2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.2 Tình hình tiêu thụ nông sản của Việt Nam
Sau khi Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg được ban hành, các Bộ/ngành đã nhanh chóng triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.
Ngày 4/1/2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng ký Chương trình liên kết nhằm phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp phục vụ sản xuất của nông dân theo tinh thần Quyết định 80/2002/QĐ-TTg.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 28
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 05/2002/TT- NHNN ngày 27/9/2002 về việc hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2003/TT-BTC ngày 10/1/2003 Hướng dẫn một số vấn đề về tài chính thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg.
Quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam (nay là Ngân hàng phát triển Việt Nam) đã ban hành Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg trong phạm vi hệ thống Quỹ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng công ty trực thuộc Bộ triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng. Đồng thời, Bộ cùng với các cơ quan Trung ương tuyên truyền, phổ biến Quyết định 80/2002/QĐ-TTg cũng như các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Nhiều địa phương đã nhanh chóng chủ động triển khai, quy hoạch lại các vùng nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ký hợp đồng, ban hành chính sách hỗ trợ các bên ký hợp đồng, điển hình như Tuyên Quang, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, An Giang, Sóc Trăng.
UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 108/2002/QĐ-UB về việc quy định hỗ trợ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2002 - 2005 trên địa bàn tỉnh. Trong đó quy định "Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ vốn tiền vay ứng trước theo hợp đồng. Trong trường hợp giá nông sản, thực phẩm trên thị trường tại thời điểm mua thấp hơn so với giá ký hợp đồng, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% phần chênh lệch giữa giá ký hợp đồng với giá thị trường tại thời điểm mua".
2.2.2.2 Kết quả thực hiện tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng
Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 29
tế đã chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản với người sản xuất đã đạt kết quả ở một số sản phẩm sau:
* Sản phẩm lúa, gạo
Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc cũng như các Công ty Lương thực của tỉnh và một số doanh nghiệp khác đã ký hợp đồng với hàng nghìn hộ nông dân. Hình thức ký hợp đồng có thể là trực tiếp với hộ, thông qua nhóm hộ hoặc với hợp tác xã và các đại diện khác.
Diện tích được ký hợp đồng liên tục tăng. Năm 2002 chỉ đạt 44 nghìn hecta thì năm 2005 lên tới 186,4 nghìn hecta với tổng sản lượng 400 nghìn tấn và tổng số tiền đầu tư ứng trước khoảng 17 tỷ đồng.
Trong số các hợp đồng thu mua lúa, có một tỷ lệ lớn là lúa giống. Đối với miền Bắc, chủ yếu thông qua các hợp tác xã nông nghiệp. Vụ lúa Đông xuân năm 2002 - 2003, các công ty lương thực và giống cây trồng của các tỉnh Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Bình đã ký hợp đồng bao tiêu hàng trăm hecta sản xuất giống lúa lai với các hộ nông dân, HTX, trong đó, Công ty kinh doanh lương thực Hà Nam ký hợp đồng tiêu thụ 40.000 tấn lúa đông xuân 2003 - 2004 và 2004 - 2005 với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; Công ty giống cây trồng Ninh Bình ký 5 hợp đồng tiêu thụ giống lúa lai (F1) và lúa nguyên chủng, với diện tích 25 hecta và sản lượng đạt 123 tấn.
Đối với lúa hàng hóa, số lượng tiêu thụ thông qua hợp đồng thấp, chỉ chiếm 6 - 9% trong tổng sản lượng lúa hàng hóa. Trong đó tỉnh An Giang đạt 10 - 15%. Sản lượng lúa thu mua cũng thấp hơn so với tổng sản lượng lúa ký trên các hợp đồng. Theo báo cáo của Tổng công ty lương thực miền Nam sản lượng lúa thu mua thực tế chỉ chiếm 28% sản lượng lúa dự kiến ký kết trên hợp đồng.
* Sản phẩm mía
Trong năm 2005, các công ty mía đường thuộc Tổng công ty Mía đường I và II đã ký 13.158 hợp đồng với tổng diện tích được ký là 22.015 hecta và sản
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 30
lượng thu mua được là 1.204 nghìn tấn. Thông qua hợp đồng, các nhà máy trực thuộc các Tổng công ty đã đầu tư 94,8 tỷ đồng cho các hộ trồng mía.
Tỷ lệ mía được tiêu thụ theo hợp đồng chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2007, tỉnh Phú Yên có diện tích trồng mía là 19,7 nghìn hecta, sản lượng mía cây đạt 1.044 nghìn tấn. Trong đó diện tích trồng mía được tiêu thụ theo hợp đồng chiếm 70 - 75%; tổng sản lượng mía nguyên liệu được tiêu thụ là 888,9 nghìn tấn, chiếm 85,1%.
* Sản phẩm bông
Công ty TNHH một thành viên Bông Việt Nam là đơn vị sớm thực hiện hợp đồng với nông dân, 95% tổng diện tích các vùng nguyên liệu được Công ty mà trực tiếp là các chi nhánh và Công ty cổ phần ký hợp đồng trước khi vào vụ sản xuất. Những địa bàn sản xuất bông ổn định được Công ty ký hợp đồng sản xuất 5 năm; những địa bàn mới sản xuất được ký kết hợp đồng hàng năm.
Trong đó Công ty chịu trách nhiệm chính về hướng dẫn kỹ thuật trồng, thu hoạch, phân loại sản phẩm bông. Công ty ứng trước vật tư (hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) và thu mua hết sản phẩm nông dân sản xuất ra với giá mua bông hạt bảo hiểm tối thiểu. Đối với nông dân, trách nhiệm của họ là trồng bông với diện tích đã ký, sử dụng vật tư ứng trước của Công ty đúng mục đích, thực hiện tốt quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân loại sản phẩm theo quy định và bán hết sản phẩm cho Công ty. Tỷ lệ thu hồi nợ đạt từ 93% - 97%.
Niên vụ 2003 - 2004, Công ty đã ký hợp đồng với diện tích bông 22,9 nghìn hecta, đầu tư ứng trước cho nông dân 40 tỷ đồng và sản lượng bông hạt thu mua được là 27,6 nghìn tấn. Đến niên vụ 2005 - 2006, Công ty đã ký hợp đồng với diện tích bông 17,9 nghìn hecta, đầu tư ứng trước cho nông dân 31,6 tỷ đồng và sản lượng bông hạt thu mua được là 15,2 nghìn tấn; diện tích bông vụ khô là 1,7 nghìn hecta.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 31
* Sản phẩm sữa
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tiến hành ký kết hợp đồng thu mua sữa bò tươi trực tiếp với các hộ nông dân, các hợp tác xã, các đơn vị kinh doanh và các đại lý chung chuyển. Những hộ chăn nuôi ở gần bán sữa trực tiếp cho nhà máy. Đối với những hộ ở xa nhà máy, Công ty ký hợp đồng đầu tư và các dụng cụ bảo quản sữa cho các đại lý chung chuyển, hợp tác xã và các đơn vị chăn nuôi bò sữa. Đồng thời phối hợp với các Chi cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các chương trình khuyến nông, phát triển chăn nuôi bò sữa: đầu tư 2,5 tỷ đồng cho nông dân vay vốn chăn nuôi bò và cải tạo chuồng trại; 245,5 triệu đồng tổ chức tập huấn và cấp phát sổ sức khỏe cá thể bò, tài trợ cho các Hội thi triển lãm giống bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh... Số lượng hợp đồng và sản lượng sữa tươi Công ty thu mua được tăng mạnh qua các năm, từ 2.320 hợp đồng với sản lượng mua đạt 85,7 nghìn tấn năm 2003 lên 2.429 hợp đồng với sản lượng mua đạt 93 nghìn tấn năm 2005.
* Sản phẩm lâm sản
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng kinh tế trồng rừng với hộ nông dân có đầu tư ứng trước vốn. Từ tháng 6 năm 2002 đến năm 2004, diện tích ký hợp đồng đạt 691,7 nghìn hecta, sản phẩm được ký là 36 triệu m3 với số vốn đầu tư ứng trước là 5.015 tỷ đồng. Do đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là loại cây trồng có chu kỳ dài (ít nhất 7 năm) nên chưa đến kỳ khai thác thu hồi vốn. Tuy nhiên đối với những hợp đồng đã đến chu kỳ khai thác, tình trạng người nông dân không có ý thức trả nợ sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết theo đánh gía của Tổng công ty lâm nghiệp đang diễn ra phổ biến, trên diện rộng. Tại Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình, từ năm 1998 đến nay đã hợp đồng với trên 10 nghìn hộ để trồng rừng.
Đến nay, nhiều diện tích đã đến tuổi khai thác, hộ nông dân có lãi lớn nhưng không trả sản phẩm cho Công ty theo hợp đồng đã ký kết mà tự ý bán sản
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 32
phẩm trên lô rừng do Công ty đầu tư ra ngoài đồng thời không hoàn trả cả vốn và lãi cho Công ty.
Ngoài Tổng công ty Lâm nghiệp còn rất nhiều doanh nghiệp sử dụng các nguyên liệu đầu vào là các loại lâm sản (giấy, măng...) cũng đã đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu. Công ty Giấy Bãi Bằng đã phối hợp với UBND tỉnh Sơn La thống nhất lập quy hoạch trồng cây nguyên liệu giấy ở các huyện Phú Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Mai Sơn... bảo đảm cung cấp lâu dài và ổn định cho công ty. Công ty cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiêu thụ hết nguyên liệu giấy và thanh toán cho mọi thành phần kinh tế của tỉnh. Tại Phú Thọ, Công ty giấy Bãi Bằng trong ba năm 2003 - 2005 đã ký hợp đồng với 294 hộ và tổng diện tích là 382,4 hecta, Công ty ứng trước 600 triệu đồng.
Do gỗ nguyên liệu là cây lâu năm nên đến nay Công ty vẫn phải mua qua hệ thống lâm trường của các tỉnh lân cận.
Tại Hà Giang, đến hết năm 2007, Công ty Vạn Đạt đã ứng trước 3,9 tỷ đồng hỗ trợ trồng 869 hecta măng tre Bát Độ và thu mua được trên 1.000 tấn.
Giá thu mua đã được điều chỉnh gấp 3 lần so với giá theo hợp đồng thời điểm lập dự án (2004 - 2005). Đây là kết quả đàm phán thoả thuận giữa doanh nghiệp và nông dân khi nông dân đã muốn phá vỡ hợp đồng, bán sản phẩm ra ngoài.
* Sản phẩm chè
Tổng công ty Chè Việt Nam đã chỉ đạo, phân công trách nhiệm và tổ chức triển khai đến các công ty thành viên. Các công ty đều đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg. Để thuận lợi cho việc theo dừi và đụn đốc, thụng qua hội nghị tại cỏc thụn, bản, xó, cỏc hộ đó nhất trớ cú giấy uỷ quyền và cử đại diện các hộ trực tiếp ký hợp đồng với công ty theo hình thức nhóm hộ. Thông qua hợp đồng, các đơn vị ký kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, đồng thời cung ứng vật tư, phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm chất lượng theo phương thức bán vật tư mua sản phẩm chè búp tươi. Giá cả theo thoả thuận của hai bên từng thời điểm, có xác nhận
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 33
của chính quyền xã. Các đơn vị có trách nhiệm tư vấn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp đỡ về quy trình kỹ thuật, đầu tư chăm sóc và thu hái bảo đảm đúng tiêu chuẩn phẩm cấp chất lượng nguyên liệu. Kết quả năm 2005 đã có 8.200 hợp đồng được ký kết với diện tích 3,6 nghìn hecta. Sản lượng chè búp tươi ký được là 24 nghìn tấn, sản lượng chè búp tươi thu mua được chiếm 87,8%.
* Sản phẩm cà phê
Đặc thù của ngành cà phê là các hộ sản xuất ở vùng sâu, vùng xa nên việc triển khai ký kết và thực hiện hợp đồng gặp nhiều khó khăn. Thị trường cà phê biến động hết sức phức tạp, lên xuống theo thị trường thế giới nên việc thống nhất giá sàn thu mua là rất khó. Việc cạnh tranh thu mua ở thị trường trong nước rất gay gắt, mạng lưới đại lý thu mua phát triển mạnh, các hộ dân thường bán cà phê quả khô, cà phê nhân xô cho các đại lý. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tuy hầu như không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ sản xuất nhưng vẫn thu mua sản phẩm cà phê của dân thông qua hệ thống các đại lý, chi nhánh ở địa phương.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít diện tích được ký kết hợp đồng tiêu thụ (chỉ chiếm khoảng 2 - 5%). Tỉnh Đắc Lắk, trọng điểm của vùng cà phê, năm 2005 chỉ có 2.565 hecta được các doanh nghiệp ký hợp đồng (chiếm 1,5% tổng diện tích) với sản lượng thu mua thực tế 7.083,6 tấn, số tiền ứng trước cho nông dân là 42,2 tỷ đồng. Tỉnh Nghệ An, năm 2005 có 2,5 nghìn hecta cà phê với sản lượng 11 nghìn tấn quả tươi chủ yếu được Công ty Đầu tư sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê, Cao su Nghệ An ký hợp đồng tiêu thụ. Công ty đầu tư giống, vật tư và thu mua sản phẩm.
* Sản phẩm rau quả
Các đơn vị thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam đã thực hiện theo tinh thần nội dung Quyết định 80/2002/QĐ-TTg. Hầu hết các loại nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến đều được thực hiện thông qua hợp đồng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 34
với các hình thức phù hợp với từng chủng loại nguyên liệu, từng thời vụ, từng địa phương. Kết quả, năm 2005, các công ty trực thuộc Tổng công ty đã ký 4.516 hợp đồng với các hộ, nhóm hộ và hợp tác xã. Diện tích được ký là 10,5 nghìn hecta, sản lượng thu mua thực tế là 93,7 nghìn tấn (đạt tỷ lệ 80% so với hợp đồng). Các chỉ tiêu trên đều tăng 12 - 16% so với năm 2004. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao là dứa với 1.776 hợp đồng trên diện tích 5,12 nghìn hecta và thu mua được 44,4 nghìn tấn.
Một số doanh nghiệp tư nhân và công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng tích cực tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ rau cao cấp với các hộ sản xuất.
Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương đã ký hợp đồng với hàng vạn hộ nông dân trên địa bàn các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng... với 14 loại sản phẩm rau khác nhau. Hầu hết các hợp đồng thực hiện đạt từ 85% đến 95%, cá biệt có loại sản phẩm thu mua được đạt 100% hợp đồng. Tỉnh Hà Nam có 20 HTX dịch vụ nông nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ 5.000 tấn dưa chuột với 10 công ty chế biến xuất khẩu rau quả. Công ty xuất khẩu Đài Loan đã hợp đồng tiêu thụ được 1.500 tấn khoai tây với 6 HTX.
Công ty phát triển nông nghiệp Triển Mậu đã ký hợp đồng tiêu thụ 1.000 tấn rau cải cuốn với 3 HTX. Tỉnh Bắc Ninh, năm 2005 có 42 hợp đồng được ký kết với tổng diện tích được ký hợp đồng là 467,4 hecta với 10 loại sản phẩm (dưa gang 975 tấn, dưa bao tử 587,5 tấn, xa lát 383 tấn, bí ngô 260 tấn, cà chua 220 tấn, ớt 200 tấn...). Sản lượng tiêu thụ thực tế so với hợp đồng tương đối cao, bình quân đạt 80% sản lượng.
* Sản phẩm chăn nuôi
Do các đặc điểm riêng của sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thịt và sự biến động khá mạnh về giá cả mặt hàng này trên thị trường, nên hình thức tiêu thụ sản phẩm thịt theo hợp đồng không phổ biến như các nông sản xuất khẩu hoặc phục vụ công nghiệp chế biến khác. Nghiên cứu kênh thị trường của sản phẩm thịt lợn cho thấy, lợn hơi của các hộ chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ cho lò
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 35
mổ. Việc ký hợp đồng tiêu thụ thường áp dụng đối với các hộ chăn nuôi lớn và phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên do thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn nên các công ty chuyên doanh xuất khẩu thịt lợn lớn cũng không có điều kiện ký kết hợp đồng đầu tư ứng trước và bao tiêu sản phẩm đến hộ, các trang trại chăn nuôi, mà chủ yếu vẫn phải thông qua các mạng lưới trung gian như thương lái, các HTX dịch vụ chăn nuôi.
* Sản phẩm thủy sản
Do đặc điểm sản xuất, nuôi trồng thủy sản có nhiều nét đặc thù riêng, mức độ phụ thuộc vào điều kiện sinh thái tự nhiên và thời tiết khá lớn, cũng như bị chi phối bởi sự biến động của thị trường về cung - cầu, giá cả, nên hoạt động liên kết kinh tế theo hình thức hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tỷ lệ tiêu thụ mặt hàng này thông qua hình thức ký kết hợp đồng so với các hình thức tiêu thụ khác khá thấp. Giai đoạn trước năm 2002 tỷ lệ này chỉ đạt 2 - 3% thì từ khi có Quyết định 80/2002/QĐ-TTg đến nay cũng chưa vượt quá 10%. Tỉnh Đồng Tháp, trong hai năm 2006 - 2007 đã tiêu thụ được 5.762 tấn cá tra thông qua hợp đồng (chiếm 3,6% tổng sản lượng toàn tỉnh). Tỉnh Bến Tre, trong năm 2005 mới có 600 tấn tôm sú và 100 tấn cá tra được tiêu thụ thông qua hợp đồng. Tại An Giang, các loại thủy sản như cá Tra, cá Ba sa, tôm càng xanh, rô phi đơn tính đều được Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh An Giang và các doanh nghiệp An Giang ký hợp đồng đầu tư ứng trước và tiêu thụ thông qua các Câu lạc bộ do doanh nghiệp thành lập như Câu lạc bộ 20.000 tấn của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Agrifish), câu lạc bộ 18.000 tấn của Công ty TNHH Nam Việt và câu lạc bộ 10.000 tấn của Công ty xuất nhập khẩu nông sản - thực phẩm Afiex với tổng số 198 thành viên tham gia. Trong 6 tháng đầu năm 2003, các công ty trên đã thu mua theo hợp đồng do các câu lạc bộ cung ứng được là 48.000 tấn (chiếm 80%). Riêng cá Tra và cá Ba sa là hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị