Vốn ngân sách đầu tư

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 52)

tập trung 51.188 94.759 55.668 54.843 65.802 66.533 2 Vốn các chương trình mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu 16.340 30.228 26.354 26.264 28.325 30.287 3 Vốn tín dụng, vốn vay 30.272 58.541 36.451 30.548 40.589 41.256 4 Vốn ODA 87.250 113.272 112.327 106.345 192.324 204.324 5 Tổng 185.050 296.800 230.800 218.000 327.040 342.400

(Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ)

Vốn đầu tư trong lĩnh vực giao thông tăng dần qua các năm từ năm 2005 đến năm 2010. Cụ thể năm 2005 tổng vốn đầu tư ngân sách vào lĩnh vực giao thông là 185.050 triệu đồng, trong đó vốn ODA là 87.250 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,15% tổng vốn ngân sách đầu tư vào lĩnh vực giao thông, vốn đầu tư ngân sách tập trung cao thứ hai với 51.188 triệu đồng chiếm 27,66% tổng vốn ngân sách đầu tư vào lĩnh vực giao thông, số còn lại là vốn tín dụng và vốn từ các chương trình mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu. Năm 2010 thì tổng vốn ngân sách đầu tư vào lĩnh vực giao thông thủy lợi đã là 342.400 triệu đồng, tăng gần hai lần so với năm 2005, trong đó vốn ODA chiếm tỷ trọng lớn với 204.324 triệu đồng chiếm 59,7%, còn lại là các loại vốn khác.

Đến nay, hầu hết các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh đã và đang được nâng cấp: hoàn thành đầu tư 659 Km tỉnh lộ, 7330 km đường giao thông nông thôn (4160 km đường bê tông, 3170 km đường nhựa),100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã.

So với những năm trước đây, hệ thống giao thông đường bộ đã được đầu tư với tốc độ khá nhanh, tạo được mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ, tăng cường sự gắn kết với các tỉnh bạn (Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hà Nội, Hoà

Bình,…) với các huyện và giữa huyện với các xã. Nhu cầu đi lại của nhân dân và lưu thông hàng hoá được cải thiện (Số liệu cụ thể thể hiện ở Bảng 2.5)

Bảng 2.5: Một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực giao thông được đầu tư từ vốn ngân sách

STT Tên chương trình,

dự án Địa điểm đầu tư

Quy mô, công suất

Hình thức đầu tư

1 Cải tạo, nâng cấp đường Chiến Thắng Sông Lô

Việt Trì, Phù Ninh, Đoan

Hùng 62 km ODA

2 Cải tạo nâng cấp các tuyến đường tỉnh lẻ

Trên địa bàn các huyện

thuộc vùng dự án 403 km ODA

3 Nâng cấp đường nội

thị- thành phố Việt Trì Việt Trì 186 km ODA

4 Nâng cấp đường thị xã

Phú Thọ Thị xã Phú Thọ 80 km ODA

5 Nâng cấp đường huyện

lỵ và đường liên huyện Huyện lỵ các huyện 100 km ODA

6 Đường Phù Lỗ- Ghềnh Phù Ninh ODA

7 Cải tạo, nâng cấp cảng Việt Trì, Bãi Bằng Việt Trì, Phù Ninh Công suất bốc xếp 3-5 triệu tấn/năm ODA

8 Đầu tư xây dựng mới

cảng Yến Mao Thanh Thuỷ

Công suất bốc xếp 1 triệu tấn/năm ODA 9 Di chuyển đường sắt ra khỏi thành phố Việt Trì, xây dựng ga Thuỵ Vân

Việt Trì ODA

2.2.4.2. Đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy lợi

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp của tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2005-2010

(đơn vị: triệu đồng)

STT Tên nguồn vốn 2005 2006 2007 2008 2009 2010

đầu tư tập trung 9 8 2 Vốn các chương trình mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu 16.457 11.289 14.48 1 16.772 17.48 2 18.428 3 Vốn tín dụng, vốn vay 8.578 9.481 7.895 9.254 12.68 8 9.578 4 Vốn ODA 18.67 3 15.47 8 17.432 19.785 22.742 26.142 5 Tổng 54.58 7 47.68 0 53.00 0 55.42 0 63.69 0 70.254

Từ Bảng 2.6 trên cho thấy, vốn đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy lợi tăng đều qua các năm. Trong đó, vốn ODA chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể trong năm 2005, tổng số vốn ngân sách đầu tư vào lĩnh vực này là 54.587 triệu đồng, trong đó vốn ODA là 18.673 triệu đồng chiếm 34,2% còn lại là các loại vốn vốn khác. Qua các năm, vốn đầu tư vào lĩnh vực này cũng tăng dần. Đến năm 2010, tổng vốn ngân sách đầu tư vào nông, lâm nghiệp và thủy lợi đã là 70.254 triệu đồng, trong đó vốn ODA là 26.142 triệu đồng chiếm 37,2%. Còn lại là vốn ngân sách đầu tư tập trung và các loại vốn ngân sách khác.

Bằng các nguồn vốn đầu tư, đã bố trí cải tạo nâng cấp được 146 công trình, hồ đập đầu mối, 23 dự án thuỷ lợi tưới vùng đồi, 517 Km kênh mương các loại, tăng thêm 5560 ha được tưới tiêu chủ động . Hệ thống các công trình thuỷ lợi hiện có đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 61,2% diện tích cây trồng, trong đó diện tích lúa đạt 87,6%. Trung tâm giống cây lương thực, giống gia súc được chú trọng đầu tư, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu giống cho sản xuất.

Về hệ thống đê, kè: Các tuyến đê sông hiện có cơ bản đáp ứng được yêu cầu chống lũ hàng năm. Nhưng do thời tiết diễn biến phức tạp, nước sông lên xuống thất thường làm thay đổi chế độ dòng chảy, gây sạt lở bờ vở sông ở

nhiều đoạn, hiện có trên 60 km bờ sông bị sạt lở (chiếm 16 % chiều dài đê sông), đến nay mới xử lý được 25 km.

Bảng 2.7: Một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp được đầu tư từ vốn ngân sách

STT Tên chương trình, dự án Địa điểm đầu tư Hình thứcđầu tư

1 Xây dựng các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ

Các xã miền núi, có điều kiện xây dựng thuỷ điện Vốn ngân sách tập trung 2 Nạo vét lòng sông Đà và kè chân đê

Tam Nông, Thanh

Thuỷ ODA

3 Nước sạch nông thôn Các xã ODA

4 Xử lý thoát nước thải, và chất thải rắn

Việt Trì, Thị xã Phú

Thọ ODA

5 Nhà máy cung cấp nước sạch cho thị trấn

Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Sơn, Yên Lập

ODA

6

Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch khu vực thị tứ và nông thôn trong tỉnh

Thị tứ và trung tâm dân cư ở các huyện và khu vực nông thôn

ODA

2.2.4.3. Đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, giáo dục đào tạo, xây dựng dân dụng, văn hóa thể thao dựng dân dụng, văn hóa thể thao

Bảng 2.8: Bảng tổng hợp vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, xây dựng dân dụng của tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2005-2010

(đơn vị: triệu đồng)

STT Tên nguồn vốn 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lĩnh vực công nghiệp

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w