Thực trạng tổ chức thực hiện và kết quả các cuộc thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước từ 2005-2010 của

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 61)

2 Vốn các chương trình mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu

2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện và kết quả các cuộc thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước từ 2005-2010 của

sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước từ 2005-2010 của tỉnh Phú Thọ

Thời kỳ 2005-2010, thanh tra tỉnh Phú Thọ đã thực hiện được nhiều cuộc thanh tra vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên nhiều lĩnh vực, trong 6 năm đã có 17 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực đầu tư cho giao thông, nông nghiệp, văn hóa thể thao, giáo dục, chính sách xã hội v.v.

Qua thanh tra đã phát hiện với tổng sai phạm là 9,214,966,798 đồng, trong đó số tiền quyết toán khối lượng tăng so với thực tế thi công phải giảm trừ trên quyết toán hoặc thu hồi về NSNN là 4,085,835,776 đồng; thuế giá trị gia tăng các nhà thầu thi công chưa nộp cho NSNN là 3,224,187,216 đồng; dự toán tính tăng so với thiết kế được duyệt là 855,354,022 đồng; chứng từ chi không đúng, loại khỏi chi phí là 654,182,927 đồng; phí môi trường chưa nộp cho NSNN là 202,514,000 đồng; phí bảo hiểm công trình chưa thực hiện phải thu hồi về NSNN là 117,720,279 đồng; thanh toán cho nhà thầu vượt quyết toán là 57,523,000 đồng và thi công thiếu, phải thi công bổ sung là 17,649,578 đồng.

Với các sai phạm được phát hiện kể trên cho thấy việc thanh tra đầu tư xây dựng mới chỉ phát hiện về các sai phạm dựa trên việc kiểm tra chứng từ, tài liệu mà chưa phát hiện được các sai phạm mang tính kỹ thuật trong xây dựng cơ bản.

Ngoài các sai phạm về kinh tế còn có sai phạm về trình tự, thủ tục, vi phạm quy chế đấu thầu, dự án không thuộc trường hợp được áp dụng chỉ định thầu, cần được tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc áp dụng các hình thức lựa chọn khác của quy định Luật Đấu thầu, nhưng vẫn dùng hình thức chỉ định thầu, không phù hợp với mục tiêu của công tác đấu thầu. Việc chỉ định thầu bất thường đã dẫn đến nhà thầu bị quá tải, không đủ năng lực thi công, năng lực tài chính, không đáp ứng yêu cầu về mặt tiến độ của gói thầu, dự án kéo dài, hiệu quả kinh tế thấp, gây bức xúc ở địa phương, đặc biệt là các dự án giao thông, các dự án nằm trong danh mục chỉ định thầu chủ yếu sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và hầu hết chưa được bố trí đủ vốn (phần lớn là trong khoảng từ 20% - 60% giá gói thầu). Một số dự án đầu tư còn vượt quá khả năng thực tế, không tập trung đủ nguồn lực của trung ương cũng như địa phương nên dẫn đến không có khả năng thực hiện dự án, hoặc dự án bị kéo dài quá lâu và lấy lý do đó làm nguyên nhân xin áp dụng chỉ định thầu, yêu cầu nhà thầu ứng vốn thi công sai quy định của Luật Đấu thầu.

Việc thanh tra mới chủ yếu chỉ thực hiện đối với chủ đầu tư và nhà thầu thi công mà chưa triển khai thực hiện đối với nhà thầu tư vấn thiết kế và nhà thầu tư vấn giám sát nên các nội dung liên quan đến các đối tượng này cũng bị bỏ qua. Bên cạnh đó, một nội dung rất quan trọng của công tác thanh tra các dự án xây dựng đó là thanh tra việc đền bù và giải phóng mặt bằng của dự án cũng chưa được thực hiện. GPMB là nguyên nhân lớn dẫn đễn việc khiếu nại của người dân, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ của dự án và hiệu quả đầu tư của nguồn vốn NSNN.

Việc bỏ qua nội dung thanh tra này dẫn đến việc công tác GPMB của các dự án vẫn xuất hiện những tồn tại mà chưa thể có giải pháp khắc phục. Trong thời gian tới, cần hoàn thiện nội dung thanh tra cho phù hợp để đẩy

mạnh hiệu quả thanh tra cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng sử dụng từ vốn NSNN.

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w