Những hạn chế

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 63 - 65)

2 Vốn các chương trình mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động thanh tra vốn xây dựng sử dụng từ ngân sách nhà nước còn xuất hiện những tồn tại cần khắc phục như:

- Các hoạt động thanh tra vốn xây dựng sử dụng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005-2010 đều được thực hiện theo chương trình kế hoạch và theo một quy trình chung. Tuy nhiên quy trình trên vẫn còn chung chung, sơ sài, chưa cụ thể đối với từng dự án, từng giai đoạn xây dựng vì vậy cần phải bổ sung cho chi tiết và phù hợp hơn với từng dự án và từng giai đoạn dẫn đến chất lượng các cuộc thanh tra còn hạn chế, thời gian thanh tra kéo dài, thanh tra không theo sát kế hoạch, yêu cầu cung cấp thông tin không đúng nội dung thanh tra, trùng lặp về nội dung gây phiền hà cho đối tượng thanh tra. Cũng do quy trình thanh tra không hợp lý, dẫn đến việc trong một số cuộc thanh tra, vẫn có tình trạng đối tượng thanh tra không

thực hiện hoặc trì hoãn thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra; hoặc có ấn tượng không tốt, tuyên truyền không đúng về công tác thanh tra và ngành Thanh tra. Tiến độ thực hiện một số cuộc thanh tra của một số huyện còn kéo dài, hiệu quả chưa đạt so với yêu cầu

- Việc thanh tra mới chủ yếu chỉ thực hiện đối với chủ đầu tư và nhà thầu thi công mà chưa triển khai thực hiện đối với nhà thầu tư vấn thiết kế và nhà thầu tư vấn giám sát nên các nội dung liên quan đến các đối tượng này bị bỏ qua. Bên cạnh đó, một nội dung rất quan trọng của công tác thanh tra các dự án xây dựng đó là thanh tra việc đền bù và giải phóng mặt bằng của dự án cũng chưa được thực hiện. GPMB là nguyên nhân lớn dẫn đễn việc khiếu nại của người dân, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ của dự án và hiệu quả đầu tư của nguồn vốn NSNN.

- Hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị, xử lý sau thanh tra chưa thật sự triệt để, còn chậm tiến độ, phải đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần., các kết luận, kiến nghị thanh tra chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, chấn chỉnh.

- Một số huyện và sở, ngành chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo hàng tháng, chưa báo cáo đúng thời hạn, chất lượng báo cáo chưa tốt dẫn đến công tác tổng hợp toàn tỉnh chưa được đầy đủ để báo cáo Chính phủ theo định kỳ, công tác phối hợp giữa một số đơn vị, sở ngành chưa thật tốt…

- Tổ chức bộ máy thanh tra xây dựng tuy được quan tâm bổ sung song so với yêu cầu còn hạn chế, nhất là biên chế cán bộ và trang thiết bị, do vậy hoạt động thanh tra có khó khăn, hoạt động thanh tra thường theo chương trình kế hoạch, theo quản lý hành chính chưa chỉ động phát hiện những sai phạm để giải quyết. Những sai phạm trong xây dựng thường là do quần chúng nhân dân phát hiện tố giác.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác lưu trữ về hồ sơ, tài liệu, số liệu thống kê... phục vụ cho hoạt động của ngành trong thời

gian qua vẫn tiến hành theo lối thủ công, cách làm truyền thống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế nên rất khó tìm kiến thông tin, cung cấp, trao đổi hồ sơ, tài liệu, các văn bản, chứng từ... liên quan đến công tác thanh tra; do đó gây tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc nhưng hiệu suất công việc còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w