Tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 88 - 89)

2 Vốn các chương trình mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu

3.2.3.3. Tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng nhiệm vụ.

- Nhiều tổ chức Thanh tra cấp tỉnh xác định nhiệm vụ của Thanh tra tỉnh chỉ chủ yếu là thanh tra chấp hành chính sách pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế xã hội (gọi tắt là KTXH); với quan điểm này chắc chắn sẽ nêu một yêu cầu đơn giản về Tổ chức bộ máy (coi trọng thiết chế Đoàn thanh tra). Nhiều đơn vị bên cạnh nhiệm vụ thanh tra KTXH, còn có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại tố cáo. Những đơn vị này yêu cầu tổ chức bộ máy có sự tương đồng 2 nhóm nhiệm vụ thanh tra KTXH và giải quyết khiếu nại tố cáo. Những đơn vị đặt ngang hàng 3 nhóm nhiệm vụ thanh tra KTXH, giải quyết khiếu nại tố cáo, Phòng chống tham nhũng (PCTN) thì có ý kiến về Tổ chức bộ máy với một tổng thể hợp thành các tổ chức để thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ đó.

Thực tiễn cho thấy có rất nhiều quan điểm về tổ chức bộ máy trên cơ sở của việc nhận thức nhiệm vụ của Thanh tra tỉnh. Chúng tôi cho rằng Thanh tra tỉnh có 3 nhóm nhiệm vụ có tính tương đồng nhau là thanh tra KTXH, giải quyết KNTC và PCTN; do đó, tổ chức bộ máy phù hợp phải bổ trí nhân lực hài hoà, cân đối để thực hiện cả 3 nhóm nhiệm vụ nêu trên, không được xem nhẹ nhiệm vụ nào.

- Xây dựng bộ máy chuyên nghiệp đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành thông suốt từ trên xuống; sự tham mưu, đề xuất từ dưới lên; mỗi chức năng nhiệm vụ được thực hiện bởi một tổ chức; sự vận hành của bộ máy không cần tác động nhiều bởi sự chỉ đạo điều hành. Ví dụ Thanh tra tỉnh được giao nhiệm vụ tổng kết Luật khiếu nại tố cáo, hoặc triển khai chuyên đề diện rộng thanh tra chấp hành chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội chẳng hạn. Nếu chúng ta có bộ máy phù hợp thì các nhiệm vụ trên có thể giao cho một phòng

chuyên môn triển khai, một Phó chánh thanh tra phụ trách. Nếu bộ máy không phù hợp, sự phân công không rõ ràng, sẽ phải mất nhiều công sức, thời gian lựa chọn lãnh đạo và phòng chuyên môn để giao việc triển khai, và không tránh khỏi sự đùn đẩy trách nhiệm.

- Xây dựng tổ chức bộ máy tương đồng với nguồn nhân lực; coi trọng tính khác biệt và chuyên sâu giữa các lĩnh vực công tác của ngành. Nếu nguồn nhân lực của Thanh tra tỉnh dồi dào thì bộ máy có thể tổ chức nhiều phòng, nhiệm vụ của phòng có thể đa lĩnh vực. Nếu biên chế hạn hẹp, nên tổ chức theo hướng cần ít phòng, nhiệm vụ từng phòng phải hẹp về lĩnh vực. Do tính khác biệt nhiều (thậm chí là khác biệt hoàn toàn) giữa các lĩnh vực chuyên môn trong nhiệm vụ của ngành (thanh tra KTXH, giải quyết KNTC, PCTN), giữa chuyên môn được đào tạo của CBCC trong cơ quan, nên cần hướng tới xây dựng tổ chức bộ máy Thanh tra tỉnh theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBCC, tính chuyên nghiệp của Thanh tra tỉnh; tổ chức bộ máy theo hướng các phòng đảm nhiệm từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của ngành.

Một phần của tài liệu Thanh tra sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w