2 Vốn các chương trình mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu
2.3.2. Thực trạng xây dựng và bổ sung quy trình thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước qua các năm từ 2005-
vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước qua các năm từ 2005-2010 của tỉnh Phú Thọ
Trước khi tiến hành thanh tra thì phải xây dựng quy trình thanh tra hợp lý với từng lĩnh vực. Cụ thể với hoạt động thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2005-2010 của tỉnh Phú Thọ thì công tác thanh tra được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn và phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra thảo luận dự thảo kế hoạch thanh tra. Những ý kiến khác nhau phải được báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét trước khi phê duyệt. Sau đó, Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.
Bước 2: Tiến hành thanh tra
* Thanh tra về trình tự, thủ tục pháp luật về đầu tư và xây dựng:
Thanh tra hồ sơ pháp lý của dự án liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng. Cần đối chiếu danh mục văn bản pháp lý và các quy định có trong hồ sơ của dự án so với quy định hiện hành của Nhà nước, như: Luật
Xây dựng kế hoạch thanh tra
Tiến hành thanh tra
Kết thúc và lập báo cáo thanh tra
Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành để xác định các bước tiến hành chuẩn bị đầu tư không đúng quy định. Đối chiếu với thời gian ban hành văn bản quyết định đầu tư, duyệt dự toán, thời điểm ký kết hợp đồng thi công xây lắp, thời gian khởi công, nghiệm thu, kế thúc...để xem xét các trường hợp không chấp hành trình tự, thủ tục về thời gian hoặc có sự mâu thuẫn về trình tự thời gian. Từ đó, có cơ sở xem xét, kết luận các sai phạm như: Ký kết hợp đồng khi chưa có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền; thi công khi chưa có dự toán thiết kế được duyệt; nghiệm thu thanh toán trước khi có khối lượng hoàn thành...
* Thanh tra việc chấp hành quy định về trình tự và nguyên tắc phê duyệt dự toán; lập thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán, thiết kế kỹ thuật:
Để phát hiện sai phạm này cần nắm vững các quy định về thiết kế xây dựng công trình, thẩm định thiết kế, tổng dự toán, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán được quy định trong Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng các công trình đầu tư.
Khi thanh tra cần yêu cầu cung cấp hồ sơ pháp lý cụ thể như: tài liệu khảo sát chi tiết, Báo cáo tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định đầu tư, thiết kế dự toán được duyệt, các tập đơn giá riêng từng công trình.
* Thanh tra việc đền bù, giải phóng mặt bằng:
Nhiều công trình có giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng lớn trong dự toán được duyệt. Nhiều công trình có khối lượng lớn về thu hồi vật liệu, nguyên liệu do phá dỡ công trình cũ, một phần có thể đưa vào công trình mới, còn lại có thể thanh lý để sử dụng vào mục đích khác. Tuy nhiên, việc thanh tra đối với nội dung này chưa được triển khai thực hiện trong thời gian qua.
* Thanh tra về quản lý chất lượng công trình:
Đây là một khâu quan trọng trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm làm cho công trình thoả mãn các tính năng cụ thể, đảm bảo về hiệu quả
đầu tư, tính ổn định, an toàn, tiện nghi, thẩm mỹ, môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm có liên quan.
Việc thanh tra đối với công tác quản lý chất lượng công trình gồm: - Quản lý chất lượng đối với công tác tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn thiết kế xây dựng: Kiểm tra việc thực hiện xét duyệt nội bộ từng đồ án. Theo quy định, mỗi đồ án thiết kế phải có chủ nhiệm đồ án chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về chất lượng và hiệu quả của đồ án đó.
- Kiểm tra xem tổ chức tư vấn nhận thầu lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công và lắp đặt thiết bị, kiểm tra chất lượng xây dựng hay quản lý thực hiện dự án có trong giới hạn chứng chỉ hành nghề hay không?
- Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng, nghiệm thu và thanh toán giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn.
Các tài liệu để kiểm tra chất lượng gồm: các chứng chỉ kỹ thuật, phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu, máy móc thiết bị sử dụng trong dự án; các kết quả thí nghiệm cốt thép, mác bê tông, kết quả thí nghiệm chất lượng của biện pháp gia cố nền, thử sức chịu tải của cọc, kết quả thí nghiệm đất đá, kết quả thí nghiệm mối hàn, liên kết bu lông cường độ cao của kết cấu thép...., các hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán vật tư, xuất nhập vật tư, nhật ký công trình, phân công giám sát, hợp đồng giao thầu....
Tuy nhiên, trên thực tế việc thanh tra nội dung này đối với nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát cũng như việc sử dụng máy móc thiết bị để kiểm tra tại hiện trường còn hạn chế và ít được thực hiện.
* Thanh tra việc nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành (khối lượng và đơn giá thanh toán):
+ Thanh tra tính chính xác của khối lượng đã nghiệm thu, thanh toán: - Đối chiếu với các biên bản nghiệm thu chi tiết về mặt thời gian, thời gian lập bảng thanh toán khối lượng lập phiếu giá hoặc quyết toán với nhật ký
công trình, với thời gian xuất nhập vật tư thiết bị sử dụng và các tài liệu khác để phát hiện trình tự nghiệm thu từng phần việc chi tiết có thể không đúng với các khối lượng che khuất.
- Đối chiếu các tài liệu thí nghiệm, kiểm tra chất lượng, nhật ký công trình, chứng chỉ kỹ thuật, chủng loại vật tư theo thiết kế, dự toán và mẫu vật tư khi đấu thầu với chủng loại vật tư sử dụng trong thực tế, để phát hiện trường hợp sử dụng vật tư thiết bị không đúng thiết kế, nghiệm thu không đúng chất lượng, chủng loại vật tư thiết bị sử dụng cho công trình.
- Đối chiếu khối lượng nghiệm thu với khối lượng dự toán trúng thầu và hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt.
- Đối chiếu khối lượng nghiệm thu với thiết kế dự toán và hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt ( đối với chỉ định thầu), để phát hiện khối lượng nghiệm thu không đúng thiết kế, dự toán, khối lượng nghiệm thu khống.
+ Thanh tra việc áp dụng đơn giá trong thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán công trình:
- Đối chiếu đơn giá thanh toán với đơn giá trúng thầu để xác định việc thanh toán sai đơn giá.
- Đối chiếu đơn giá thanh toán với đơn giá dự toán được duyệt, thông báo giá của địa phương trong từng thời kỳ thi công dự án (đối với chỉ định thầu) để phát hiện thanh toán không đúng đơn giá.
Bước 3: Kết thúc và lập báo cáo thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải bám sát nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra, nêu rõ những nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành, chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với những vi phạm, đưa ra những kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm, nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý.
Các hoạt động thanh tra vốn xây dựng sử dụng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2005-2010 đều được thực hiện theo quy trình chung. Tuy nhiên quy trình trên vẫn còn sơ sài, chưa cụ thể đối với từng dự án, từng giai đoạn xây dựng vì vậy cần phải bổ sung cho chi tiết và phù hợp hơn với từng dự án và từng giai đoạn.