầu tư và phạm vi cần thực hiện tư vấn;
Giai đoạn chuẩn đoán là giai đoạn tác nghiệp đầu tiên. Các chuyên gia tư vấn đi sâu nghiên cứu chi tiết mà khách hàng quan tâm, cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết để quyết định cách thức hướng công việc vào giải quyết vấn đề;
Tiếp theo của quá trình tư vấn là giai đoạn lập kế hoạch hành động.
Nền tảng của lập kế hoạch hành động có hiệu quả đặt ngay trong công tác chuẩn đoán có hiệu quả hay không. Giai đoạn này bao gồm công việc triển khai một hay nhiều giải pháp cho vấn đề được chuẩn đoán;
Việc thực hiện giai đoạn 4 là sự phối hợp chung cao độ của nhà tư vấn và khách hàng. Nếu không có giai đoạn thực hiện thì quá trình tư vấn không được coi là hoàn thành;
Bước sang giai đoạn 5 là giai đoạn cuối cùng của quá trình tư vấn.
Trong giai đoạn này khi mà công việc đã hoàn thành thì vai trò của chuyên gia tư vấn không còn cần thiết nữa và phần việc tư vấn kết thúc.
Những quy định về điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng
1.2.1. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc thực hiện
2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thiết kế xây dựng công trình;
- Khảo sát xây dựng công trình;
- Thi công xây dựng công trình;
- Giám sát thi công xây dựng công trình;
- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
- Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận.
3. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
4. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể.
6. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng
trong phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.
8. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc.
1.2.2. Chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề được quy định theo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ hành nghề phải nờu rừ phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng do Giám đốc Sở xây dựng cấp. Giám đốc Sở xây dựng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giúp Giám đốc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng theo quy định.
1.3. Những quy định về thiết kế và các hình thức quản lý dự án đầu tư