2 Vốn các chương trình mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thanh tra về sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ
dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
Hoạt động thanh tra tại tỉnh Phú Thọ về sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trong thời gian qua đã được tổ chức và thực hiện theo quy trình, tuy nhiên quy trình đó vẫn chưa cụ thể và chưa phù hợp. Cần xây dựng quy trình phù hợp và cụ thể hơn. Các quy trình thanh tra cần bổ sung trách nhiệm thực hiện của từng đối tượng thanh tra cùng với trình tự thực hiện các bước công việc, tài liệu căn cứ để thực hiện các bước công việc đó, kết quả cần đạt được là gì và thời gian cụ thể cũng như thời gian lũy kế để thực hiện từng bước công việc thanh tra cũng như toàn bộ quá trình thanh tra. Cần xây dựng sơ đồ tác nghiệp thanh tra cho từng hoạt động thanh tra theo các giai đoạn cụ thể.
Ví dụ: về xây dựng Bảng sơ đồ tác nghiệp thanh tra cho thanh tra tỉnh Phú Thọ thực hiện công tác thanh tra hoạt động sử dụng vốn ngân sách (theo Bảng 3.0 trang 93)
Bước 1, bước 2 và bước 3: Xây dựng, Ban hành quyết định thanh tra và phê duyệt kế hoạch thanh tra:
Trên cơ sở các căn cứ:
- Chương trình, kế hoạch Thanh tra đã được phê duyệt ; các văn bản yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh;
- Chức năng, nhiệm vụ đã phân công cho các phòng chuyên môn theo quy chế hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh
- Báo cáo kết quả thu thập thông tin của cán bộ được giao...
Người được giao làm trưởng Đoàn thanh tra trình dự thảo kế hoạch thanh tra lên người có thẩm quyền (Phó Chánh thanh tra phụ trách lĩnh vực) xem xét và phê duyệt.
Thời gian thực hiện các bước từ bước 1 đến bước 3 là 3 ngày.
Bước 4: Gửi và công bố QĐ thanh tra, triển khai thanh tra:
Sau khi Quyết định thanh tra được ban hành, chậm nhất là 05 ngày Trưởng đoàn thanh tra phải gửi Quyết định thanh tra cho đối tượng thanh tra (trừ trường hợp thanh tra đột xuất).
Việc công bố Quyết định thanh tra phải lập thành biên bản (theo mẫu và thể thức của Biên bản) có xác nhận của các bên liên quan. Trường đoàn thanh tra phân công cán bộ thanh tra thực hiện việc lập biên bản công bố Quyết định thanh tra.
Thời gian thực hiện Bước 4 là 3 ngày (Trường hợp đặc biệt không quá 15 ngày).
Bước 5: Trực tiếp tiến hành thanh tra:
Căn cứ vào Quyết định thanh tra, Kế hoạch thanh tra, tình hình thực tế và khả năng chuyên môn của các thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phân công các thành viên đoàn thanh tra thực hiện các nghiệp vụ thanh tra theo từng nội dung thanh tra.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra như:
+ Yêu cầu đơn vị được thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra;
+ Nghiên cứu tài liệu, chứng từ, phân tích, so sánh, đối chiếu... làm rõ nội dung được thanh tra.
+ Tiến hành xác minh thực tế để bổ sung cho kết quả kiểm tra hồ sơ, tài liệu; + Kết luận các nội dung được thanh tra, kiến nghị biện pháp xử lý.
Người ra Quyết định thanh tra nghe báo cáo tiến độ thanh tra: Tuỳ tình hình cụ thể của từng cuộc thanh tra, Người ra quyết định thanh tra hoặc tập thể Lãnh đạo Thanh tra tỉnh sẽ họp với toàn đoàn thanh tra, nghe báo cáo tiến độ thanh tra theo kế hoạch đã định và yêu cầu của người ra quyết định thanh tra. Thông thường các cuộc thanh tra theo chương trình kế hoạch đã được phê duyệt có thể báo cáo tiến độ thanh tra từ 2 lần trở lên: Lần 1: Sau khi tiến hành thanh tra tại đơn vị từ 15-20 ngày, lần 2: Trước khi kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị .
Việc báo cáo tiến độ thanh tra với tập thể Lãnh đạo được thực hiện bằng văn bản; gồm các nội dung sau:
- Tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo các nội dung thanh tra đến ngày báo cáo; Kết quả thanh tra các nội dung, dự kiến công việc tiếp tục thực hiện trong thời gian tới;
- Các khó khăn, vướng mắc, đề xuất biện pháp giải quyết (theo quyền hạn của trưởng đoàn và thành viên đoàn), kiến nghị biện pháp giải quyết theo quyền hạn của người ra quyết định thanh tra;
- Sửa đổi, bổ sung Quyết định, kế hoạch thanh tra: Khi cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Quyết định, kế hoạch thanh tra (Về nội dung, thời điểm, thời gian, thành phần đoàn thanh tra và các vấn đề khác…), Trưởng đoàn thanh tra báo cáo bằng văn bản, nêu rõ lý do, các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi để đồng chí Chánh thanh tra xem xét và có văn bản về việc sửa đổi, bổ sung đó.
Bước 6: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo Kết luận thanh tra:
- Khi kết thúc việc thanh tra trực tiếp, Trưởng đoàn thanh tra thông báo cho Thủ trưởng đơn vị là đối tượng thanh tra.
- Từng thành viên đoàn thanh tra báo cáo bằng văn bản với Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao (kết quả thanh tra, các ưu, khuyết điểm, sai phạm, nguyên nhân, biện pháp xử lý, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chấn chỉnh quản lý…, tập trung theo nội dung thanh tra được giao) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo đó.
- TĐTT có trách nhiệm xây dựng dự thảo báo cáo kết quả thanh tra trên cơ sở các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các thành viên đoàn thanh tra và nghiên cứu, đề xuất của cá nhân trưởng đoàn. Dự thảo báo cáo kết quả thanh tra được tổ chức lấy ý kiến tham gia của các thành viên đoàn thanh tra; Trong trường hợp các thành viên đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau về nội dung của dự thảo thì TĐTT quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về quyết định của mình.
Sau 10 ngày (nếu có lý do khách quan chậm nhất là 15 ngày) kể từ ngày kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị, Trưởng đoàn thanh tra phải hoàn thành dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo với Chánh Thanh tra (hoặc tập thể Lãnh đạo Thanh tra tỉnh).
Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Chánh thanh tra, các Phó chánh thanh tra, xây dựng dự thảo kết luận thanh tra trình Phó chánh thanh tra phụ trách chỉnh sửa, bổ sung, sau đó trình Chánh thanh tra hoặc tập thể Lãnh đạo thanh tra tỉnh để hoàn chỉnh dự thảo kết luận thanh tra.
Bước 7: Ban hành kết luận thanh tra:
Sau khi hoàn chỉnh dự thảo, Chánh Thanh tra tỉnh ban hành Kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và các cơ quan, đơn vị theo quy định và được tổ chức công bố với đối tượng thanh tra theo điều 25 quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra ban hành theo Quyết định 2151/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Bước 8: Đôn đốc thực hiện kết quả thanh tra:
Trưởng đoàn thanh tra hoặc Trưởng phòng chuyên môn căn cứ vào kết luận thanh tra tham mưu cho Chánh Thanh tra chỉ đạo việc xử lý kết quả thanh tra theo thẩm quyền, về các nội dung:
- Ban hành quyết định xử lý kinh tế, yêu cầu khắc phục sửa chữa các sai phạm về kinh tế:
- Về xử lý tập thể, cá nhân có vi phạm: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm theo kiến nghị của Thanh tra, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
- Xử lý bằng hình sự các hành vi vi phạm pháp luật:
Căn cứ vào kết luận thanh tra, trưởng đoàn thanh tra tham mưu Chánh thanh tra thực hiện trách nhiệm kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật bằng hình sự theo quy định.
Bước 9: Họp rút kinh nghiệm
Sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp đoàn để trao đổi, rút kinh nghiệm về hoạt động của đoàn thanh tra, bình bầu cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra để đề nghị người có thẩm quyền khen thưởng (nếu có).
Bước 10: Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc lập và bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho bộ phận văn thư lưu trữ Văn phòng Thanh tra tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có kết luận thanh tra.