4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2 Tình hình tiêu thụ nông sản theo hợp đồng tại tỉnh Bắc Ninh
4.2.7 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
+ Kinh tế hộ nông dân còn phổ biến sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, tiềm lực kinh tế thấp, nhân lực ít được đào tạo, tiếp thu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới còn nhiều hạn chế. Bình quân diện tích đất canh tác của nông hộ chỉ đạt 6
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 92 sào/hộ được chia ra nhiều thửa trung bình 5 -7 thửa/hộ, đối với trang trại diện tích cũng chỉ đạt 0,7 ha/trang trại.
+ Thiếu cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp là các hợp tác xã, tổ hợp tác; một số tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân chưa phát huy được vai trò hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi sản xuất của nông dân. Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhiều nơi chưa tổ chức được các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 585 HTX nhưng chỉ có 90 HTX tham gia làm cầu nối tiêu thụ nông sản cho người dân.
+ Đối với doanh nghiệp: Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có nhiều rủi ro nên ít nhà đầu tư quan tâm, trên địa bàn toàn hiện nay chỉ có 30 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ nông sản. Số doanh nghiệp nông nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ, số lượng ít và năng lực hoạt động thấp;
áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến còn hạn chế: trình độ quản trị kinh doanh của số đông cán bộ quản lý còn yếu kém; lao động trong doanh nghiệp tay nghề yếu, ít được đào tạo tướng ứng với yêu cầu của doanh nghiệp.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Tư duy và nhận thức về vị trí, vai trò của các thể nhân, tác nhân trong liên kết kinh tế còn bất cập so với yêu cầu nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế.
Nhận thức của người sản xuất, doanh nghiệp và cán bộ quản lý Nhà nước thực thi nhiệm vụ liên quan về chủ trương tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng của Chính phủ chưa đúng mức, đầy đủ; mới thấy lợi ích trước mắt mà chưa thấy lợi ích chung từ hợp tác là cùng nhau tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm và cùng hưởng lợi, chia sẻ rủi ro. Vì vậy, hiện tượng phá vỡ hợp đồng, không giữ chữ tín, không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng cả từ phía nông dân, doanh nghiệp thường xuyên xảy ra.
+ Một số cơ chế chính sách chưa hợp lý, thiếu đồng bộ hoặc chậm được điều chỉnh và tổ chức thực hiện yếu.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 93 Thiếu các cơ chế chính sách đồng bộ, nhất quán theo hướng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lâu dài phát triển vùng nguyên liệu tập trung qui mô lớn. Một trong những điều kiện quan trọng cho việc hình thành và phát triển bền vững mối quan hệ giữa nông dân với doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác là phải hình thành được vùng nguyên liệu tập trung muy mô lớn gắn với nhà máy chế biến theo quy hoạch. Các cơ chế chính sách đều phải bảo vệ được lợi ích của nhà đầu tư khi đầu tư dài hạn xây dựng các cơ sở chế biến, phát triển vùng nguyên liệu cũng như bảo vệ được lợi ích của nông dân khi thực hiện theo quy hoạch sản xuất, tránh tình trạng ép cấp, ép giá.
Thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích các HTX tham gia tổ chức dịch vụ chế biến, tiêu thụ nông sản cho xã viên: Việc các HTX nông nghiệp hiện nay chưa làm tốt dịch vụ chế biến, tiêu thụ nông sản và đóng vai trò cầu nối nông dân với doanh nghiệp có liên quan đến môi trường cạnh tranh chưa bình đẳng về thuế giữa các HTX nông nghiệp với các thương lái. Các HTX đều khó tránh khỏi bị lỗ nếu thực hiện đúng các quy định về nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác. Các chính sách khác có tính chất hỗ trợ HTX tham gia dịch vụ chế biến, tiờu thụ hiện nay chưa rừ ràng, tỏc dụng khuyến khích, hỗ trợ rất hạn chế.
Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, phân vùng sản xuất hoặc có nhưng chưa đầy đủ và thiếu đầu tư hạ tầng tương thích cho vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung. Công tác thực hiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung của các cấp chính quyền địa phương còn hạn chế nên rất khó hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn đối với các ngành hàng chủ lực, có ưu thế tiềm năng.
+ Thiếu chế tài hoặc chưa đủ mạnh để điều chỉnh giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản. Hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp có thể xem là một hợp đồng dân sự cho nên khi có tranh chấp hai bên có thể kiện nhau ra tòa dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 94 các loại chế tài trong thực hiện hợp đồng dân sự gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm (mức phạt do hai bện tự thỏa thuận); bồi thường thiệt hại; hủy hợp đồng. Tuy nhiên, nông dân vi phạm không ai kiện, doanh nghiệp vi phạm cũng ít khi hộ nông dân kiện, nhưng sẽ không tiếp tục hợp tác với doanh nghiệp.
+ Thiếu lực lượng tư vấn pháp lý cho các hợp đồng kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp hoặc đối tác khác. Do đó, hợp đồng thường là không tính hết các yếu tố tác động, hoặc chỉ có lợi cho doanh nghiệp (vì do doanh nghiệp soạn thảo), nông dân không hiểu biết và không tính hết các yếu tố bất lợi cho mình trong hợp đồng. Mặt khác các hợp đồng đều thiếu cơ chế lợi ích gắn kết trách nhiệm - quyền lợi giữa các phân khúc với kết quả hoàn thành cả chuối giá trị của sản phẩm.
+ Thiếu các hiệp hội ngành hàng mạnh có khả năng tập hợp, phối hợp các doanh nghiệp và người sản xuất cùng ngành hàng theo hướng cùng chia sẻ công bằng lợi ích và rủi ro giữa doanh nghiệp và nông dân. Các cơ chế, chính sách hiện hành chưa hướng tới hỗ trợ thuận lợi cho phát triển các liên kết dọc quy mô lớn theo ngành hàng.
+ Thiếu các thể chế thị trường: chợ bán buôn, sàn giao dịch, hợp đồng giao trước, thanh toán qua ngân hàng.
Đây là một trong những tồn tại chính dẫn đến việc các hợp đồng tiêu thụ nông sản hiện hay phần lớn có tính chất ngắn hạn, quy mô nhỏ, ít đòi hỏi liên kết. Khi các hoạt động như bán buôn quy mô lớn, hợp đồng giao sau,...
phát triển mạnh buộc các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ phải liên kết với nông dân để bảo đảm ổn định nguồn cung cấp nông sản.