Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra viên

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 89 - 92)

2 Vốn các chương trình mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu

3.2.4.1.Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra viên

Trước khi thực hiện đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra viên, cần có cơ chế đánh giá năng lực của công chức trong ngành để xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nhằm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, tạo được đội ngũ công chức trong tương lai đáp ứng được yêu cầu mà thực tế của ngành đặt ra, từ đó xác định nội dung, chương trình phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

Cần phải gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng công chức. Khi sử dụng đúng người, đúng chuyên môn không những nâng cao được hiệu quả công

việc, cá nhân phát huy được năng lực của mình mà còn tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu của công chức. Đó chính là sự trọng dụng kiến thức, kỹ năng có được của công chức. Ngược lại sử dụng công chức không đúng quy hoạch đào tạo, sẽ là sự lãng phí lớn về chi phí đào tạo bồi dưỡng, về nguồn nhân lực. Trong thực tế do nhu cầu nhân lực của ngành nhiều nhưng khó tuyển dụng nhất là ở tuyến tỉnh, huyện, vì thế nên việc sử dụng công chức trái ngành nghề vẫn còn xảy ra, chưa phát huy hết năng lực chuyên môn của công chức và công chức ít nhiều còn gặp khó khăn khi thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, cần tạo điều kiện cho công chức được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế trong ngành, đó là điều kiện để công chức có thể tiếp cận thực tiễn và bổ sung những hụt hẫng trong kinh nghiệm và kiến thức của mỗi công chức.

3.2.4.2. Đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo bồi

dưỡng trong ngành

Hiện nay, đối với công chức ngành Thanh tra đã có Trường cán bộ thanh tra bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên, cần đưa vào chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản đối với những công chức mới vào ngành Thanh tra về những lĩnh vực như: Xây dựng cơ bản, tài chính, quản lý đất đai, tài chính - tín dụng,... là những lĩnh vực mà thanh tra thường xuyên tiếp cận. Cần trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ năng, những kinh nghiệm thanh tra, những ứng xử cần thiết trong quá trình thanh tra...

Hiện nay các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức còn nặng về lý thuyết, giảng dạy còn chung chung, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực, nội dung giảng dạy chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của công chức. Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng có nghĩa là đổi mới theo hướng chuyên sâu vào các chương trình giảng dạy, đặt ra các tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế để học viên tự giải quyết nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc

của công chức, tránh tình trạng học lý thuyết suông, không gắn liền với thực tế, không được thực hành nên cảm thấy nhàm chán. Nội dung chương trình giảng dạy cần cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngoài nước, giúp học viên có được cái nhìn thực tế mới mẻ, thực tiễn và có thể áp dụng vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy có vai trò rất lớn trong quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho người đi học.

3.2.4.3. Xây dựng các hình thức khen thưởng, kỷ luật hợp lý nhằm tạo động lực để cán bộ thanh tra phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ

Ngoài việc nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp đào tạo, để nâng cao năng lực của công chức trong ngành còn có các giải pháp khác như: khen thưởng, kỷ luật, nhằm tạo động lực để công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; kiểm tra thanh tra thường xuyên trình độ, kỹ năng của công chức, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, tránh tình trạng gửi gắm vào làm dù không có trình độ,...Có thể tổ chức các cuộc thi về kiến thức và kỹ năng cho công chức trong ngành để tạo môi trường làm việc hòa đồng, năng động, vui vẻ, vừa kiểm tra được năng lực cá nhân hay tập thể của mỗi đội tham gia.

Nâng cao năng lực của công chức ngành Thanh tra chúng ta không thể nói suông hoặc kêu gọi trong khi đời sống vật chất của họ còn quá nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các giải pháp cần gắn liền với các chính sách đãi ngộ, cải thiện tiền lương cho công chức trong ngành, có như vậy mới tạo động lực cho đội ngũ này phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thanh tra các cấp, trưởng đoàn và thành viên đoàn thanh tra các cấp. Hiện nay chưa có qui chế qui định một cách khoa học về việc bố trí cán bộ làm trưởng đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra, nên trong thực tế có khi cán bộ chưa là thanh tra viên cũng được bố trí làm

trưởng đoàn, phó trưởng đoàn. Về lâu dài ở cấp Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ cần có một đội ngũ cán bộ có ngạch thanh tra viên cao cấp (vấn đề này hiện nay còn phụ thuộc vào sự phân bổ theo chỉ tiêu hàng năm của Bộ Nội vụ chứ chưa theo yêu cầu công việc mang tính đặc thù của ngành); cấp tỉnh có một số cán bộ thanh tra viên cao cấp và phần đông là thanh tra viên chính. Trưởng đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ phải là thanh tra viên cao cấp, trước mắt không đủ thanh tra viên cao cấp thì ít nhất là thanh tra viên chính. Trưởng đoàn thanh tra cấp tỉnh phải có ngạch thanh tra viên chính, nếu thiếu thanh tra viên chính thì bố trí thanh tra viên, cấp huyện từ thanh tra viên trở lên. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên thanh tra ở các cấp có chuyên môn giỏi. Các cuộc thanh tra lớn liên ngành chuyên sâu, phức tạp cần trưng tập các cộng tác viên là những chuyên gia đầu ngành để tham gia đoàn thanh tra khi cần thiết

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 89 - 92)