Dự báo xu hướng đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh phú Thọ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 68 - 71)

2 Vốn các chương trình mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu

3.1.2. Dự báo xu hướng đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh phú Thọ trong thời gian tới.

của tỉnh phú Thọ trong thời gian tới.

* Phát triển mạng lưới đường bộ

+ Mục tiêu chung: tăng cường năng lực cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và từng bước đầu tư hoàn thiện, hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

+ Mục tiêu cụ thể: Giai đoạn 2010-2020:

Đường tỉnh lộ: cải tạo, nâng cấp, nhựa hóa 100% và đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp V.

Đường huyện: cải tạo, nâng cấp, đến năm 2010 nhựa hóa đạt 40% đến 2020 đạt 100% và đạt tiêu chuẩn đường cấp V, cấp VI.

Đường đô thị: tập trung cải tạo, nâng cấp các trơc đường hướng tâm và trục chính đưa thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ đạt tiêu chuẩn cấp đường đô thị.

Đường giao thông nông thôn: tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường loại A, B (tiêu chuẩn (GTNT) và mặt đường bằng vật liệu cứng đạt 30% và đến 2020 đạt 70%.

* Phát triển mạng lưới đường sông

- Tập trung nạo vét các tuyến sông chính (Sông Lô, Sông Hồng, Sông Đà) đảm bảo đến năm 2020 đạt được các tiêu chuẩn sau: đoạn Hà Nội – Việt Trì đạt cấp II, Việt Trì - Lào Cai đạt cấp III với khả năng vận chuyển 3-4 triệu tấn/năm. Đoạn Việt Trì- Hòa Bình đạt cấp III,IV và Việt Trì - Tuyên Quang đạt cấp III với khả năng vận chuyển 2-3 triệu tấn/năm.

- Nâng cấp cảng Việt Trì có công suất bốc xếp lên 1 triệu tấn/năm, cảng Bãi Bằng lên 800.000 tấn/năm. Xây dựng cảng huyện, thị xã Phú Thọ với công suất 100.000 tấn/năm và các bến sông chuyên dùng Việt Trì, Đoan Hùng, Vĩnh Chân,...

* Phát triển mạng lưới hạ tầng nông lâm nghiệp

+ Trọng điểm đầu tư là mở rộng qui mô các trung tâm giống cây trồng vật nuôi. Nâng cấp các công trình thủ lợi hiện có. Kiên cố hóa kênh mương, giải quyết nước tưới cho vùng đồi, vùng cây công nghiệp và nước tưới cho các nhu cầu khác. Trước hết khai thác có hiệu quả các công trình hiện có và xây dựng mới hệ thống thủy lợi 12 xã thuộc huyện Hạ Hoà, 5 xã thuộc huyện Thanh Ba. Củng cố hệ thống hồ, đập Thanh Sơn, Yên Lập, củng cố hệ thống cống tự chảy, các bờ bao, hệ thống đê sông bảo đảm an toàn mùa mưa lị, báo động phòng chống thiên tai...

* Phát triển mạng lưới cấp điện

Những năm qua được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã có nhiều cố gắng đầu tư phát triển điện đi trước một bước đến năm 2003 tất cả 12 huyện, thị, thành, đều có lưới điện quốc gia, 100% số xã đã có điện, tỷ lệ dân số được dùng điện đạt 80% là một trong những tỉnh khá về giải quyết điện của các tỉnh vùng miền núi phía Bắc. Góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên một số công trình được xây dựng đã lâu, nay đã hư hỏng xuống cấp cần thay thế, đồng thời đáp ứng được việc cung cấp điện ngày càng tăng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống, cần đầu tư mở rộng trạm 220 KV Vân Phố, xây mới 4 trạm 110 KV Thanh Sơn, Phú Thọ, Vân Phú, Bạch Hạc và đường dẫn 35 KV từ Thanh Sơn đi Tam Nông, từ Vân Phú đi Phù Ninh. Cải tạo 603 km đường dây 110 KV và các đường dây trung thế hiện có. Đầu tư tu sửa, nâng cấp những công trình đã xuống cấp, xây mới trạm 220/110 dung lượng 2 x 125 MVA ở phía Bắc thành phố Việt Trì và 3 trạm 110/35 tại Đồng Xuân - Thanh Ba, Phố Vàng, Yến Mao - Thanh Sơn, 560 km đường dây dẫn 3335 KV, trong 200 km đi các huyện và 360 km đường nhánh đến các trạm. Cải tạo và nâng cấp 260 km, đường dây dẫn loại 6 KV và 10 KV lên 22 KV và 35 KV, 160 trạm hạ thế và 325 km đường hạ thế và phấn đấu mỗi khu, cụm công nghiệp, làng nghề tập trung có 1 trạm biến thế riêng.

* Phát triển mạng lưới cấp, thoát nước

Trong những năm qua tỉnh đã có nhiều cố gắng đầu tư cấp nước sinh hoạt thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các trung tâm huyện và một số vùng nông thôn, tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch đến năm 2004 đạt 75%. Nhưng do đáp ứng yêu cầu cấp nước ngày càng tăng, phải mở rộng các thành phần kinh tế tham gia, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Đối với thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các khu công nghiệp tập trung phải bảo đảm việc cấp nước sạch thường xuyên và giải quyết nước thải, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Đối với khu vực nông thôn phát triển hệ thống cấp nước theo nhiều quy mô phù hợp với địa hình từng xã. Đồng thời càng phải chú ý đầu tư hệ thống thải nước cho những khu vực đông dân cư, vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Phấn đấu đến 2015: 100% dân cư nông thôn được dùng nước sạch. Không còn ngập úng ở đô thị và nông thôn vào mùa mưa, không còn thải nước bừa bãi như hiện nay.

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w